Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

6 và 9

Lưu Trọng Văn

image

Nhà văn Nguyễn Một

Nguyễn Một đặt tên cuốn tiểu thuyết mới bóc tem của mình là “Từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9”. Chả ai mô tê hiểu vì sao sất.

Cậu lính Việt Nam cộng hoà đứng trên cầu nói vọng xuống sông: Bèo trôi hay Việt cộng trôi?

Có tiếng đáp: Việt cộng. Người lính bảo: Trôi lẹ đi cha nội kẻo Mỹ tới càn bây giờ.

Nhân vật chính là út Sơn có năm anh em, hai theo cộng sản, hai theo quốc gia, cha của năm đứa con bảo: “Thằng Sơn cấm tiệt theo phe nào anh em bắn giết nhau, để còn trông coi mồ mả tổ tiên với nối dòng giống”.

Sơn trốn lính cả hai bên, thế rồi không trốn được một… cuộc tình, một cô nàng xinh đẹp.

Một bảo, thực chất Một viết chuyện tình thôi chứ chả viết về chiến tranh. Một nói vậy, quyền của Một.

Người đọc bảo rằng, thằng Một èng èng vậy mà cả gan dựng lại chân thật quá, sống quá cái thời mà ông bên cộng sản né viết về ông quốc gia, ông quốc gia né viết về ông cộng sản.

Một cho lên bàn cân, cân tất chuyện của cả hai phe. Mà thú vị nhất chuyện cứ đan xen nhau một hồi chả biết rốt cuộc, Một đứng về phe nào.

Cái hay, cái tài của chàng nhà văn quê xứ Quảng Nôm là thế đấy.

Này thì, Diễm có anh đi lính quốc gia nhưng ba của Diễm lại tiếp tế cho cộng sản. Diễm tử tế, Tâm anh trai Diễm tử tế, ba Diễm lại càng tử tế.

Này thì, Sơn yêu Diễm mà gia đình Sơn, hai anh theo quốc gia, hai anh theo cộng sản. Hai anh theo quốc gia bị chết, một anh theo cộng sản cũng bị chết, còn một anh tuy không bị chết nhưng bị đạn xẻo mất cái cần nối giống.

Thế là cậu Sơn không phe nào phải quyết yêu và quyết có con để nối giống. Và tất cả cũng đều rất tử tế, rất yêu quê, thương mẹ cha và cũng rất lý tưởng nữa mới lạ chứ.

Đám tang hai anh theo cộng sản được chính quyền cách mạng lo chu đáo, nhưng cái hòm của anh lính quốc gia cũng được hương khói cùng. Bà mẹ ôm cả ba quan tài mà khóc một câu thôi: Ối các con ơi!

Nước mắt cứ đẫm kẻ đọc dù các con chữ của Một chả cường điệu, chả nống đau. Kể, và kể thế thôi.

Giật mình con số 6 và con số 9. Giời ạ, là một, nhõn một nếu xoay cùng chiều với nhau.

Thế mà bao người chết, bao tan hoang, bao bi kịch cuộc chiến.

Mới đau!

image