Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024

Lời bạt cho tập “Thơ Mỹ một thời đáng nhớ”

Khế Iêm

Được sự đồng ý của nhà thơ Mark Jarman, đồng biên tập (với David Mason) tuyển tập “Rebel Angels: 25 Poets Of The New Formalism” (Những Thiên Thần Nổi Loạn: 25 Nhà Thơ Tân Hình Thức) do Story Line Press xuất bản năm 1998. Tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số bài thơ dịch, trích trong tuyển tập này. Trong tuyển tập cũng có sự đồng ý của Mark Jarman và những nhà thơ tự do, đặc biệt có 4 nhà thơ thường liên lạc với tôi qua tờ báo song ngữ Poetry Journal In Print (2016 – 2020). Đó là Frederick Turner, Frederick Feirstein, Tom Riordan, Dana Gioia... và gửi những tác phẩm thơ nổi tiếng tặng tôi, như Dark Energy, New and Selected Poems, Fathering của Frederick Fei­estein; 99 Poems, New & Selected, Studing With Miss Bishop, The Ballad of Jesus Ortiz của Dana Gioia; Strange Seasons của Stanley H. Barkan; The Brittle Sea của Paul Henry...

“Những Thiên Thần Nổi Loạn” là dòng thơ thơ Tân hình thức Mỹ đầu tiên, hồi phục lại thể luật (cũng giống như thơ vần điệu Việt), quan trọng hơn, hồi phục lại nhịp điệu thơ đã mất sau một thời kỳ dài của thơ tự do. Những bài thơ trong tuyển tập vì thế, bao gồm những bài thơ thể luật, có vần không vần. Khi dịch, tôi vẫn giữ nguyên số âm tiết của dòng thơ (10 hoặc 8 âm tiết), tương đương với số chữ trong thơ Việt, và không vần. Bởi vì hình dạng đều đặn của dòng thơ, tạo tâm lý thoải mái khi đọc, không bị cảm giác vướng mắt vì dòng dài ngắn như thơ tự do.

Nhịp điệu ròn rã và nghệ thuật ngôn từ của ngôn ngữ tiếng Anh, không nhấn, nhấn, do thể luật tạo ra, dĩ nhiên, khi chuyển qua tiếng Việt, chúng ta cần đọc chậm từng chữ, để tiếp thu ý tưởng. Nhờ vậy, dù là thể luật hay tự do, qua bản dịch, có nhiều cái hay, lạ lẫm, không kém phần mơ mộng, chẳng khác gì một dòng thơ mới.

Qua dạng thơ song ngữ, bạn đọc có thể đọc trực tiếp nguyên bản tiếng Anh để nghe âm thanh nhịp điệu và thưởng thức nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thơ (là một yếu tố quan trọng), cũng như bản dịch tiếng Việt. Dĩ nhiên, người đọc cần phải am hiểu tiếng Anh, để có được niềm vui và hứng khởi.

Riêng về phần thơ tự do, bao gồm những nhà thơ quen biết khi tôi tham gia “Poetry Circle Forum” trên online, với những bài thơ The Black Cat (Con Mèo Đen), Coffee (Cà Phê), Open-Air Market (Chợ Trời)... vào tháng 12 năm 2007. Và lúc làm tờ song ngữ Poetry Journal In Print, tôi nhận được sự tham gia của những nhà thơ nổi tiếng Mỹ, và họ gửi sáng tác tới để dịch sang tiếng Việt. Tất cả những bản dịch đều đã đăng trên tờ báo song ngữ.

Tổng kết: Gồm 240 bài thơ tiếng Anh, Mỹ và thế giới, với 18 tác giả thơ thể điệu (traditional verses) và 40 tác giả thơ tự do (free-verses).

Thơ Mỹ sau gần nửa thế kỷ với những trường phái thơ tự do, đến cuối thập niên 1980s, chuyển qua thể luật, với trường phái thơ Tân hình thức. Sau đó, thơ không còn trường phái nào nữa, ngoài thể luật và tự do, ai muốn làm gì thì làm, với ngôn ngữ đời thường và ý tưởng liền lạc, nói lên tâm tư của người làm thơ, dù là phương Đông hay phương Tây, vẫn có những điểm giống nhau, tuy rằng, mỗi nền văn hóa mỗi khác.

