Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 205): Phạm Thế Mỹ: Thương Quá Việt Nam

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2022)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Thương Quá Việt Nam – Sáng tác: Phạm Thế Mỹ

Trình bày: Duy Khánh & Hương Lan

Nghe thêm:

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (53)- Phạm Thế Mỹ

Đọc thêm:

Huyền Chiêu: PHẠM THẾ MỸ VÀ TÂM TÌNH HIẾN DÂNG

Đọc thêm:

CHIỀU CUỐI NĂM NGHE LẠI NHẠC PHẨM “THƯƠNG QUÁ VIỆT NAM” NHỚ PHẠM THẾ MỸ

Mang Viên Long

Tôi được “biết” nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ từ những năm còn ngồi ở trường Trung học Cường Đễ Qui Nhơn (1958 -1965), qua các bài hát rất được nhiều người ưa chuộng lúc bấy giờ như Nắng Lên Xóm Nghèo, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Đường Về Hai Thôn. rồi Bóng Mát... Tôi không có năng khiếu về âm nhạc, nhưng rất may - được sống chung và quen biết với nhiều bạn học, bạn văn, đồng nghiệp có khả năng âm nhạc, nên vẫn thường được nghe nhiều nhạc phẩm từ khi vừa được năm 1975, việc lưu hành băng đĩa, hay phổ biến các ca khúc còn hạn chế, ít oi, chủ yếu qua đài phát thanh và đài truyền hình). Những nhạc phẩm “mở đầu” ấy trong tôi về dòng nhạc tình cảm êm đềm, trong sáng, chân tình của Phạm Thế Mỹ đã khiến tôi rất ngưỡng mộ anh.

Phạm Thế Mỹ là người đồng hương An-nhơn với tôi (quê anh ở xã Nhơn-an, huyện An-nhơn), nhưng là bậc “đàn anh” trong các lãnh vực sinh hoạt văn nghệ, bởi anh lớn hơn tôi trên một giáp! Anh đã làm được nhiều việc, trong lúc tôi đang “tập tễnh” yêu thích văn chương. Mãi đến năm 1971, tôi đã ra trường Sư phạm đang dạy học ở Tuy-hòa, có dịp vào Saigon, nhà thơ Đam San (đang học ở Đại học Văn Khoa, viết văn lấy bút danh là Lương Châu – là người bạn học cũ cùng xóm) đưa tôi đến thăm chơi với mấy người bạn ở Viện Đại học Vạn Hạnh - tôi đã có dịp “quen” nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ở đây.

Khi Đam San giới thiệu, không ngờ anh Phạm Thế Mỹ đã nói: “Long cũng là đồng hương An-nhơn mà!” Anh ân cần thăm hỏi, chia sẻ cùng tôi cảm nhận về một số truyện ngắn của tôi đã đăng trên các báo. Cảm nhận đầu tiên về “con người” (tác giả) PTM trong tôi không có gì thay đổi so với trước đó: Anh vui vẻ, cởi mở, chân tình - không tỏ ra chút nào là “đàn anh” kênh kiệu như người nhạc sĩ người đồng hương thành danh khác! Con người anh, tình cảm anh, đã thể hiện rất rõ trong từng ca khúc thăm đượm tình quê, tình yêu, tình bằng hữu, tình đất nước; không “ngụy tạo” để lừa dối người khác! Tôi yêu thích nhạc anh, cũng từ con người chân phác, đôn hậu, chí tình của anh nữa. Âm nhạc (cũng như thơ & văn) – là chính con Người, không thể khác!

