Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Dân là gì vậy?

(Rút từ facebook của Hoàng Hải Vân)


Chữ này gốc Hán. Chữ Dân viết theo lối Triện thì phía trên là hình một con mắt, dưới là một cái giống như cái dùi chọc vào con mắt đó. Chữ này dùng để chỉ những người bị bắt làm nô lệ thời xưa bên Tàu. Vì ở bên đó nô lệ thoạt kỳ thủy khi bắt về phải chọc mù một mắt, để phân biệt với những người khác. Chữ này viết theo lối Chân có biến hóa cách điệu, nhưng vẫn còn dáng dấp na ná như ban đầu.

Khái niệm Dân biến hóa theo sự biến hóa chính trị. Từ chỗ dùng để chỉ người nô lệ chột mắt, tiến một bước dùng để chỉ hạng người khốn khó nhất trong xã hội (dân đen), tiến thêm một bước nữa dùng để chỉ những người không phải là vua không phải là quan. Nhưng ở giữa hai loại người này có một loại khác không phải dân không phải vua quan, đó là tầng lớp trí thức quý tộc không làm quan. Những người "cao quý" này không gọi là Dân mà gọi là Nhân. Khái niệm Nhân còn bao gồm cả vua quan trong đó nữa. Đến thời bình quyền bình đẳng, hai chữ Nhân và Dân được ghép lại thành Nhân Dân, để chỉ tất cả những người sống trong một nước. Tuy nhiên, Nhân Dân vẫn là một khái niệm co giãn tùy theo quan điểm chính trị.

Từ khinh miệt đến “Dĩ dân vi bản”, rồi đến “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh Tử) hay “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (Nguyễn Trãi), đều là những lời đe dọa những người cầm quyền, nhưng mơ hồ về nội dung. Minh quân không lấy đó làm thiết thực, hôn quân không lấy đó làm sợ hãi.

Chữ Dân hay Nhân Dân ngày nay tương đương với chữ People trong tiếng Anh, dùng để chỉ một tập hợp không định lượng những người sống trong một nước. Nó là số nhiều không xác định của chữ Person (cá nhân). “We The People…” mở đầu của bản Hiến pháp Mỹ là 3 từ khét tiếng nhất trong lịch sử thế giới. Dù People vẫn là khái niệm mơ hồ, song 3 chữ đặt ở vị trí đặc biệt này không mơ hồ tí nào (nhưng không nằm trong phạm vi stt này bàn tới).

Cũng như ngày xưa, Dân ngày nay là một khái niệm chính trị, không phải là thực thể. Người Việt chúng ta chào đời nhiều nhất 1 tháng tuổi đã có tên. Đất nước hay xã hội ta bao gồm 93 triệu cá nhân có cha có mẹ có tên có tuổi đàng hoàng. 93 triệu người là 93 triệu cá tính, hoàn cảnh, nguyện vọng, sở thích, xu hướng … Những thứ rất riêng tư đó thay đổi từng ngày từng giờ, khi tương tác với nhau lại tiếp tục “tự diễn biến tự chuyển hóa” trở nên thiên biến vạn hóa, không có tài thánh nào nắm bắt thâu tóm được. Xã hội là một trật tự tự phát, không có thứ khoa học nào có thể khám phá nổi.

Dân đang nghĩ gì đang muốn gì ? Dân có tin Đảng có bài Hoa có thân Mỹ hay không ? Đó là những câu hỏi vô nghĩa. Gộp những người có tên có tuổi có cha có mẹ nhốt chung vào một cái rọ gọi là Dân, rồi hỏi họ nghĩ gì tin gì bài gì thân gì coi có vô lý ngớ ngẩn không ? Cái khái niệm chính trị ấy chẳng nghĩ gì hết. Còn từng người một nghĩ gì tin gì bài gì thân gì thì chẳng ai biết được. Các chính trị gia chuyên nghiệp tầm cỡ, dù có khi vẫn phải mị dân, nhưng không bao giờ quan tâm đến những câu hỏi tương tự.

Khi Napoleon quyết định tăng thuế để giải quyết khó khăn tài chính quốc gia, các cận thần tâu rằng tăng thuế dân kêu dữ quá, Napoleon hỏi, người ta kêu nhưng người ta có sản xuất buôn bán bình thường không. Trả lời : “Bình thường”. “Tiếp tục tăng thuế đi, khi nào người ta bắt đầu bỏ sản xuất bỏ buôn bán thì giảm thuế xuống”.

Khi bà Thatcher cắt khoản bao cấp khổng lồ của Chính phủ cho ngành than nước Anh đang triền miên thua lỗ, một triệu công nhân biểu tình đưa yêu sách đe dọa đến sự tồn vong của Chính phủ. Bà đầm thép bất chấp, bà không cho rằng 1 triệu người đó đại diện cho hàng chục triệu người Anh tử tế, bởi vậy mà nước Anh mới hồi sinh.

Cái gì không biết thì tốt nhất là thuận theo. Adam Smith là người đầu tiên thấu hiểu cái trật tự tự phát bất khả tri của xã hội để khai sinh môn kinh tế học : Hãy để cho mỗi cá nhân tự do theo đuổi những lợi ích riêng của mình, sẽ có một “bàn tay vô hình” điều tiết biến những lợi ích riêng đó thành sự thịnh vượng của xã hội.

“Vào nhà nhìn mặt con nít, ra đồng nhìn đít con trâu”, đó là kinh nghiệm đánh giá của người Việt chúng ta về một xã hội có an lành thịnh vượng hay không. Phải biết những thứ lặng thinh như vậy mới hiểu thực chất lòng người.

Tôi thích mấy câu thơ này của Thanh Thảo trong Trường ca Chân đất:

Người già quê tôi
Bắt được con gì ăn con nấy
Nấu canh đủ thứ lá
Mọc hoang trên ruộng mình
Mỗi khi họ làm thinh
Mây trên trời tụ về đen kịt.