Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Người đeo lục lạc (kỳ 5)

Truyện của Võ Bá Cường


Chương 7: Làng Đán

Ông Đang ngồi nướng da trâu to bằng hai bàn tay trên đống lửa vừa được nhóm lên. Trời vẫn rét, Tết được vài ngày, ông liệng quanh bãi cỏ nhặt được miếng da trâu ở gốc cây sa mộc, hôm đồng bào mổ con trâu mộng ăn Tết vất da trâu lại, vẻ đã bốc mùi nhưng vẫn còn nhá được. Ông cắt vội miếng ở mông sau còn dính tý thịt bốc mùi thum thủm. Cứ để thế mà đốt! Ông thầm nói thế! Ông đốt đen thui cháy hết lông rồi bỏ vào nồi nước nóng ngâm. Được một lúc lấy móng tay cạo, đã thấy mềm mềm, ông mang về bếp dùng dao nạo hết chỗ cháy, nó được phơi ra lớp bì màu vàng suộm như chiếc vỏ bòng treo ránh bếp của các cụ dùng sắc thuốc. Bất chợt ông nghĩ lại ngày xưa bố ông cũng có miếng da trâu như thế treo ở ránh bếp, trẻ con hàng xóm đi kiết lị, thế nào cụ cũng dùng dao bài cắt một miếng bằng quai guốc lấy chày giã cua đập cho mềm cho nhà có bệnh đem về húi bếp trấu qua đêm cho trẻ ăn thế nào cũng khỏi lị.

Miếng da trâu thối ông nâng niu trên tay hít mùi cháy thơm, cũng không đến nỗi thối điếc mũi như người ta nói. Còn tạm ngửi được! Ông thầm nói thế!

Miếng da trâu đó ông bảo nó “thơm” là nó được “thơm” bảo “thối” được “thối”. “Thối” “thơm” là do con người ta và cái mũi của con người ta quyết định. Chuyện miếng da trâu thơm hay thối đều do con người ta nói ra theo cảm tính riêng mình. Cũng như hồi 1935-1936, ông Hoài Thanh bảo: “Tôi chỉ nói văn chương là văn chương” tôi không nói “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Làm công việc phân tích văn học theo tính khách quan mà thôi, chẳng hiểu sao họ lại nói việc phân tích của tôi có hại đến quyền lợi của giai cấp lao động”.

Thế thì cái mũi con người tiểu nhân ghê thật, nó chúi vào đâu để đánh hơi rồi “nhả ra” những câu chữ bắt tội người ta như không, chẳng bằng chứng gì hết nên ông Hoài Thanh mới khốn khổ xem như mình suốt đời có lỗi. Miếng da trâu hôm nay rõ ràng nó “thối” nhưng ông Đang nói nó “thơm”, có thế mọi người mới ăn. Ngồi lạng thái miếng da trâu “thối” cho vào chiếc ăng gô đổ thìa muối, ninh lên, đem lọt vào buồng giam cũng khối anh em được nhờ. Vì kiết lị đã toét đít lòi dom, bao nhiều máu ra nhiều quá. Ăn vào thì sướng vì ở trong đó có muối, có tí đạm nên chẳng đến nỗi vất đi, lại không đi “ỉa” nữa.

Ông ngồi mặc nhiên nhìn đàn chuột chạy đi chạy lại, có con láo nháo chui cả vào cái đũng quần rộng của ông khi ngồi dạng dái ra thái bì. Cái đũng quần rộng quá con chuột vào đấy may sao mà nó nhanh trí lại “vọt” ra. Ông Đang bảo :”Thì ra mày tham ăn, tao cho ăn” Ông vất cho nó miếng bì trâu chúng tranh nhau chí chóe, ông nhanh tay đập được chú to nhất rồi cất tiếng: “Quen cái thói đời tham ăn tục uống đi nhé”. Ông đun nước làm lông thui vàng, mổ ruột moi gan, ướp muối, nướng qua bếp than hồng, tìm cách gói vào giấy báo đưa tới buồng giam giúp đỡ mấy thằng nằm trong “kiên” ốm đói.

