Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Những tù nhân của sách giáo khoa

Thái Hạo

Cho đến hôm nay, đã là năm thứ 5 triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông mới của cuộc “Đổi mới căn bản toàn diện” thế mà nhà nước và dân tình vẫn còn đang cãi nhau những chuyện như “Bộ Giáo dục có nên biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa không?”, thì phải nói là cạn lời.

Không những thế, trong “Hội nghị góp ý kiến về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông 2018” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 2/8, ông GS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Dân chủ, Pháp luật của Ủy ban còn phát biểu "Không nên xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa mà Nhà nước nên đầu tư để có bộ sách giáo khoa chuẩn cho học sinh".

Ô, thế nào là “chuẩn”? Những bộ đã biên soạn và in cho học sinh học mấy năm nay không “chuẩn” à? Vậy ai đã duyệt, ai đã cấp phép, ai đã cho in? Và lấy gì để làm căn cứ cho một bộ sách do Bộ Giáo dục biên soạn sẽ là “chuẩn” hơn? Rồi những bộ sách trước đây (như bộ 2000) là ai biên soạn, có “chuẩn” không mà lại phải thay?

Thời Pháp thuộc, cái thời mà “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào” (Hồ Chí Minh) nhưng một ông giáo tiểu học nếu thích viết sách giáo khoa thì cứ việc viết, xong thì mang lên Nha học chính cho họ duyệt, “ok” thì mang in rồi đưa ra cửa hàng mà bán. Ai cũng có thể viết, bao nhiêu bộ thì tùy, giáo viên và học sinh thích bộ nào thì mua bộ ấy về mà học mà dạy. Thời Việt Nam Cộng Hòa cũng thế, rồi các nước trên thế giới bây giờ đều thế cả.

Nhưng lạ thay, sau khi “cả hệ thống chính trị vào cuộc” và hạ được một cái quyết tâm lịch sử để đến được “cái ngày xửa ngày xưa” đó, là “Một chương trình nhiều bộ sách”, thì nay người ta lại đòi quay về với vạch xuất phát: một bộ sách.

Cuộc “đổi mới” cứ càng làm càng đi thụt lùi. Vì bàn lùi. Từ chỗ “nhiều bộ sách”, rồi chốt 5 bộ, cuối cùng thì quyết 3 bộ; từ môn Lịch sử là “lựa chọn”, đến khi chuẩn bị vào năm học mới thì “rầm rộ đấu tranh” để cuối cùng thành “bắt buộc”; từ tích hợp liên môn, giờ cũng đang la ó để đòi trở lại đơn môn...

Có lẽ đúng, giáo dục Việt Nam là dành cho người Việt Nam, nên nó chỉ cần dùng một bộ sách thôi, như Kinh Thánh ấy, thi là tụng cho thuộc rồi vào mà chép lại, kiểu “Tử viết...”, là xong.

Suốt ngày kêu la rằng giáo dục xuống cấp, trì trệ, bó buộc, ngột ngạt; nào là nạn văn mẫu, nào là nạn đọc chép, nào là ghi nhớ máy móc, nào là nhồi nhét kiến thức v.v., nhưng thả ra một cái là “Em chã. Em chã”.

Các bộ ban ngành thì đầu voi đuôi chuột, hô “đổi mới” rõ to nhưng triển khai thì hình thức, qua loa, đại khái, lúng túng, bị động; tập huấn thì cưỡi ngựa xem hoa, trường ốc thì thiếu thốn đủ bề...; giáo viên và dân tình thì “Ối dồi ôi! Ai lại làm thế! biết thi làm sao! Biết dạy làm sao! Em chã. Em chã...”.

Loay hoay một hồi thì cái máng của ông lão đánh cá lại lờ mờ hiện ra trong sương mù. Thôi, thì cứ thế đi cho nó đậm đà bản sắc dân tộc.

Bỗng nhớ mấy câu thơ, không biết của ai*:

Con đường hàng tỉnh tôi đi

Ba mươi năm ấy có gì đổi thay

Vẫn là mái rạ tường xây

Ven đường vẫn một hàng cây xà cừ

Cái lão dong trâu đi bừa

Là con ông cụ ngày xưa đi cày.

T. H

* Mấy câu này thuộc bài thơ “Con đường hàng tỉnh” của nhà thơ - nhà báo Trần Ngọc Thụ, nguyên Trưởng ban Chuyên đề Đài Tiếng nói Việt Nam.