Nói chung, dịch thơ từ tiếng Anh qua tiếng Việt là điều rất khó, đòi hỏi nhiều công sức. Dịch, không hề dịch nghĩa chữ mà dịch ý nghĩa của bài thơ. Vì vậy, bản dịch tiếng Việt giúp bạn đọc quan tâm tới thơ Mỹ, hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ thơ. Trong chiều hướng thơ quay về đời sống, ngôn ngữ thơ khó nắm bắt vì nhà thơ thường hay sử dụng ngôn ngữ trần trụi của đường phố với những tiếng lóng, đặc ngữ, và cả những ẩn dụ về văn hóa, xã hội, lịch sử ... Và như thế người dịch cần liên hệ và trao đổi với tác giả để tìm ra ý nghĩa chính xác của bài thơ, vì có nhiều bài thơ, ý nghĩa ở đằng sau những con chữ. Ngừơi đọc thơ, phải đọc chính nguyên bản tiếng Anh nhiều lần trước khi đọc qua phần dịch tiếng Việt. Đọc nguyên bản để lắng nghe âm thanh và nghệ thuật của ngôn ngữ và đọc bản dịch tiếng Việt để nắm bắt ý thơ. Lúc đó mới hòan tất qui trình đọc và người đọc sẽ thưởng thức bài thơ một cách tòan vẹn.

Vai trò của người dịch trở nên quan trọng vì những nhà thơ Việt và Mỹ đều mong ước có được những người đọc khác ngôn ngữ và văn hóa. Đó là một nhu cầu mới xuất hiện, bất ngờ và ngạc nhiên. Như nhà thơ Mỹ Frederick Turner, trong một email, đã bày tỏ, “Đây là thời điểm thích hợp cho cuộc gặp gỡ thật sự giữa những nhà thơ Việt và Mỹ, kết hợp bởi thảm họa đã được chia sẻ và, tôi tin, một chủ nghĩa nhân văn sâu xa có nền tảng và tính lạc quan.” Như vậy, tuy thơ không thể dịch, nhưng vẫn cần dịch, chỉ có điều là phải dịch và đọc thơ dịch như thế nào để có hiệu quả nơi người đọc.

Đối với thơ song ngữ Anh và Việt, một lợi ích không nhỏ đối với người đọc và những nhà thơ Việt, là sẽ học hỏi thêm, không những về ngôn ngữ và văn hóa, mà còn tiếp thu được cách làm thơ, nhận ra sự khác biệt giữa hai dòng thơ, học hỏi kinh nghiệm của những nhà thơ Mỹ và làm giàu cho thơ Việt. Thơ song ngữ, không chỉ những bạn trẻ ở Việt nam đọc mà ngay cả những bạn trẻ Việt nam ở Mỹ cũng đọc, nếu họ muốn trau dồi thêm tiếng mẹ đẻ. Đọc song ngữ là một tiến trình hỗ tương, qua bản chính, người đọc có khuynh hướng đi tìm bản dịch và ngược lại qua bản dịch người đọc sẽ quay lại đọc bản chính. Trong thời đại Inter­net, có lẽ, thơ đang là một phương tiện ngắn gọn và trực tiếp để tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa giữa các sắc dân. Thế giới đang thu nhỏ và mỗi nền văn hóa là những người anh em, cùng một mẹ nhân loại, cần chia sẻ và cảm thông, chung sống trong an bình và làm cuộc đời thêm hương sắc.

Thơ là một kỹ năng (craft), bởi đó là nghệ thuật của con người. Và để đạt tới kỹ năng, phải nắm bắt và lắng được thứ âm thanh tinh tế của ngôn ngữ, vì vậy mà những nhà thơ thật sự thì hiếm hoi, nói như Charles Bukowski, “Thượng đế đã sinh ra rất nhiều nhà thơ nhưng lại rất ít thơ”. Điều kỳ dị là sự thực hành và tinh thông kỹ năng thường bị coi là gò bó. Người làm thơ thỉnh thoảng được khuyên là đừng bận tâm tới luật tắc, điệp vận hay hình ảnh vì chúng không tự nhiên. Dĩ nhiên, chúng không tự nhiên nếu chúng ta không làm chúng thành tự nhiên. Trong tất mọi ngành nghệ thuật, người nghệ sĩ phải học kỹ thuật (technique) để có kỹ năng, có khi phải học cả đời, tại sao thơ lại khác với những ngành khác? Âm nhạc, kịch nghệ, cải lương không những người sáng tác mà các nghệ sĩ trình diễn đều phải học kỹ năng, chỉ có thơ là không. Và nếu nhà thơ không chinh phục được kỹ thuật, thì làm sao trở thành nhà thơ? Một người mới tập đánh dương cầm, sẽ cho những âm thanh chỏi tai, và người nghe cho rằng nó không tự nhiên. Như vậy trong nghệ thuật, kỹ năng là tự nhiên thứ hai (second nature), và những nhà thơ bậc thầy, chúng ta đọc tưởng như không có kỹ năng, nhưng thật ra họ đã đạt tới trình độ có khả năng dấu đi kỹ năng. Kỹ năng tạo thành bởi luật tắc, và luật tắc là hạt giống mạnh mẽ, xác định trên con đường đẩy cái vỏ trứng để bước vào đời sống. Hình như trong sâu thẳm, mọi thứ đều trở thành luật lệ.

Cuối cùng, thơ Mỹ, dù là thể luật hay tự do, ý tưởng liền lạc cũng giống như thơ Tân hình thức Việt.