Đến bây giờ ông mới thấy ơn ông Vệ, công ông lớn quá. Nếu ông không cất lên tiếng nói của lương tri con người, không có lòng yêu nước, sao ta được hưởng ân huệ làm bếp. Thượng đến đã sinh ra ông không một mục đích nào khác đã có lòng yêu thương, ông ấy như vạt cỏ mùa xuân vậy, ông có tình yêu con người hẳn là ông có lý tưởng. Mỗi người có cách tôn thờ Đảng của riêng mình, ông tin vào Đảng nhưng có lẽ ông cũng biết ông Đang “oan”. Vì lẽ đó mà ông nói với người giám thị “trường hợp này cần quan tâm”. Con người ấy đã cho ông Đang ở lại bếp lửa, ở lại với củi khô vào tạo ra một ăng gô da trâu hơi thum thủm ninh với thìa muối và thêm con chuột cống thui vàng như nghệ đã tìm cách đưa được vào “kiên”.

Việc làm của ông Đang như có thánh giúp đỡ vì cái kim, sợi chỉ, củ giong riềng đưa vào còn khó với thầy quản mẫn cán, lúc nào cũng soi xét dòm ngó người tù mỗi khi đi qua cái vòm cửa chật.

Làm việc thiện để cứu sống con người trong lao tù mà lương tâm ông Đang bao giờ cũng phải vật lộn, đấu tranh quyết liệt. Vì chỉ cần một sơ suất nhỏ trái lời thày thân phận ông cũng bị đốn phạt cách phũ phành như cánh đào đầu dốc dười nắng xuân.

Sau cuộc chiến đấu với lương tâm trước cái chết để đưa được dúm muối, nắm ngô, củ khoai vào chỗ người tù đói khát. Mỗi lần làm xong việc ông bảo đây là lần cuối cùng, thôi đừng làm gì nữa. Nhưng giữa ngã ba, ngã tư cái chết ấy, thế nào cũng có một ngã dẫn đến con đường sống. Thế rồi ông lại làm tiếp để cứu bạn tù…

Ông Đang gầy ốm xanh xao. Ông không được nhốt chung với Kiều Duy Vĩnh và anh tù “chòm lông”.

Ông lặng lẽ ngồi nhặt rau không hề trò chuyện với ai, ở đây người ta tôn trọng sự yên tĩnh vì người tù rất cần sự yên tĩnh. Trong lúc yên tĩnh là lúc được tự do nhất về tư tưởng. Họ sẽ cất lên tiếng nói riêng. Định làm việc gì? Ông Đang cứ bình tĩnh suy xét cho đủ góc cạnh, không phải vội vàng hấp tấp. Có lúc mỉm cười một mình, có lúc hồi hộp mong trời sáng để thực hiện ý đồ… Ông Đang suy nghĩ và khẽ vươn vai đứng dậy nách cắp cái chổi đi quét nhà. Bỗng có tiếng đấm nhẹ vào sau lưng. Người đầu bếp dúi cho ông miếng thịt lợn chín bằng nắm tay, mắt ông ta trợn lên ra hiệu cho ông Đang phải đút ngay vào mồm vì thầy quản sắp đến. Đang là người lịch thiệp cơm có xới, thịt có thái, ăn vội ăn vàng sao được? Ông nhìn như van xin người đầu bếp, đôi mắt thầm “mách bảo” với âm mưu to lớn là được đi thay áo. Ông đút ngay miếng thịt vào túi áo tay cắp chổi lẻn qua cửa, vội vất vào cho Kiều Duy Vĩnh. Và chính hôm cho thịt Vĩnh ông cùng số người nhận lệnh chuyển quân.

