Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Thủ tướng Narendra Modi: "Phật giáo, theo con đường biển, đã đến Việt Nam ở dạng thuần khiết nhất của mình từ Ấn Độ"

Chân Minh

Theo Văn Công Hưng: Tờ ANI cho biết, tại buổi thăm viếng chùa Quán Sứ (Hà Nội, Việt Nam), phát biểu trước các nhà sư, ông Modi nói Việt Nam là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người tránh xa bạo lực và đi theo con đường hòa bình và hòa hợp của Phật. "Thế giới sẽ đi trên con đường hòa bình, con đường đem lại hạnh phúc và thịnh vượng, trong khi chiến tranh chỉ mang đến sự vĩ đại thoáng qua", ngài Thủ tướng nói.

Ông cho biết mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam đã trên 2.000 năm tuổi và nhấn mạnh chuyến thăm của ông tới Việt Nam - người đầu tiên trong nội các Ấn Độ trong 15 năm qua - là nhằm "nuôi dưỡng mối quan hệ giữa hai xã hội và hai quốc gia".

"Một số người đến đây với mục đích chiến tranh. Chúng tôi đến đây với thông điệp hòa bình", ông Modi nói.

Ông Modi nói rằng Phật giáo, theo con đường biển, đã đến Việt Nam ở dạng thuần khiết nhất của mình từ Ấn Độ. (http://giacngo.vn/thoisu/2016/09/03/7B4090/)

Chúng ta biết ngài Narendra Modi không là Phật tử, ông là một tín đồ Ấn giáo rất thuần thành nhưng để biết được điều này chắc chắn sách sử phổ thông được giảng dạy ở xứ Ấn đã ghi chép đầy đủ sự kiện lịch sử đó, và bất cứ người Ấn nào có đến trường đều biết được điều ấy.

Tôi nghĩ, nhắc lại sự kiện quan trọng này, Ngài không có ý giảng về lịch sử tiếp cận đạo Phật của VN. Ngài muốn nói rằng: Hai văn hóa Việt-Ấn có mối tương quan mật thiết với nhau. Cái gạch nối giữa hai nền văn hóa đó là Đạo Phật, và ông muốn nhấn mạnh với lãnh đạo chính trị, lãnh đạo văn hóa, lãnh đạo PG và quốc dân Việt rằng Đạo Phật VN được du nhập nhập trực tiếp từ Ấn Độ. Đó là một Đạo Phật thuần khiết (ám chỉ không bị pha trộn bởi một quốc gia trung gian (Trung Hoa) nào khác).

VN có 3 bộ sử Phật giáo quan trọng nhứt: 1) Le Bouddhisme en Annam des Origines au 13è siècle của Trần Văn Giáp. 2) Việt Nam Phật Giáo Sử Lược của Thượng tọa Mật Thể. 3) Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Giáo sư Nguyễn Lang (TS. Nhất Hạnh), cả 3 đều xác nhận với đầy đủ tài liệu và minh biện đúng như lời của ngài Narendra Modi. Ngoài ra chúng ta còn có sách Thiền Sư Tăng Hội của Thầy Nhất Hạnh cũng đã minh chứng rõ ràng sự kiện quan trọng ấy.

Thế nhưng có một điều đáng buồn là hình như Phật tử và đa số chư Tăng, chư Ni Việt Nam đều chưa biết được như vậy. Đa số đều đinh ninh rằng Phật giáo VN được du nhập từ Trung Hoa và chùa nào cũng thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, trong khi tổ Khương Tăng Hội sinh tại VN, học Phật tại VN và truyền đạo sang Trung Hoa (dưới thời Đông Ngô) trước tổ Bồ Đề Đạt Ma tới 300 năm.

