Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Dứt khoát nói không với đặc khu kinh tế là mệnh lệnh của Tổ Quốc!

Lê Phú Khải

Trước phản ứng dữ dội của nhân dân ở mọi miền của đất nước, nhà cầm quyền tuyên bố hoãn ra luật về đặc khu kinh tế! Đó chỉ là kế hoãn binh, chờ cơ hội mới để rồi cho ra đời cái luật bán nước hại giống nòi này.

Nếu hơn 90 triệu người Việt Nam yêu nước không kiên quyết, một mất một còn ngăn chặn việc cho thuê, thực chất nhượng đất cho ngoại bang thì chúng ta có tội lớn với con cháu các thế hệ sau. Chúng ta chết sẽ không nhắm được mắt thấy luật đặc khu kinh tế này được thông qua, dù có “sửa chữa, thêm bớt” đôi điều!!!

Sở dĩ tôi viết như đinh đóng cột như thế, vì tôi đã đến cả hai đặc khu kinh tế: Thâm Quyến ở Quảng Đông Trung Quốc và Boten ở Lào! Nhìn tận mắt, nghe tận tai...

Thâm Quyến xưa kia là một làng chài heo hút cách Hồng Kông 35 km. Nhưng chỉ chưa đầy hai thập kỷ (lúc tôi có mặt ở đó năm 1997), ai đến đây cũng phải ngỡ ngàng vì mình đang đứng giữa một thành phố giàu sang và hiện đại. Đó là hơn 31.900 héc-ta đô thị chất lượng cao, 1400 tuyến đường trong đó có 110 km đường cao tốc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Lúc đó (1997) Thâm Quyến có trên 30 ngành công nghiệp điện tử của bảy nhóm sản phẩm thời thượng: máy tính, phần mềm, vi điện tử, vật liệu mới, sản phẩm sinh học, v.v. Trong 2000 mặt hàng làm ra của công nghiệp có 1000 mặt hàng bán ra 60 nước. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 1996 của riêng Thâm Quyến lên đến 39 tỷ USD chiếm hơn phân nửa kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Quảng Đông lúc đó là 56,6 tỷ USD. Quảng Đông có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 1995 là 104 tỷ USD, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn Trung Quốc. Nhiều công ty lớn trên thế giới đã xây nhà máy ở Thâm Quyến, như hãng IBM, Canon, Phillips. Thâm Quyến trở thành “phòng thí nghiệm” của cả Trung Quốc về chính sách kinh tế mở cửa. Như ông Đặng Tiểu Bình nói: Đặc khu là cái cửa sổ, cửa sổ kỹ thuật, cửa sổ quản lý, cửa sổ tri thức và chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Thâm Quyến thành công như thế vì hai lý do sau: Một là, Hồng Kông phát đạt nhờ bốn ưu điểm: thông tin nhanh, giao hàng đúng hạn, đi lại thuận tiện và kết toán kịp thời. Nhưng Hồng Kông có hai điểm yếu không thể vượt qua là thiếu mặt bằng và phí tổn rất cao. Thâm Quyến chỉ cách Hồng Kông có 35 km, cái làng chài heo hút nhưng rộng lớn này như cánh tay dang rộng đón lấy Hồng Kông!Hai là, lúc xây dựng Thâm Quyến, Trung Quốc đang đóng kín cửa, nghèo khó, hạ tầng không có gì mà đất đai lại mênh mông nên khi cái “cửa sổ” này mở ra là gió ập vào, lùa vào, người kéo vào rộn ràng như nước chảy chỗ trũng...

Nay đã hơn 40 năm, mô hình này đã lỗi thời với thời đại công nghiệp 4.0. Việt Nam đã mở cửa hơn 30 năm, kinh tế Việt Nam đã hòa nhập với thế giới, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc của Việt Nam không còn là cái “làng chài heo hút” như Thâm Quyến năm xưa. Xây dựng đặc khu ở những nơi bờ xôi ruộng mật đã có hạ tầng như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là hoàn toàn vô ích, vô lý, ngoại trừ cơ hội cho kẻ thèm khát đất, thèm khát di dân là chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa...

Vì thế, trong cuộc biểu tình diễn ra trên cả nước ngày 10 tháng 06 vừa qua, khẩu hiệu trên tay người biểu tình là: Cho thuê đất 99 năm là bán nước!!!

Thật may mắn, tháng 4 năm nay, tôi và nhà văn Phạm Đình Trọng có dịp qua thăm nước Lào anh em đúng ngày Tết cổ truyền Té nước (14 đến 16 tháng 4 năm 2018). Nước Lào hiền hòa với những mái chùa tô son thiếp vàng, dân chúng niềm nở hiếu khách. Tôi lân la tiếp xúc với các bạn Lào từng qua học ở Việt Nam, nói tiếng Việt rành rẽ và bày tỏ niềm vui về một nước Lào thanh bình đang giữ được văn hóa Phật giáo yêu thương con người, môi trường xã hội trong sạch. Nhưng nhiều bạn Lào cho biết, cứ đến đặc khu kinh tế Boten thì phải khiếp đảm. Ở đó cờ bạc, đĩ điếm, ăn chơi thác loạn, trộm cắp trắng trợn. Tôi ngỏ ý thuê xe đến đó quan sát... thì bạn xua tay ngay, ở đó chỉ có người Trung Quốc tiêu tiền Nhân dân tệ và ngay cả người Lào cũng khó đặt chân đến đó. Đặc khu kinh tế Boten là nỗi nhức nhối của Lào hôm nay. Tiền Kíp của Lào không tiêu được ở Boten. Đó đã là đất của người Trung Quốc! Có bạn Lào than: Đã muộn mất rồi!!!

Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc chắc chắn sẽ là một Boten của Việt Nam nếu trở thành đặc khu kinh tế. Nói không với đặc khu kinh tế là mệnh lệnh của Tổ Quốc với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay.

image

Nhà văn Phạm Đình Trọng (phải) và tác giả tại khu lễ hội Vang Viêng, cách thủ đô Viêng Chăn 80 km về phía Bắc.

image

Tác giả với một người ăn xin ở Thâm Quyến năm 1997.