Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Nhân tưởng niệm một năm ngày mất của nhà văn Dương Nghiễm Mậu


FB Thiếu Khanh

Dưới đây là phần cuối một bài viết dài của nhà văn Cung Tích Biền : "Ông Dương thôi đã về trời."

*

Anh Mậu, khỏe re rồi. Thanh thản rất mực. Anh có thể ngồi quán Cái Chùa trên thượng giới cùng các tiên ông, Mai Thảo, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa, Thanh Nam…

Có điều tôi muốn thầm hỏi anh, tôi rất xin lỗi, vì anh chẳng cần một câu hỏi nào nữa:

“Bốn mươi mốt năm qua, ‘uy vũ bất năng khuất,’ anh có viết gì không? Anh để lại rất nhiều trong ngăn kéo? Con tằm vẫn âm thầm nhả tơ?”

Tôi rất muốn đọc những gì từ anh để lại. Từ những công bố về sau. Nếu không có gì để đọc, chỉ là “Niềm đau nhức của khoảng trống,” tôi vẫn chẳng trách anh, nhưng rất tiếc. Chẳng dám trách, vì tôi rất mực tôn trọng mỗi quyết định của mỗi con người. Nhưng rất đáng tiếc, văn học Việt Nam đành mất đi những trang chữ, từ đó là chiếc gương soi, là phản chiếu của một phần lịch sử rất đáng ghi lại của nhân-chứng-một-thời.

Tôi đã đọc Sáng Mùa Xuân, trong ấy có một câu, mọi người có thể lơ đãng đọc qua, nhưng tôi cho là có nhiều ý nghĩa, anh viết, “Làm kẻ sống sót, làm kẻ không chết thấy như một bản án…”

Tôi mong đây chỉ là một cái nhìn minh triết, một cửa mở để giải tỏa nỗi đau phận người, nhưng đó không là một hố thẳm, một rào chắn, có hiệu năng chấm dứt cuộc hành xử đường trường chông gai, mà chúng ta mong đợi.

Tôi vẫn tin anh có viết. Chỉ là chưa công bố mà thôi. Một nhân cách như anh, anh không thể gác bút, dưới một cường quyền, trong một hệ thống độc trị phi nhân, mà cả dân tộc này thề không muốn đội trời chung.

Bảo toàn danh tiết, là một nhân cách đáng trọng, chẳng bao nhiêu người làm được. Nhưng sự bảo toàn ấy lại được bảo toàn từ một sự im lặng, mãi mãi hơn 40 năm đối với một người cầm bút đầy tài năng, là một nghi vấn đau lòng.

Bái biệt anh, ông Mậu.

Cung Tích Biền

(Từ bài viết gởi trong email của nhà văn Trần Yên Hòa)

Hình: Nhà văn Cung Tích Biền (trái) và nhà văn Dương Nghiễm Mậu.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10207460652314563&set=a.2899005814324.96918.1835763489&type=3&theater