Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2023

Môi trường - Vai trò - Đạo đức nghề nghiệp - Lương tâm người làm nghệ thuật

Hoan Doan

Khi còn trẻ, kiến thức, trải nghiệm nghề còn non nớt, tôi ngây thơ tin rằng người làm nghệ thuật nếu đã thành danh đương nhiên là người tài năng và mang tâm hồn nghệ sỹ lấp lánh.

Cùng với thời gian thực hành nghệ thuật, quan sát lộ trình của người làm nghề, tôi mới phát hiện ra, ở Việt Nam rất nhiều người có danh, thậm chí còn nổi như cồn trong giới nghệ thuật, thực chất lại là những kẻ khôn lỏi, cơ hội, chiêu trò, thỏa hiệp thậm chí phục dịch để có tấm vé lưu hành vào các "dự án nghệ thuật" trong nước và quốc tế theo chỉ đạo cấp trên.

Cũng không có gì để bàn nếu họ cứ lặng lẽ mà làm giả ăn thật. Nhưng khốn nỗi, những kẻ bất tài phải dựa vào tấc lưỡi bon chen để có cơ hội thì càng muốn có cơ hội càng phải xòe lông xòe cánh chứng minh năng lực xu nịnh và "làm được việc" cho lãnh đạo xem. Từ việc đi đâu cũng thấy anh kết nghĩa, em kết nghĩa, bạn tinh thần, chị tri kỉ, người tài năng nhân duyên sâu đậm, người anh em cùng chí hướng, mẹ nuôi, bố nuôi... vân vân mây mây..., tới việc không có "dự án nghệ thuật", cuộc gặp, cuộc triển lãm, trong cùng ngõ hẻm tới xa xỉ giải trí nào là không có mặt. Nói theo dân gian thì "không có tuần chay nào không có nước mắt". Trong khi tác phẩm thì mờ nhạt, tài chính thì không tự chủ. Nhìn qua cũng biết muốn đi thu thập thông tin khắp nơi như thế thì được "ai trả tiền" cho đi. Rồi làm nghệ thuật chỉ là cái vỏ, lấy cớ để theo dõi, lập hồ sơ danh sách những cá nhân có tài năng, có tinh thần tự do là chính.

Hoặc là kẻ làm nghệ thuật là chính nhưng vì tâm tà và lại kém tài nên tác phẩm và người đều âm lịch nhưng lại háo danh thì đành thỏa hiệp, đành làm cave nghệ thuật để vào được băng đảng nghệ thuật – nơi chẳng cần bàn tới sáng tạo, chỉ cần giả vờ làm cho có rồi cũng triển lãm tranh, xuất bản sách, ra mắt phim, sản xuất nhạc, tạc tượng khổng lồ...mà vẫn được tung hô, thổi nhau lên đỉnh danh vọng một cách "có hệ thống". Đúng là có hệ thống vì họ có nhiều chục ngàn dư luận viên khắp các mặt trận, chưa kể đám đồng nghiệp cùng hang ổ cùng ăn lương cấp trên thì phải xoắn vào mà ủn mông nhau cho rôm rả, thì sau tới lượt mình nó mới còm, mới bấm thích, mới rôm... thành ra thứ "nghệ thuật" mà họ tạo ra chẳng hơn gì một đống cháo vữa.

Rồi còn kẻ có chút học thuật, như thợ lành nghề nhưng mắc bệnh hoang tưởng, huyễn hoặc bản thân. Tự lộng ngôn giao giảng định hướng nghệ thuật và coi mình là biểu tượng.

Người làm nghề tử tế thì chẳng ai ngửi được, chỉ thương những khán giả mới chớm yêu nghệ thuật hay những bạn trẻ còn non nớt chẳng có cơ hội được ăn nghệ thuật chân chính.

Nếu những "nghệ sỹ bịp" ấy mới hăm nhăm, ba mươi thì tôi vẫn có thể thông cảm. Con người mà, tuổi trẻ bồng bột, cái tôi còn ngồi trên nóc nhà, trải nghiệm chưa đủ dễ ngộ nhận bản thân. Nhưng nhìn họ kìa, lăn lộn bao năm mới vào được hệ thống chính thống, tóc đã hai màu, mặt đã âm dương, họ hiểu quá rõ cái mâm nào họ đang ngồi, khả năng của mình đến đâu vậy mà vẫn tiếp tục lừa bịp diễn trò. Một người làm nghề chân chính, có nhân cách không ai dám vỗ ngực xưng danh như thế. Tôi cho đó là những kẻ tội đồ. Họ có tội với lương tâm, có tội với dân tộc. Bởi họ đã kéo lùi sự phát triển của nghệ thuật, chà đạp lên những giá trị, đổi trắng thay đen, bẻ cong bản chất... khiến nhiều thế hệ sẽ mất vị giác nghệ thuật, mất phương hướng hòa nhập với thế giới.

Vì bị soi gương bẩn nên cũng sinh ra bao nhiêu nghệ sỹ rởm không ăn lương cấp trên nhưng thấy xung quanh họ chơi bẩn, nói kiểu dân dã thì là thấy đồng nghiệp "thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm" thì cũng chả tội gì mà không đu dây đú trend kiểu cơ hội "tát nước theo mưa". Thành ra cái sự nhộn nhạo, đánh lận con đen càng nở hoa họa rực rỡ.

Nghệ thuật Viêt Nam chẳng thiếu các sự kiện lớn bé, thậm chí còn nhộn nhịp, trăm hoa thối đua nở. Nhưng có đếm được nổi nửa bàn tay sự kiện đáng để xem mỗi năm?