Trong bóng đêm ông đứng lặng trong hành quân tù, mắt ông trân trân nhìn thày quản. Đôi mắt sâu hõm như đã biến đi đâu mất sau 3 tháng ròng rã hành quân về làng Đán. Ông nhìn thấy “chòm lông” và Kiều Duy Vĩnh đã đứng trong hàng, cái áo to thùng của Vĩnh màu trắng ngà cứ theo cánh tay dài ngoẵng dơ lên dơ xuống. Ông Đang nhìn lại gian bếp ông được gắn bó vào ngày Tết 1965. Ánh trăng đầu xuân hắt xuống dưới chân ông. Ông ngẩng lên nhìn trăng, nhìn lại làng Đán lần cuối. Cái làng với bao chuyện huyền thoại về những ông “ba mươi” có thời kéo cả đàn cả đống về đây sinh sống. Hình như tổ tiên loài hùm đã gây bao chuyện kinh thiên động địa. Chính tai ông nghe thấy người trai Nùng kể, làng Đán nơi hội tụ nhiều thần linh của các con vật: trâu, bò, hươu, hoẵng, lợn, gà và cả cái sọ người xếp quanh những bộ xương người trắng hếu được loài hổ cắp về đây xẻ thịt. Gò đồi, đầu dốc, gốc cây chỗ nào cũng có cái đầu con trâu vênh sừng trắng ởn, hổ mẹ, hổ con đã móc hết mắt gặm hết thịt.

Hình như làng Đán vùng đất của ông hổ, ông hổ coi đây là lãnh địa riêng của mình, tha hồ sinh sôi nảy nở. Người Lô lố, người Tày từ Đồng Văn qua làng Đán đều sợ. Có đoàn mã phu qua đây mất cả người lẫn ngựa, có đoàn chỉ còn sống sót một vài con ngựa gầy chạy về Quản Bạ. Sợ quá ngã quị xuống.

Làng Đán lúc đầu người Tày, người Mông ở, chưa có người Kinh. Họ sống với những đồng bạc trắng và thuốc phiện, buôn từ Trung Quốc. Truyền thuyết kể lại lúc đầu chưa có lúa bắp như bây giờ. Người Tày dắt đàn dê lên rừng, dê ăn lá gì người ăn lá đó. Sau này trồng được ngô, được lúa, họ tìm ra men lá để nấu rượu. Đứa trẻ mới đẻ ra đều được già làng người H’mông lấy lá ngâm rượu quệt qua môi nó. Đứa trẻ lớn lên với mùi rượu núi.

Người Tày mới làm chủ đất này, nhưng người Lô Lố (Mu Ngao) Trung Quốc vượt sông sang Nho Quế chiếm đất Lũng Cú rồi tràn về Yên Minh Mèo Vạc, Làng Đán. Người Lô Lố chủ yếu sống bằng nghệ thuật săn bắn. Họ bí mật đem gừng từ Trung Quốc sang vùi xuống đất. Mùa săn bắn sau họ lại đến, gừng tốt um. Biết đất tốt người Lô Lố tìm cách chiếm đất, chiếm rừng. Nhiều đứa trẻ Tày từ Lũng Cú, đất Mèo Vạc, đất Yên Minh mất tích, có cao nguyên đá bắt người, bắt súc vật. Hay người Lô Lố bắt cóc những đứa trẻ đưa về làng Đán. Chuyện được thêu dệt nhiều cách, theo những nguồn cảm hứng của những bộ tộc khác nhau. Nhưng về sau này những ông thày bói, thày địa lý từ đất Mu Ngao sang, họ gieo quẻ nói rằng: “Người Tày có nhiều cung tên giáo mác phạm vào điều long thần thổ địa cấm. Các thần nổi lên bắt trẻ con đi. Bây giờ phải đốt hết cung tên, chôn hết gươm giáo xuống đất thì trẻ không bị bắt nữa.”

Người Tày làm theo. Người Lô Lố mang quân sang đánh chiếm đất Lũng Cú. Người Tày ở làng Đán cùng nằm ở trong hoàn cảnh ấy, mất hết cung tên còn đâu mà chống lại ông “ba mươi” và người Lô Lố nữa?

