Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

ĐÔI DÒNG TRAO ĐỔI CÙNG TÁC GIẢ NGUYỄN NGỌC TÂM

Nguyễn Đức Dương

Trước hết, xin tác giả hãy nhận từ tôi lời cảm ơn chân thành vì những góp ý chân tình và giàu sức thuyết phục xung quanh những điều tôi viết (mà không chỉ trên Văn Việt!).

Tuy nhiên, đã có lời nói đi thì xin cũng được có đôi lời thưa lại, đúng như tinh thần dân chủ của mọi cuộc trao đổi.

1. Đầu tiên, tôi xin đi vào hai chữ “ngu dân”.

Theo tác giả, cụm này trong tiếng Hán có hai nghĩa: (a) ‘dân ngu’ và (b) ‘làm cho dân ngu đi’.

Nhưng đó là chuyện trong tiếng Hán. Chứ còn trong tiếng ta, theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê cb.) cụm này chỉ có vẻn vẹn một nghĩa là ‘Kìm hãm dân chúng trong vòng ngu muội, dốt nát để dễ bề cai trị’ mà thôi. Chính vì lẽ ấy, tôi thành thực nghĩ rằng lời phát biểu của PGS TS Phạm Tú Châu vẫn là bất ổn đối với người Việt. Nói khác đi, người Việt chúng ta chỉ dùng “NGU DÂN” với tư cách là cụm động từ diễn đạt cái nghĩa ‘làm cho dốt nát’ mà thôi (chứ chả dùng cụm ấy cả với tư cách cụm tính từ nữa để diễn đạt cái nghĩa ‘dân ngu’, như tiếng Hán)!

2. Ý kiến của tác giả về câu TN “Cờ ngoài ; bài trong” là hoàn toàn xác đáng. Vì thế, tôi xin cảm ơn tác giả và xin chỉnh lại lời cắt nghĩa bất ổn trót đưa ra trước đây như sau: (Với) cờ (thì mọi đường đi nước bước để giành phần thắng đều nằm ở bên) ngoài [tức trên bàn cờ]; (với) bài (thì mọi đường đi nước bước để giành phần thắng đều nằm ở bên) trong [tức trong đầu của mỗi đối thủ].

3. Cuối cùng, xin có đôi lời về chữ “NỂ” trong câu TN “Ăn nể ngồi không non đống cũng lở”.

Tuy Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê cb.) quên thu thập cụm ĂN NỂ, nhưng nhờ vào lời giảng cụm “Ở NỂ” (với nghĩa ‘không’) của học giả họ Huỳnh trong cuốn Đại Nam quấc âm tự vị, chúng ta chắc cũng có thể suy ra được rằng: nghĩa của (riêng) từ NỂ là ‘KHÔNG’. Nói khác đi, NỂ không chỉ là một từ cổ (nay đã phần nào “tuyệt tích”), mà còn là thành viên của chuỗi từ phủ định hiện vẫn còn bắt gặp trong tiếng ta: không, chả, chẳng, chăng, chớ, đừng, dưng, , , suông, chay và một số từ phủ định khác nữa. Điểm nổi bật của chuỗi này là nghĩa của một số thành viên trong chuỗi chỉ lộ rõ ra khi được dùng làm hợp phần của một số cụm cụ thể, chẳng hạn, người dưng, nước , ăn , cấy chay, [sáng] trăng suông, v.v..

Từ những gì vừa nói, chúng ta có thể rút ra kết luận: nghĩa của cụm ĂN NỂ trong câu TN trên xem ra vốn tương đồng gần như trọn vẹn với ‘Ăn không (ngồi rồi)’ (vốn được Từ điển tiếng Việt giảng là: ‘Chỉ ăn [mà] không làm’). Nói khác đi, ĂN NỂ chắc hẳn chả phải là ‘ăn rặt một thứ’, như tác giả bài trao đổi giả định. Ấy là chưa kể, nếu chỉ ăn rặt một thứ, như rau chẳng hạn, thì “NON ĐỒNG” e khó mà lở nổi, ngay cả với cái giá rau đắt đỏ như hiện thời!

Rất mong được tác giả nhín chút ít thì giờ đọc qua mấy dòng vừa trao đổi và nếu thấy cần xin tiếp tục trao đổi thêm.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn.