Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Bửu Sơn Kỳ Hương của Lý Lan

Dạ Ngân

image

Lý Lan, Trần Thùy Mai và Dạ Ngân là ba cây bút văn xuôi nữ trẻ ở Trại viết Vũng Tàu 1982. Số phận đưa đẩy, rồi hai cô bạn ấy cũng tót sang Mỹ, và tôi thì “chung thân” ở đây. Viết tiếng Việt, tiểu thuyết lịch sử, ấy là sự lựa chọn, theo tôi là có lựa chọn kỹ càng và thông minh và tâm huyết của hai bạn ấy. Trần Thùy Mai với hai bộ tiểu thuyết đồ sộ về các nhân vật nữ có sức chi phối lớn triều Nguyễn, được đánh giá là xuất sắc. Lý Lan sau Tiểu thuyết Đàn bà (tôi đánh giá cao mà không hiểu sao như là chìm nghỉm ở trong nước), lần này, năm 2022 là Bửu Sơn Kỳ Hương, lập tức nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2022.

Tôi mua đọc vì Lý Lan. Đọc một tuần. Thích không? Rất thích – với tôi, với tôi thôi – còn chưa chắc với các bạn ở miền ngoài. Vì sao? Vì không gian Nam kỳ của tôi, vì những nhân vật kỳ lạ thậm chí như là kỳ cục thời khẩn hoang vừa ráo riết vừa hoang dã vừa quá nhiều chết chóc trước khi người Pháp chính thức chiếm đóng Việt Nam. Vì sao nữa? Vì từ ngữ, ngôn ngữ tác giả gợi nhớ thời Sơn Nam, phải, tác giả nhất quyết dùng những từ của người Nam thời đó và, nếu khiến bạn đọc ngoài ngoải muốn đọc hiểu, có lẽ phải cần từ điển phương ngữ của tiến sĩ Huỳnh Công Tín ở Đại học Cần Thơ.

Vì vậy tôi càng thích. Là được đi ngược bằng vó ngựa và ghe thuyền từ nửa đầu thế ký 19, tức 100 năm trước khi tôi ra đời. Một tiểu thuyết rậm rạp mà thông thoáng, phong phú di dân và lưu dân, có người Minh Hương và người Nam, sự run rủi ấy được tái hiện chấm phá nhưng tài hoa, khiến phải nhớ phải yêu và phải ứa nước mắt vì sự quần tụ chật vật, gian truân, keo sơn giữa người Hoa và người Nam bên cạnh người Thổ bản địa (sớm nắng chiều mưa). Ôi, lịch sử bề bộn và bầm dập, và sơ khai quá thú vị với biết bao phận người đặc thù cồn bãi sông ngòi lau lạch không đâu trên đất nước này giống như thế cả. Chính vì vậy mà nó vừa công phu vừa đặc sắc, quyển tiểu thuyết gọn ghẽ vừa vặn, 340 trang.

Bửu Sơn Kỳ Hương là một tôn giáo Lành, các bạn có thể Google cũng rõ. Lý Lan chọn nhân vật điểm tựa là Phật Thầy, để mô tả mọi thứ xung quanh con người huyền thoại ấy, như cây như núi mà như gió như mây. Vì vậy mà ngát hương, tỏa hương và mông lung, khiến bồi hồi tới những trang cuối cùng với những nghĩa binh Bảy Thưa khí khái trong những ngày kháng cự tuyệt vọng, phải, lung linh một cách tuyệt vọng khi triều đình đã đầu hàng mà phật tử Tứ Ân của Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn không buông khí giới. Còn để hiểu thêm khí quyển sinh học, khí quyển địa dư, khí quyển văn hóa và lối sống cận thủy, có khi cầm thủy… đã làm ra các loại tôn giáo lạ tai với miền ngoài: Cao Đài, Hòa Hảo, Đạo Dừa…

Vui và thích lắm lắm Lý Lan à. Gừng càng già cáng cay đó nha. Như thang thuốc bằng nhiều loại lá cỏ, ngấm từ từ và nghe bổ tận tâm can.