Ông già Đang gói câu chuyện làng Đán lại cất kỹ vào trong trí nhớ, như sợ ai ăn cắp của mình. Thày quản cho đốt đống lửa, con mắt người tù hau háu nhìn vào ánh lửa tàn bay trắng xốp nùi rừng. Mưa bắt đầu, cái rét buốt lại bắt đầu gặm vào xương họ. Mọi người tưởng được ngồi quanh lửa sưởi…Họ nhìn thày quản bằng con mắt biết ơn. Thày chúc mũi súng xuống ngọn lửa hơ cho nóng, rồi dương súng lên trời kéo một băng dài vào trong đêm lạnh. Bây giờ ông Đang mới hiểu. Rét và sương giá đóng băng trong nòng bắn đạn không nổ được. Và thày đã làm thế. Như thể để thị uy. Sau tiếng đạn nổ là tiếng hô bước. Mọi người xê dịch trong đêm tối theo bó đuốc. Nhiều cú vấp ngã làm anh tù dúi dụi, có anh đập đầu vào đá, vào gốc cây tóe máu. Ông già Đang vẫn bình tĩnh ngước nhìn trời mưa ngước nhìn rặng cây sa mộc làng Đán để xác định phương hướng mình đi. Họ lặng lẽ đi trong rừng già, không trò chuyện, không ho hắng, không kêu ca, chỉ có tiếng cành cây mục gẫy dưới bàn chân người tù khô khốc. Họ đến một ngã ba ngồi tụm lại dưới một gốc cây lấy sức. Già Đang vật vã sau con ho, mắt ông he hé nhìn các thầy quản ngồi cách xa đoàn tù mươi mét. Họ ngồi vòng tròn như cái nỏm úp chụp lấy tù như cái đai bằng tre đai chặt cái thùng đựng nước không hề có kẽ hở. Địa điểm các thày ngồi thường chiếm những nơi cao có lợi thế trong chiến đấu. Biết đâu đó có một hành động nào của kẻ cuồng loạn thì các thày sẵn sàng.

Đêm ấy ông Đang đã nhìn thấy một dò phong lan được đeo bám lên cành cây. Cái hoa màu phớt hồng vừa nở thả một mùi thơm. Sau một cuộc đi bộ, sáng hôm sau đoàn tù đã đến một ngọn đồi được lệnh hạ trại ăn ngủ. Bây giờ ông Đang mới có thì giờ nhìn ngắm thật kỹ những người cùng khổ quanh ông. Đám người kia như đàn gia súc cùng quẫn, dưới mắt thày quản, thày bảo : “chúng mày là ngu dân, cùng dân, hay loạn dân, là những kẻ bất trị, cần phải được dạy dỗ…”

Ông Đang cảm thấy lúc nào người tù được ra khỏi buồng giam tự do đi lại trong rừng nhưng cảm thấy có một kẻ ngầm theo ngắm, mà lưng người tù như lưng con lừa cứ chìa ra với khoảng cách mươi mười lăm mét.

Đêm thứ hai lại hành quân, rồi ngày thứ ba, thứ tư cũng cứ diễn ra như thế. Cho đến một buổi sớm họ đã được dừng lại một cửa hang. Đó là hang Cá Chép phía tay phải của làng Đán.

Có một điều không ai để ý đến dò phong lan nở màu hồng phớt đeo bám trên cành cây và cái hòn đá phẳng chỗ ông Đang ngả lưng đêm trước lại được lặp lại vào đêm thứ ba. Ông mỉm cười một mình. Thì ra họ đã dắt mũi mình đi vòng vo trong rừng quanh quẩn dưới chân những ngọn núi làng Đán. Cuộc đi bộ kéo dài bốn đêm tưởng như đi đoạn đường dài hàng trăm km, nhưng thực ra từ Làng Đán đến hang Cá Chép có 4km. Trong cuộc hành quân đêm đó bọn tù “NH” cứ răm rắp nghe theo lời thày, không phải chỉ dạy dỗ bằng “lời nói”…. Có khi ….

Cửa hang Cá Chép được dựng những bức tường bằng đá thật khéo, nó như một chiến lũy, vây lấy hai ba trăm mét đất. Từ góc này sang góc kia là những chòi canh đá xếp, có những cái lỗ châu mai đen như mắt người, nòng súng luôn chõ ra để bắn những tên chạy trốn. Những hòn đá được xẻ ra xếp đặt theo trật tự, người thợ biết cắt miếng đá chèn bức tường cho vững, không cho một khe hở không một chỗ cho bàn tay con người bám víu đu lên được. Chúng tựa lưng vững chắc vào hang Cá Chép. Những bức tường đá già Đang thấy nó lù lù trước mặt mình, như một thành trì bất khả xâm phạm. Chà, cái cổng ra vào được tra những song sắt to tướng như vẻ thách thức, nó vừa lớn lao, vừa ti tiện như muốn xô ngã người ta xuống cõi âm. Mấy cái xe ba gác lật ngược để hai cái càng chổng lên trời như những nòng pháo. Người ta gọi đây là cái pháo đài của kẻ khốn nạn, vì toàn bộ công trình kiến trúc toát lên vẻ giam giữ tù nhân. Chỉ có mấy chú ngựa đứng đó là hiểu được đầu đuôi bức tường dựng lên như thế nào? Tù nhân có thể nhìn chiều dầy của móng tường, chiều ngang của thân tường, đoán được chiều cao bức tường. Tất cả mặt đá xanh lạnh đang rịn ra những giọt nước, trời lạnh đóng băng trắng xốp trên mặt tường thành…