Sách TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG THIỀN TẬP Sư ông Làng Mai viết rằng:

Ở Trung Quốc, vị tổ sư đầu tiên dạy thiền là tổ Bồ Đề Đạt Ma. Đến thế kỷ thứ Sáu ngài mới đến Trung Hoa. Tổ Bồ Đề Đạt Ma không trực tiếp viết xuống những điều tổ dạy. Trong khi đó, ở Việt Nam vào thế kỷ thứ Ba thì tổ Tăng Hội đã trực tiếp viết xuống những điều thầy dạy. Thành ra chúng ta không thể nghi ngờ gì nữa đó có phải là những điều chính tổ đã dạy hay không. Sơ tổ Khương Tăng Hội đã dạy những điều đó ở tại Giao Châu, và khi sang nước Ngô thì Sơ tổ cũng dạy như vậy.

Có những bằng chứng cho chúng ta thấy rằng kinh Lục Độ Tập, trong đó có bài Phương Pháp Đạt Thiền, đã được tổ Tăng Hội sáng tác trước khi viết Bài Tựa kinh An Ban Thủ Ý. Tại vì trong Bài Tựa kinh An Ban Thủ Ý, tư tưởng Đại thừa của thầy thâm sâu hơn, rõ ràng hơn trong bài Phương Pháp Đạt Thiền.

Chúng ta cũng có những chứng cớ rất hùng hồn chứng tỏ Bài Tựa kinh An Ban Thủ Ý đã được viết tại Giao Châu chứ không phải tổ qua tới nước Ngô rồi mới viết. Khi tổ Tăng Hội đi sang kinh đô nước Ngô thì người địa phương rất lấy làm ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên họ thấy hình dáng của một vị xuất gia. Đó là lời ghi lại trong Cao Tăng Truyện. Tại đó ngài dựng nên một cái am rất nhỏ để cư trú và tu tập. Dân chúng đồn đãi, bàn tán, cuối cùng thì vua Ngô Tôn Quyền đã mời ngài tới và làm khó khăn cho ngài rất nhiều. Cả vua lẫn quần thần đều làm cho ngài khó khăn vì ngài đại diện cho một tôn giáo chưa có mặt ở bên đó. Hồi đó tại kinh đô nước Ngô chỉ có một người cư sĩ Ấn Độ đang dịch kinh, và không có một vị tăng sĩ nào cả. Vị cư sĩ đó có lẽ cũng từ kinh đô của Giao Chỉ mà đến.

Tuy bị làm khó khăn nhưng thầy Tăng Hội rất giỏi. Thầy đã thuyết phục được vua Ngô Tôn Quyền, và nhà vua đã cất cho thầy một ngôi chùa. Người ta gọi trung tâm hành đạo của thầy là Phật Đà Lý, tức là Buddha's House. Ngôi chùa đó sau được đặt tên lại là Chùa Kiến Sơ. Sơ có nghĩa là đầu tiên, còn kiến là thành lập. Đó là ngôi chùa đầu tiên trên nước Ngô.

Khi vua Tôn Quyền băng hà thì con là Tôn Hạo lên ngôi và còn khó chịu hơn vua cha nữa. Tôn Hạo làm đủ cách để chống đối thiền sư Tăng Hội. Tôn Hạo còn sai những nhà trí thức nổi tiếng đến đàm luận với thầy để bác bỏ giáo lý mà thầy Tăng Hội đang xiển dương. Nhưng thầy Tăng Hội rất giỏi. Thầy không những giỏi về Phật học mà còn giỏi luôn cả Lão học và Nho học. Thầy đã dùng Tứ Thư và Ngũ Kinh để đối đáp. Cuối cùng thì vua Tôn Hạo cũng phải cảm phục. Quý hóa hơn nữa là nhà vua xin quy y và thọ năm giới cùng thầy Tăng Hội. Đó là những điều đã được ghi lại trong Cao Tăng Truyện.