Sau năm 1978 - khoảng 1980, tôi về quê, nghỉ dạy, đang hành nghề “sửa khóa và làm chìa” ở hiên nhà, thì nhạc sĩ La Hữu Vang (đồng hương Bình định – đang ở đường Quang Trung. gần nhà tôi) bất ngờ đưa anh Phạm Thế Mỹ (và chị Diệu Lý) đến thăm. Gần mười năm không được tin nhau, gặp lại anh - tôi vô cùng ngạc nhiên và cảm động! Tiếp anh và ca sĩ Diệu Lý trong một hoàn cảnh rất khó khổ, lận đận - tôi vô cùng áy náy! Nhưng, dường như anh không hề quan tâm; tất cả đều vui vẻ cùng ngồi ở hiên nhà (bên cạnh tủ đồ nghề của tôi), trò chuyện, thăm hỏi nồng nhiệt như xưa. Tôi vội đi pha bình trà “cửa hàng phân phối” để cùng nhâm nhi cho đỡ nhạt. Tôi có “biết” chị Diệu Lý khi học ở Qui Nhơn, bởi hồi ấy chị đang là học sinh “nhí”của trường nữ tiểu học, nhưng là “giọng hát vàng” của các mùa thi hát, rất nổi tiếng! Đến lúc nầy, tôi mới có dịp “bày tỏ” lòng ngưỡng mộ tiếng hát ngày xưa của Diệu Lý khi chị đã là “giọng hát độc quyền” cho những ca khúc của Phạm Thế Mỹ…

Anh La Hữu Vang đang công tác ở phòng Văn hóa thông tin huyện, đã có nhã ý mời anh Phạm Thế Mỹ và Diệu Lý, dành cho quê nhà một đêm trình bày nhạc của anh. Anh PTM và DL đã rất hoan hỷ nhận lời trước tình cảm ưu ái của anh LHV và những anh chị em yêu quý nhạc PTM ở quê nhà.

Đêm nhạc của anh PTM được trình bày ở Hội trường của Thị trấn, có đông đảo anh chị em làm văn nghệ, giáo viên, học sinh, bà con ái mộ anh đến chia sẻ! Chị Diệu Lý đã trình diễn các ca khúc tâm huyết một thời của PTM với giọng hát điêu luyện, lôi cuốn, chân tình! Tôi rất tiếc là không kịp đưa tiễn hai người vào sáng sớm hôm sau.

Chiều nay, hơn ba mươi năm sau - một buổi chiều cuối năm hiu hắt, ngồi một mình ở hiên nhà, tôi chợt nghe “(…) hót đi chim, hót đi chim; hót cho mặt trời hồng quê ta. Hót đi chim, hót đi chim; hót cho đời nhọc nhằn trôi xa (…)” - âm vang từ ngôi nhà đôi diện trong xóm cuồn cuộn dội lại trong cái vắng lặng của buổi chiều; lòng tôi bỗng thấy ngậm ngùi thương nhớ xa xôi…

Năm 1972, tôi bị lệnh tổng động viên đẩy vào quân trường Đồng Đế Nha Trang cùng hàng ngàn thanh niên, sinh viên, bạn trẻ khác. Chiến tranh đang lan rộng và thảm cảnh của nỗi chết chóc chia xa đang khiến tất cả bàng hoàng, khổ đau, từng ngày đêm chìm ngập trong vô vọng! Người bạn cùng đại đội tên Trịnh Ngọc Luyện không biết mang từ đâu về bản nhạc “Thương Quá Tiếng Chim Việt Nam” của Phạm Thế Mỹ, ngày ngày lấy ra dò dẫm, ca hát, với chiếc guitar cũ kỹ. Anh thường hát vào những lúc được thư giãn buổi trưa, hay buổi chiều ở bãi tập về, chờ giờ ăn, giờ ngủ. Luyện hát “luôn mồm”, thường xuyên, hằng ngày - khiến có lúc tôi nghĩ, cậu ấy chỉ thuộc có một bản nhạc nầy mà thôi! “(…) Hoa cúc vàng trên sân anh, xinh như áo mới em ngày nào. Hoa nắng vàng trên quê anh, xinh như má thắm em ngày xanh. Nắng lên đi, nắng lên đi (…)” Nghe nhạc anh, hiểu lòng anh - tôi cảm thấy như được gần gũi anh hơn, và cũng trở nên “ghiền” bài ca ầy như Luyện. Tôi thường đùa, khi thấy Luyện ngồi im không hát: “Sao cậu không “hót đi chim, hót đi chim…”cho vui đi mà ngồi im ru vậy?”