Đã bước chân vào đây tù nhân nhìn sự câm lặng của tường thành mà buồn chán tuyệt vọng. Lòng người cũng hóa đá. Ở đây khó mà kiếm được một mẩu gỗ, hay một chút kim loại. Ông Đang cố tìm lấy một u bướu, một mụn sần sùi nho nhỏ nhưng những mảng tường thành mài nhẵn lạnh lùng, đứng thẳng kiên trung như người lính. Cách xây dựng những bức tường giam đầy tính khoa học và triết thuyết của anh Mèo.

Người ta điểm danh con số vừa đúng 72 người. Trong lúc điểm danh ông Đang đánh mắt nhìn suốt gian nhà đá và sâu hun hút. Trong hang là dãy cùm gỗ lim nặng nề nằm đó như muốn nói với người tù “Hãy giờ hồn” đừng có đùa với “sư tử”.

Tiếng kẻng vang lên chát chúa. Sau đó từng bàn chân chạy rầm rập, tiếng kẻng rất gần. Ông Đang tự hiểu nơi đang tập hợp là trung tâm nơi giam giữ bọn tù nguy hiểm.

Thầy quản đọc tên từng người tù, mỗi người mang một số mới “một con số vô cảm” và từ nay cái tên cúng cơm sẽ không còn được dùng đến nữa. Hãy quên đi, chết đi chốn quê hương bố mẹ đã cho mình. Mỗi người tù có số riêng được đóng vào quần áo, chỗ dễ đọc nhất ở giữa lưng chúng mày. Họ trở thành những người vô danh. Họ như ngọn đuốc vừa vào tới đây lửa phụt tắt. Từ nay hãy quên đi mọi thứ chỉ biết có bóng tối và hầm đá.

Nguyễn Hữu Đang vẫn được thày ban phước về tổ hậu cần nhưng ông không được ra ngoài chỉ quanh quẩn trong bếp. Già Đang được ngồi vào chỗ ấy. Người tù ai cũng mừng và thầm bảo “vị thánh ấy sẽ cứu chúng ta bằng những bát mắm dòi và miếng da trâu thấu”

Thế là ông Đang được “hên” rồi, được trúng xổ số rồi. Ông có phước quá. Thường thì trước sự thành công của người này, tức khắc có sự đố kị của người khác. Bên người quân tử thế nào chẳng có tiểu nhân nhưng ở thế giới ông ở không thế, họ chỉ mừng cho già Đang.

Già Đang là một con cừu biết đi tìm chỗ ở, nhưng lại sợ ánh mắt của “thày”. Vì thày lấy sự tuân lệnh của tù làm thành tích của mình, còn con cừu như Đang lấy việc làm nhân nghĩa là để kê cao đạo đức của kẻ sĩ. Càng khó khăn lại càng phải biết sống. Ông nghĩ sống để tìm cách giúp đỡ người. Mình chết thì còn giúp được ai nữa? Chết mới là trốn tránh trách nhiệm.

Kẻ sĩ như Cao Bá Quát, bị khép án Trảm quyết (chém chết ngay). Rồi ông được giảm án hạ ngục. Cái môi trường tù ngục khắc nghiệt, khiến ông phẫn hận. Ông vượt lên hoàn cảnh, không để hoàn cảnh đè bẹp. Nguyễn Hữu Đang nghĩ vậy khi đảo mắt nhìn quanh tường đá chắn và dãy cùm lim nằm trong bóng tối. Ông Đang bảo: “Cao Bá Quát tự ví mình như bảo vật, như điệu sáo Trâu Diễn thổi ở Thứ Cốc và thanh kiếm Long Tuyền chôn ở dưới đất Phong Thành. Bảo vật dù thế nào cũng là bảo vật, chỉ cần gặp thời cơ thế nào chúng cũng hé lộ nhưng phẩm chất siêu việt của mình”. Quát đeo gông trên cổ tay trong lao tù, ông ước nó trở thành cái thang mây, cưỡi gió mà lên trời.