Cũng có một số người nghệ sỹ bịp chợt nhận ra nhưng hèn nhát không dám từ bỏ, bỏ thì giờ trắng tay à? Đang được tung hô dù ảo vẫn còn có tí mà vỗ ngực với đời, chứ tài năng chả có, cần cù cũng không, giờ đập đi chơi mới thì có gì ngoài cái thân tàn và linh hồn ma dại để mà làm lại. Thi thoảng lương tâm trỗi dậy, trong lúc xúc động nghẹn ngào họ cũng ra đời được nửa phần tác phẩm gây xúc động nhưng cũng chẳng thể nào dấu được mùi tanh và cái đuôi con cáo. Luật Vũ Trụ công bằng, thưa mà không lọt!

Nghệ sỹ bẩn phát triển vượt trội về quân số cũng không thể không kể tới sự ăn theo của đám tổ chức sự kiện, các con buôn nghệ thuật và đặc biệt là những nhà phê bình nghệ thuật hắc ám. Cũng đúng thôi, có cầu ắt có cung. Nếu vai trò của nhà phê bình nghệ thuật là công nhận những giá trị đã được tạo ra và tìm kiếm những nhân tố sáng tạo mới để quan sát. Thì ở đây, phê bình nghệ thuật phần lớn là con vẹt nhai đi nhai lại những kiến thức cũ mèm, nhà phê bình kết hợp với nghệ sỹ rởm tung hô nhau cho một phi vụ làm ăn. Ở đó nghệ sỹ bịp bán được nhiều tác phẩm nhờ có danh do nhà phê bình hắc ám kích đẩy. Còn nhà phê bình thì hèn hạ ăn chia hay có phong bì đút túi, hai kẻ buôn gian tung hứng nhịp nhàng. Đúng là chẳng có kịch nào mà họ không dám diễn.

Ngoài ra cũng phải kể đến "Nghệ sỹ tắt lửa", tôi tạm dùng từ tự chế này, vì tôi nghĩ ở một giai đoạn nào đó họ đã từng làm xong một số việc cho nghệ thuật. Nhưng vì năng lượng hay khát khao làm nghề chỉ như chiếc đèn có kém nửa bình dầu. Cháy tới đó đã là cạn kiệt. Nhưng họ không thu lại để dung nạp thêm mà khi thấy sắp tắt lại lao ra ngoài, cố gắng mọi cách để cả thế gian biết có sự tồn tại của mình. Người trong nghề gọi họ là cave nghệ thuật hay ăn mày quá khứ. Vô tình trong quá trình cố gắng để tiếp tục le lói sáng, họ bị xô đẩy vào cùng nhóm nghệ sỹ bẩn. Đôi giày sạch thì đi đâu cũng phải giữ gìn, nhìn trước ngó sau chọn chỗ sạch mà bước. Một lần sơ sểnh giẫm phải vũng bùn hay đống cứt chó thì lần sau đôi giày ấy chỗ nào cũng lội. Thật sự đáng tiếc.

Buồn nhất là, khi quay vào đối diện với chính mình, khi nhận ra mình chẳng là gì so với cái bóng to đồ sộ mình tự huyễn hoặc và bị bọn chúng thổi phồng. Lương tâm day dứt mà không có lối thoát.

Những linh hồn thoái hóa!

Tôi may mắn gặp một vài người thực hành nghệ thuật chân chính, họ chưa bao giờ vỗ ngực nhận mình là nghệ sỹ. Nhưng khối lượng sáng tạo đồ sộ, sản phẩm nghệ thuật đầu tư tâm huyết và quan trọng nhất họ có thứ mà đám nghệ rởm không bao giờ có: "Tài Năng, Năng lượng, khao khát tìm tòi cái mới". Cũng có lúc tôi thấy họ bị kích động trước những cái ác, cái điêu ngoa, cái xấu ngập tràn khắp nơi mà chửi đổng tất cả, thu mình và gạn lọc người chơi. Với họ cô độc là để giữ cho mình lương tâm trong sạch và sự tôn nghiêm để làm nghề.

Kể cũng đúng, lịch sử nghệ thuật không thiếu những thiên tài cô độc. Đơn giản vì tư duy họ đã phát triển đi quá xa so với đám đông, tâm thức cũng không còn bám chấp với vật chất thông thường, người hiểu họ thật ít, họ cũng chẳng cần nhu cầu ngoại giao buông tuồng bởi đám đông sẽ làm phân tán và mất năng lượng tập trung.

Ẩn mình một cách tự nhiên là cách giúp họ tìm tòi sáng tạo, yên tĩnh giúp họ câu thông với năng lượng vũ trụ.

Với tôi, họ là những nghệ sỹ chân chính. Có thể cả xã hội không nhìn ra họ, có thể tới cuối đời họ vẫn nghèo vật chất (theo con mắt nhìn của người thế gian) nhưng tôi chắc chắn tâm hồn họ lung linh ánh sáng, tinh thần họ gần với các đấng tỉnh thức, họ không cần vật chất nhưng thừa giá trị để lặng lẽ cống hiến, họ đã tự trồng cho mình vô vàn phước báu gửi vào không gian, tôi thì hay đùa đó là tiền tiết kiệm các nghệ sĩ gửi vào tương lai. Lịch sử sẽ gọi tên họ, các thế hệ sau được thừa hưởng giá trị mà họ để lại, họ đã sống một cuộc đời rực rỡ !

Đừng quên! Vũ Trụ chưa bao giờ ngừng quan sát chúng ta!

20/11/2023

H. D

404040919_10163318699249968_7000095464850622144_n

Ảnh internet