Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2023

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 247): Phạm Duy: Tuyển tập Dân ca 12 nước “Vòng Tay Thế Giới”

T.Vấn & Bạn Hữu

Giới thiệu các Tuyển Tập Nhạc

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” đã gởi đến quý độc giả gần 250 bản nhạc xuất bản trước biến cố tháng 4/1975 tại miền Nam Việt Nam dưới hình thức tờ nhạc rời, khổ đôi (27cmx21cm), một hình thức xuất bản nhạc rất phổ thông bắt đầu từ thập niên 1930s cho đến 1975. Theo nhạc sĩ Lê Thương trong Lời Bạt viết cho tuyển tập nhạc Tiền Chiến xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn thì “Từ đầu 1939, một số bài nhạc của vài nhóm đã thấy treo bán tại các hiệu sách.”

Rồi từ sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm tháng 11/1963, giới yêu nhạc miền Nam đón nhận một hình thức xuất bản nhạc khác, đó là những tập nhạc (gồm nhiều bài) in chung như một quyển sách, nhưng khổ lớn hơn cho phù hợp với việc kẻ nhạc (khoảng trên dưới 20cmx20cm). Những tập nhạc này, có khi là tuyển tập của nhiều tác giả viết về nhiều đề tài khác nhau, có khi là tuyển tập của nhiều tác giả viết về cùng một đề tài (chiến tranh, tình yêu, thân phận, v.v.). Phổ biến nhất là những tuyển tập các bài nhạc của cùng một tác giả thời danh (Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, v.v.). Tất nhiên, số lượng các tập nhạc xuất bản dưới hình thức này không đáng kể so với hình thức xuất bản tờ nhạc của từng bài đơn lẻ như đã được giới thiệu trong chuyên mục.

Chúng tôi hiện có trong tay khoảng hơn 10 tập nhạc như nói trên: tuyển tập nhiều tác giả, tuyển tập của một tác giả (Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng…) với mỗi tập là một đề tài thời thượng (chiến tranh, tình yêu, thân phận, v.v.). Tuy không nhiều, nhưng nói chung, những tuyển tập này phản ánh chính xác sinh hoạt ca nhạc của miền Nam trước 1975. Trong mục đích gìn vàng giữ ngọc, trân trọng kỷ niệm của một thời, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu nội dung từng tuyển tập, cũng với hình thức một bản scan bài nhạc, kèm theo phần âm thanh MP3 hoặc đường dẫn Youtube. Và nếu có thể, một vài giai thoại về cả tập nhạc, hay từng bài nhạc trong tập.

Cũng như với gần 250 bài nhạc đã giới thiệu của chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, chúng tôi mong nhận được sự góp ý, bổ sung cho các sai sót (nếu có) của nhóm thực hiện, đến từ quý độc giả.

Quỹ thời gian của anh em chúng tôi, cũng như của giới mộ điệu và hiểu biết về âm nhạc miền Nam, chẳng còn lại bao nhiêu. Hy vọng chúng ta sẽ có đủ thời gian để cùng nhau góp sức thu về và lưu giữ di sản âm nhạc của miền Nam cho các thế hệ mai sau.

Nhóm Thực Hiện

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

clip_image010

clip_image012

clip_image014

Tuyển tập Dân ca 12 nước “Vòng Tay Thế Giới” của nhạc sĩ Phạm Duy được nhà xuất bản Quảng Hóa ấn hành năm 1970 dựa phần lớn vào ấn bản năm 1966 mang tên “Dân Ca Folk Songs – Tập tuyển Dân Ca Việt Nam và quốc tế” (xin đọc thêm trong bản chụp Lời Tựa của bản 1970 ở trên).

Chúng tôi  cũng đã được xem bản PDF của tập “Dân Ca Folk Songs – Tập tuyển Dân Ca Việt Nam và quốc tế” đăng trên Website của nhạc sĩ Phạm Duy. Nhận xét chung, ngoài nội dung có thêm (và bớt) vài bài của tập xuất bản 1970 so với tập xuất bản 1966, còn có một số bài được/bị đổi tên (chúng tôi sẽ nhắc đến trong phần đi vào chi tiết từng bài). Trong website  Phamduy.com – Trang web lưu giữ di sản âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy chúng tôi không thấy có Tuyển tập Dân ca 12 nước “Vòng Tay Thế Giới” mà chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu trong chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” kể từ kỳ này.

Nhóm Thực Hiện

(T.Vấn & Bạn Hữu – VĂN HỌC và ĐỜI SỐNG)