Cao Bá Quát mới động vào cái vẩy ngược ở cổ rồng mà ông bị tra tấn đến nơi đến chốn. Thì ta, Nguyễn Hữu Đang so với thánh Quát làm sao được? Là cái thá gì với thiên hạ. Hậu thế sau sẽ phán xét con đường của Nhân văn đúng hay sai đến đâu? Trong sự lựa chọn ấy họ sẽ hiểu giá trị đích thực của Dân chủ Tự do mà Bác Hồ đã chọn lựa…

Nhớ hôm ông và Kiều Duy Vĩnh cùng đeo khóa tay ngược dốc Pắc Xum. Con dốc thăm thẳm, quanh co, anh em tù ngược Bắc vào những ngày giáp Tết. Những đàn muỗi đặc sịt khi đánh thấy hơi người bay theo người đen như luồng khói quấn chặt lấy đoàn tù khốn khổ. Vai người tù thì oằn xuống, chân họ như chôn xuống mặt đường đá dựng, người ta cố tìm lấy một vũng nước, một vũng bùn trên mặt đá đều vô vọng. Chỉ có muỗi và muỗi, muỗi vây chặt lấy người, bám đậu mọi chỗ trên mặt da lốt người, chỉ cần có bó đuốc đốt để đuổi muỗi cũng không có. Người tù nghiến răng lại quằn quặn để muỗi hút máu mình. Người ta có thể tưởng tượng được cảnh chết chóc ở đó, ở cái dốc Pắc Xum dưới vòm trời đen ngịt muỗi, huyệt mộ như đã được đào sẵn ở thung lũng dưới kia, anh có đủ dũng cảm không để lăn xuống vực đá tai mèo dựng lên tua tủa như chông mác mà chết? Có thằng tù bảo “Chết còn hơn sống” Một Chòm Lông cãi “Chết trong bồ đào, mỹ tửu còn được, chứ chết trong hoàn cảnh này nhục quá”. Ông Đang nói “Phải vượt lên hoàn cảnh mà sống”.

Những rặng núi nhọn hoắt như răng hổ, những cơn gió như đuôi cá sấu quất vào mặt từ dốc Pắc Xum, về hùm làng Đán già Đang đều vượt qua tất cả. Bây giờ lại nẩy sinh hoàn cảnh mới, mình phải có kế sách mới. Hôm nay tưởng như đã kiệt sức, muốn tựa vào thành đá để ngủ, người quản bếp lại dục già đi lấy nước. Gánh nước trên vai cứ ba bốn phải dừng lại để thở. Nhiều lúc già Đang quị xuống tưởng vĩnh viễn nằm lại ở chỗ vách đá dựng vì không còn sức. Rồi bất thần ông nom thấy một cái cửa đi vào trong hang tối, lối đi xuống dốc thăm thẳm như đi xuống lòng địa ngục từ cửa hang hắt lên một thứ ánh sáng ghê sợ như ma trơi, tiếng gió thổi u u từ lòng hang ra như tử khí, như quỉ hờn, ma khóc, ở trong đó đang có tiếng kêu cứu, có đôi tay đang chới với gọi. Già Đang nhắm mắt lại đặt đòn gánh lên vai, muốn chạy khỏi miệng vực cửa vòm hình bán nguyệt, bất thần già đâm đầu vào bức tường đá, máu đổ chan chứa và nằm bất động.