Một ngày chủ nhật sau đó không lâu, “bạn nhỏ yêu dấu” của tôi từ Saigon có dịp nghỉ hè, ra Nha trang thăm bà con, đã tìm lên bãi tiếp tân Đồng Đế thăm tôi! Quen nhau qua thơ văn, lần đầu được gặp bạn-nhỏ giữa chốn “đao binh”, tôi rất ngạc nhiên, và xúc động. Bạn-nhỏ vừa thi đậu tú tài 2, được cha cho “phần thưởng” đi du lịch, đã chọn Nha trang, và Đồng Đế… Giữa buổi “trời đất nổi cơn gió bụi” mà còn có “khách má hồng” tìm thăm, quả thật không có niềm an ủi nào hơn! Bạn-nhỏ huyên thuyên kể đủ thứ chuyện, như vẫn thường huyên thuyên trong những tờ thư. Điều bất ngờ là, em kể suốt mấy tuần tham gia sinh hoạt “Đường Vào Đại Học” ở Viện KHGD của một sư huynh dòng Lasan dành cho các cô cậu Tú mới toanh, ngày nào sư huynh cũng bắt nhịp cho em và các bạn cùng hợp ca bài “Hoa cúc vàng trên sân anh…” khi mở đầu buổi sinh hoạt và lúc kết thúc.

Gặp nhau mấy giờ, lúc chia tay, tôi đã đề nghị:

“Em về Saigon mua gởi cho anh băng nhạc “Thương Quá Việt Nam và 18 Ca Khúc” nhé! Báo Hòa Bình vừa đưa tin tuần rồi. Ở đây, anh có cậu bạn ngày đêm gào lên ”hót đi chim, hót đi chim…”, nhưng cái giọng “ồ ề” lạc nhịp của cậu ấy khiến anh thèm được nghe…”

Buổi chiều cuối năm hôm nay, sau hơn 41 năm, ngồi ở hiên nhà để nghe “Thắp Tim lên, thắp Tim lên, thắp cho tình người dậy trong ta. Thắp Tim lên, thắp Tim lên, thắp cho mặt trời dậy trong ta. Yêu thương người, yêu thương ta, yêu luôn những thú hoang rừng già. Yêu bạn bè như yêu ta. Ôi thương quá Trái Tim Việt nam” khi anh đi xa (PTM mất lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 2009 tại Saigon) đã gần 5 năm, khi người bạn đồng hương Đam San cũng không còn trên cõi đời ở vào tuổi chưa tròn sáu mươi, khi người bạn trẻ Trịnh Ngọc Luyện từng ôm đàn nghêu ngao ngày nào ở Đồng Đế không biết mất còn nơi đâu, khi bạn-nhỏ vẫn mãi cách xa dầu đã gặp lại, khi tôi sắp bước vào tuổi bảy mươi mà đời còn lận đận…

Ánh trăng trong vời vợi trên bầu trời quê, tiếng chim non nồng ấm âm vang trên vòm cây khóm lá xóm nghèo, hoa Cúc Vàng quê hương đằm thắm từ Trái Tim anh tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ đang rền vang réo gọi bên tai, đã cho tôi phút giây hạnh phúc, thật ấm áp, một chiều muộn ngồi thầm lặng một mình trong cái se lạnh của buổi tàn đông…

Quê nhà, cuối tháng 12 – 2013

Nguồn: https://vannghequangtri.blogspot.com/2014/12/chieu-cuoi-nam-nghe-lai-nhac-pham.html