Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Ngẫu hứng Trần Tiến 10

clip_image003

Lâu lắm rồi, đêm qua nó lại hiện về.

- Sao mày ở thiên đàng mà vẫn mặc áo lính?

- Quen mất rồi Tiến ạ, mặc cái gì cũng thấy khó chịu, dù đẹp đến mấy cũng thấy thiếu cái gì đấy, à… mùi cỏ úa chẳng hạn.

- Ừ nhỉ, cái mùi ẩm mốc của rừng già, cái mùi hôi của thuốc lá Tà –ôi. Mùi mồ hôi và máu dính… ngày ấy.

Tỉnh dậy, nó lại đi rồi. Nhìn qua cửa sổ, có gì đó vừa bay đi như một vệt sao màu cỏ úa.

Năm 75 mình về, mang cho mẹ bao nhiêu quần áo đẹp kiểu các bà mợ quí phái trước 54. Chả bao giờ thấy mẹ mặc. Lúc nào mẹ cũng chỉ bận mấy cái áo cánh vải phin gì đó, thời bố còn sống, vá nhiều lắm rồi.

Mãi sau này mình mới hiểu lờ mờ. Bố mất. Mẹ bận áo đẹp cho ai.

Về Hà Nội, đôi khi thoáng bóng mấy lưng áo màu cỏ úa đi tập thể dục quanh hồ, đến gần thì y chang. Mấy người già cỡ tuổi mình cả. Quần áo đẹp, giờ rẻ bèo, sao những người đi qua cuộc chiến lại ít khi dùng nhỉ.

Sáng nay đi tập sớm về. Thấy chăn mền đã gấp ngăn nắp, đôi dép xếp cuối giường, hướng mũi ra ngoài như chỉ để chờ báo động là chạy. Nghĩ buồn cười cái thằng bạn lính cùng phòng. Bằng tuổi mình, mà thói quen vẫn giữ như ngày trong rừng.

-Lát nữa, khách sạn họ dọn cho, sao mày phải cẩn thận thế

- Quen mất rồi, Tiến ạ.

Lại thế! “quen mất rồi”... giật mình nhớ câu nói trên thiên đường đêm qua.

Thằng bạn “còn sống” ngồi lặng lẽ rót cho anh ly trà sớm, xuýt xoa, giá bây giờ có điếu thuốc lào Tiến nhỉ.

Nghe buồn chết mẹ.

Ôi, những ngôi sao màu cỏ úa quanh ta… Gía mà cuộc đời không mất niềm tin và tuột dốc thế này. Cuộc chiến ấy đẹp biết bao nhiêu.

Anh kiếm cho nó được cái điếu cày ở chỗ mấy cậu bảo vệ. Nó phả khói đầy phòng xong rồi chậm rãi kể như tụng kinh:

-Tao bị báo tử rồi đấy chứ. Không biết thế nào, tao lại không đi cùng đoàn xe ấy. Chắc là cãi nhau với xếp. Đoàn xe bị bom chết không còn một mống. Tao đi với đoàn xe sau. Sáu năm sau, đến ngày giải phóng mới trở về, rồi tao ở biệt Sài Gòn cho tới bây giờ. Cũng nghe nhà kể chuyện về giấy báo tử giống nhà mày nhận được. Anh Trần Hiếu chả khóc rống lên ở bộ văn hoá là gì.

-Rồi sao?

-Chỉ thương một thằng ngày ấy không biết tin, lập bàn thờ tao suốt 30 năm. Một ngày có cuộc gọi ở đâu đó:

- Có phải đây là số anh Kỳ không?

- Vâng tôi đây, ai đấy?

- Tiên sư bố nhà mày, rồi khóc rống lên.

-Tôi đây, ai đấy.

Lại nhiều tiếng của nhiều người nữa, rống lên.

-Tiên sư bố thằng Kỳ

Té ra đám bạn cũ ở Nam Định nó tưởng tao đã chết trong chuyến xe định mệnh ấy.

Ngày hôm sau tao bay ra ngay, nhìn thấy ảnh mình đã úa vàng trên bàn thờ nhà nó. Tao khóc, chúng nó lại khóc. Cả một đám mấy thằng già bạc tóc ngồi ôm nhau khóc, chẳng còn biết nói gì.

-…..

- Rồi chúng nó muốn rủ tao đi kiếm vài lon mừng ngày còn sống trở về. Nhưng chẳng thằng nào có tiền cả.

- Ôi, tiền tao đông như quân Nguyên đây. Chúng mình đến nhà hàng nào ngon nhất đi.

Cả bọn im lặng.Thằng bạn tao nói nhỏ:

-Bọn tao chưa bao giờ được bước vào nhà hàng, làm sao biết ở đâu ngon.

Năm đó 97, hay 98 gì đó. Nhìn những thằng bạn lính hốc hác nhớ thương mình, bao nhiêu năm sau hoà bình, vẫn hốc hác.Thế là đến lượt tao khóc. Rồi cả bọn lại ôm nhau khóc như trẻ con.

Lập à, khi đó anh chợt nhìn ra cửa sổ,

Thấy cay mắt.

Như có nhiều ngôi sao màu cỏ úa lang thang đâu đó, ngoài bầu trời.

Đi qua và ngoái đầu nhìn lại.