Đến khi tỉnh lại ông biết được những người tù bếp kiêng ông về:

-Đành chết ở đây còn hơn phải xuống cái địa ngục ấy…Ông thiêm thiếp nhớ lại con đường đã đi qua…Ở đấy, có ai thấy đường đâu? Tuần đường làm gì cơ chứ? Đã vào đây thì con kiến cũng không chui ra được…

Sau này già Đang mới biết đây là buồng kỉ luật hang Cá Chép. Những ngày dười 0o C người ta sẵn sàng đẩy sâu xuống cái hang cửa vòm bán nguyệt, một anh tù cứng cổ với một cái áo rách, một chiếc quần đùi rách và chiếc cùm hộp lim nặng nề sập xuống đôi chân không nhúc nhích. Ở ngoài này thày quản bận trăm công nghìn việc quên đi trong hang kia có mạng người bị kìm kẹp ở chung với đàn chuột đói dòi bọ rắn rệp. Một tuần sau như một bản năng thày quản nhớ đến, mò vào thì chỉ còn bộ xương trắng ởn với hai cái hốc mắt thô lố. Cái cửa hang cánh đóng bằng gỗ lim nặng nề không hề nhúc nhích.

Ông Vĩnh bảo, ở đấy không có lò thiêu xác, không cần chất đốt và không cần cuộc hành quyết, chỉ có núi đá xanh cao thăm thẳm. Ông Vĩnh cười nhạt nhòa bảo tôi:

-Anh là người Thái Bình quê anh Đang sao? Thế là quê hương anh tự hào có anh Đang, khi tôi được khóa tay chung cùng anh lên Cổng Trời, được ở với anh 10 năm tới, 1973 có hiệp định Pari. Tôi tự hào lắm. Vì khi ở ngoài tôi thường được nghe bốn người kiệt xuất của Bắc Kỳ :Quỳnh – Tốn – Tố - Vĩnh, sau đó người ta nhắc đến anh Đang. Thế mà hôm nay được khóa chung tay cái khóa tù, tại chót vót Cổng Trời, hai cuộc đời, hai số phận, hai con người, tự nhiên được ráp vào nhau, như hai cái nan rổ, cái nọ cõng cái kia. Tôi vừa mừng, vừa tự hào được đứng bên người anh tri thức lớn.

Còn anh Đang luôn nói với mọi người, giọng vừa khiêm tốn, vừa nhẫn nhịn, vừa uất ức “Tôi không có tội. Đây chẳng qua là sự hiểu lầm trong phạm trù triết học, trong một thời gian nào đó, trong một giai đoạn nào đó? Câu này tôi (VBC) nhớ không phải ông Đang nói riêng với anh em trong tù và Kiều Duy Vĩnh, khi ra tù ông còn nói với nhiều người như ông Nguyễn Tiến Toàn, và thằng cháu ruột Nguyễn Hữu Hà.

Ông Kiều Duy Vĩnh dặn tôi:

“Trong lúc tìm hiểu về ông Đang. Nhà văn cố gắng đi tìm quản giáo Truật. Anh người Nam Định (Nam Trực). Anh ta là một con người. Chữ Người có thể viết hoa được. Trong hoàn cảnh lao tù, anh ta cũng bị sự quản lý thúc ép của giám thị, để đẩy người tù đến chỗ khốn cùng. Một lần đi khai thác đá bị sập, quản giáo Truật đã xô thân mình vào chỗ chết để hất người tù ra, rồi bận thằng “Chòm lông” bị rắn cắn, thày Truật đã cắn chặt răng hút hết máu độc ở vết thương của nó cứu lấy mạng sống người tù. Sau chuyện ấy tối đó ông Đang nói chuyện với mọi người trong phòng: “Xưa Ngô Khởi làm tướng thân hành mang vác lương thực cùng chia khó nhọc với quân sĩ, có người lính mắc bệnh ung thư, Khởi hút máu cho anh ta. Mẹ người lính nghe vậy khóc. Có người hỏi Tướng quân Khởi hút máu cho con bà, bà còn khóc gì nữa? Bà mẹ nói: -Ngô Công hút mủ cho con tôi, không biết lúc nào, nơi nào nó sẽ chết vì Ngô Công? “Chòm lông” là người ngang tàng, dũng khí lại có nghĩa. Thế nào anh ta cũng trả nghĩa cho người đã cứu mình theo cách của anh ấy:

Là môn hạ của thày quản, vốn chẳng thân nhau, làm một việc giống nhau, nhưng chí hướng và cách nghĩ lại khác nhau. Ngươi ấy kiệm lời biết giữ gìn bàn tay ở chỗ tiền tài.