Cao Tăng Truyện cũng có ghi rằng thầy Tăng Hội đã tổ chức được giới đàn. Chính thầy là người đầu tiên thành công trong việc vận động cho người nước Ngô được xuất gia. Nghi lễ xuất gia của thầy áp dụng là phương pháp mà ngày nay chúng ta áp dụng, tức là có Hội đồng truyền giới gồm 10 vị. Đó là gồm ba vị Tam sư (Hòa Thượng, Yết Ma và Giáo thọ, tức là ba vị A-xà-lê) và bảy vị tôn chứng. Chính thầy Tăng Hội cũng đã được xuất gia theo phương thức đó. Trong Bài Tựa kinh An Ban Thủ Ý, thầy nói rằng: "Tôi ít phước, 10 tuổi thì cha mẹ lìa đời, đến khi xuất gia chẳng được bao lâu thì các bậc tam sư cũng tiếp nhau quy tịch". Điều đó chứng tỏ rằng thầy Tăng Hội đã được xuất gia theo thể thức thập sư như là chúng ta thọ giới ngày nay.

Cố nhiên để có đủ thập sư thì thầy Tăng Hội đã phải gởi phái đoàn về Giao Châu để xin thỉnh một số quý thầy sang giúp. Chúng ta biết được những điều này là nhờ những chi tiết trong Bài Tựa kinh An Ban Thủ Ý. Vì vậy mà chúng ta có thể nói một cách rất tự tin rằng đạo Bụt ở Trung Hoa, nhất là ở miền Giang Tả tức là nước Ngô, sở dĩ được thành lập một cách có hệ thống, là nhờ Thiền sư Tăng Hội từ Việt Nam sang.

Nếu thấy được vai trò của Giao Châu ngày xưa thì chúng ta biết rằng Việt Nam ngày nay cũng nên tiếp tục đóng vai trò đó, nghĩa là phải đóng vai vùng đất giao lưu của nhiều nền văn hóa. Một phần nó giúp cho chúng ta tiếp tục được cơ nghiệp của tổ tiên, một phần nó đóng góp được cho nền văn hóa của cả nhiều miền.

Trong hoài bão đó, đưa đạo Bụt vào xã hội Tây phương là điều mà con cháu Sơ tổ Khương Tăng Hội tại Làng Mai đang thực tập.

xxx

Riêng tôi, chỉ mong Phật tử VN sớm nhận thức được sự kiện lịch sử quan trọng mang tính sinh tử này để nhận chân được cội nguồn của mình và từ đó làm mới lại đạo Bụt của mình vốn rất thuần khiết ngay từ lúc khởi nguyên, nhưng nay đã bị pha trộn nhiều tạp chất đến từ Trung Hoa. Để từ đó góp phần làm mới đạo Bụt cho toàn khu vực, như Làng Mai đang làm tại Thái Lan, Hongkong, ...

Tôi mong ước điều này bởi vì hồi đầu năm tôi có về nước thăm một số ngôi chùa ở miền Nam, thấy chùa nào cũng thờ hình tượng tổ Bồ Đề Đạt Ma, tuyệt nhiên không có tài liệu, hình ảnh nào nói đến tổ Khương Tăng Hội. Tôi hỏi một vị Trụ trì (tốt nghiệp Cao đẳng Phật Học) tại sao vậy? Tôi đã nhận được câu trả lời một cách hơi bị lấp miệng rằng: "Mình chỉ thờ tổ của các vị tổ". Tôi hơi ngạc nhiên, và thưa rằng: "Thưa Thầy tổ của mình là Thiền sư Khương Tăng Hội, sinh trước tổ Bồ Đề Đạt Ma ít nhất tới 300 năm, và ngài là vị tổ truyền đạo Bụt qua Trung Hoa vào thời Tam Quốc, đó nước Ngô của Ngô Tôn Quyền".

Tôi kể ra điều này để thấy rằng các Phật học viện của chúng ta đã không quan tâm đúng mức về lĩnh vực lịch sử Phật Giáo nước nhà mới xảy ra tình trạng một vị Trụ trì một ngôi chùa Tổ (nơi xuất thân của đương kiêm Phó Pháp Chủ Thích Hiển Pháp) có trình độ Phật học cao cấp mà còn không biết được gốc rễ của đạo Bụt nước nhà thì trách chi giới tại gia. Trong khi đó quý thầy, quý sư cô học tăng lại biết khá giỏi về lịch sử Phật giáo thế giới. Nghịch lý thay !

Th đi, nh mt kiếp người,

Cười đi, mt n - rng rơi xích xing.