Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Chuyện cũ lịch sử: (kỳ một)

Vương Trí Nhànclip_image001

Trong quá trình đọc lại các sách lịch sử, cả cũ lẫn mới tôi có ghi lại một số mẩu chuyện, xin trích ra dần dần gọi là hầu chuyện bạn đọc. Nộij dung kỳ này

NHỮNG HỨA HẸN MÀ CHÚA TRỊNH Ở ĐÀNG NGOÀI ĐÃ TRAO CHO CÁC THẾ LỰC NGOẠI BANG ĐỂ NHỜ HỌ GIÚP GIẢI QUYẾT NỘI CHIẾN

“Mối quan hệ với phương Tây là phần chủ yếu trong lịch sử các nước ngoài phương Tây, kể cả Á Phi ”-- Ở một cuốn sử Nhật Bản, tôi đọc được cái ý đó.

Vận dụng vào hoàn cảnh VN, tôi ngờ rằng lúc nào đó phải có những người viết riêng những chuyên luận về lịch sử quan hệ VN với nước ngoài.

Cuốn sử chuyên đề đó sẽ có hai bộ phận, thứ nhất là quan hệ VN -- Trung Hoa, thứ hai là quan hệ Việt Nam—phương Tây.

Nhưng vừa nghĩ đã thấy ngại.

Đến cả cái mối thứ nhất còn chưa ai định lần lại, hỏi bao giờ cái mối thứ hai mới được đặt ra với đúng tầm vóc của nó.

Tuy nhiên với những ai muốn quan tâm tới lịch sử nước mình, nhất là sử cận hiện đại, các nguồn tài liệu phương Tây vẫn đang mời gọi và hứa hẹn nhiều bất ngờ.

Tôi lấy một ví dụ xảy ra hồi đầu thế kỷ XVII,. Đó là thời kỳ mà nhà cầm quyền Đàng Ngoài chủ trương tập trung vào việc đánh phá Đàng Trong. Việc cho nước ngoài vào buôn bán rất tùy tiện, cái chính chỉ là nhằm nhờ họ giúp cho về mặt quân sự. Không dừng lại chỗ đó, nhà cầm quyền Đàng Ngoài ( đại diện là Trịnh Tráng, ông này kế tiếp Trịnh Tùng cai quản Đàng Ngoài hơn ba chục năm từ 1623 tới 1657) còn mặc cả với các đại diện phương Tây một việc tày đình như sau.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan trong bài "Bối cảnh lịch sử VN giai đoạn 1558 đến 1802-- Phân tranh và thống nhất" (in trên Nghiên cứu Huế tập bảy, trang 97 ), có ghi lại một đoạn trong lá thư của chúa Trịnh gửi Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Batavia vào năm 1637:

“ Một số thú vật mang hình người [chỉ họ Nguyễn ở Đàng Trong] đã thiết lập một nước ly khai ở biên giới phía nam của chúng tôi và đang dựa vào vị trí phòng thủ vững chắc để chống lại triều đình của nhà Lê ở Thăng Long.

Chúng tôi chưa làm gì với họ vì chúng tôi ngại điều bất ngờ có thể xảy ra ở phía biển.

Vì các ông có ý định thân thiện với chúng tôi, các ông có thể cho chúng tôi 2 hoặc 3 chiếc tàu, hoặc 200 lính thiện xạ, xem như chứng cứ cho thiện ý của các ông.

Những người lính này có thể giúp chúng tôi sử dụng các khẩu đại bác. Thêm vào đó xin vui lòng gửi cho chúng tôi 50 chiến thuyền cùng với số lính tuyển chọn, và những khẩu súng mạnh, và chúng tôi sẽ cử một số lính tin cậy của chúng tôi tới hướng dẫn các chiến thuyền của các ông tới Quảng Nam, xem đó như là sự hỗ trợ từ phía chúng tôi.

Đồng thời đạo quân của chúng tôi sẽ tấn công Thuận Hóa.

(… ) Sau khi chiến thắng, chúng tôi sẽ ban tặng cho binh lính của các ông 20.000 tới 30.000 lạng bạc.

Còn về phần mà các ông được hưởng—chúng tôi sẽ trao xứ Quảng Nam cho các ông cai trị.

Các ông có thể chọn một số lính để xây dựng và canh gác thành và chúng tôi sẽ truyền lệnh để người dân ở đó làm lao dịch cho các ông. Các ông có thể thu hoạch các sản phẩm trong vùng và gửi một phần cho triều đình chúng tôi, như thế cả hai bên đều được hưởng lợi.

Trời sẽ phạt chúng tôi nếu những kiến nghị trên đây có gì gian dối.”

Đoạn thư vừa trích, hé ra cho chúng ta thấy một phương diện khác của các chúa Trịnh – cũng là của giai cấp thống trị ở VN trước đây -- mà tới nay không một sách nào nói tới.

Trích từ Nhật ký 2011 ( tuần XV-XVII) đưa trên blog của tôi 5-5-2011

Nguồn: FB Nhan Vuong Tri