Sau lần ấy Kiều Duy Vĩnh, thày quản có gọi ba người tù đi, cái giấy trong tay thày ghi rõ ba số tù, ứng với con số mà ba thằng nằm cạnh Vĩnh, sát góc tường trong vách tối. Ba thằng đứng nhìn khắp gian phòng, lại nhìn lại từng thằng nằm co quắp dưới nền đá lạnh. Thằng được gọi đi chẳng nói gì, mà thằng còn lại nằm khóc nó. Thằng đi : “Tao đã chết đâu mà mày khóc. Mày trông gương mặt thày quản hiền lành thế kia, thày cũng đang nhớ quê, nhớ cha mẹ, anh em như chúng ta, chả nhẽ thày gọi tao để đi xô xuống vực đá hay sao?”

Thày quản không nói chỉ dậm hai chân xuống mặt đá rình rịch, quát câu gọn lỏn “Đi”.

Chúng tôi nhìn theo chúng nó, đi qua cái cửa tò vò, ánh sắng hắt vào nhợt nhạt, cái thằng chân bị đau ra cửa vấp ngã dúi xuống, còn thằng đi sau cao lêu đêu đi quên không cúi đầu, trán đập vào thành đá. Ba thằng đi như thế và quả nhiên tuần sau cũng không quay lại, cũng không ai nhắc đến bọn họ nữa…Con mắt thầy ngầm bảo với mọi người như vậy.

Bữa cơm hôm đó anh Đang vẫn đứng chia đủ 30 suất. Khi mọi người nhận tiêu chuẩn của mình chọn chỗ ngồi túm tụm dúm dó bốc ăn. Còn thừa ba suất ông Đang bảo cho thằng Vĩnh. Cả tháng, hôm nay tôi được bữa no. Tôi ăn suất cơm thằng bạn đã chết hôm qua nằm bên tôi? Tôi biết nó “đi không quay về nữa, còn anh Đang giả tảng như không biết việc ấy để có việc chia cơm thừa.

Anh Đang cứu chữa người tù bằng nhiều cách, trước tiên bằng lòng yêu thương con người, bằng tri thức của anh, bằng miếng da trâu thối, bằng mấy hạt muối, bằng bát mắm dòi…và bằng sự “dở hơi” của anh Đang, cái “dở hơi” có lợi cho người khác, ví dụ ngày lễ, ngày tết, ngày Quốc Khánh được bồi dưỡng thêm miếng thịt, anh không ăn, đem ướp muối kho mặn, để dành dụm trong cái ăng gô có dòi có bọ. Những lúc ấy thằng tù kiệt sức cần có tý đạm thì tất cả con mắt đổ dồn vào anh Đang… Anh sợ Kiều Duy Vĩnh chết nên anh làm tất cả những cái gì để sống được, dù khó khăn đến mấy…

*

Trong cuốn sổ Tang ghi ngày già Đang đi xa. Lần mở nhiều trang và ghi lại ở nhà anh Nguyễn Hữu Hà. Có hai bài đáng lưu ý. Một bài thơ 4 câu:

Cái thừng

“Thừng bện xong giời tự trói ta

Tre non trẻ lạt trói tre già

Một dây vô lại tình nhân thế

Gỡ được cho giời cũng nát da”

Kiều Thị Kính

Có người hỏi bài thơ đó có phải của chị Khương Băng Kính không? (Con gái cụ Khương Hữu Dụng). Mọi người ngơ ngác nhìn nhau rồi không biết chị Kính là ai?

Còn Kiều Duy Vĩnh Viết:

Kiều Duy Vĩnh – 72 người ở Cổng Trời – chết 70, còn 2 người.

Anh Đang ơi!

Đàn em của anh, Kiều Duy Vĩnh nghe tin anh mất, lòng em đau xót quá. Em đã ở cùng anh ở Cổng Trời. Những năm tháng đầy gian khổ chết chóc. Anh là một bậc thánh đối với chúng em.

Sống chết là lẽ tự nhiên. Cả cuộc đời anh hi sinh cho đất nước này, mà họ đối xử với anh tàn nhẫn quá anh ơi!

Xin lạy anh ba lạy, để tỏ tấm lòng thành…

V.B.C.

(Xem tiếp kỳ sau)