Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

Bài thơ “Chiếc lá”

Phạm Xuân Nguyên

“Thơ thơ” là tập thơ đầu tay của Xuân Diệu xuất bản năm 1938. Tập đó có 46 bài. Trong 46 bài đó có bài thứ 30 nhan đề “Chiếc lá” Xuân Diệu ghi “Theo Arnault”. Lâu nay ít người để ý đến lời ghi chú này và cứ mặc nhiên coi đây là một trong các bài thơ của Xuân Diệu sáng tác. Chỉ mãi gần đây nhờ có mạng Internet tôi mới thử gõ tên “Arnault” cùng từ “La Feuille” thì tìm được bản gốc bài thơ.

Arnault là nhà viết kịch Pháp, có tên đầy đủ là Antoine Vincent Arnault (1766 – 1834). Bài thơ “La Feuille” của Arnault không biết Xuân Diệu đọc ở đâu nhưng chắc là thích nên ông đã dịch và đưa ngay vào tập thơ đầu của mình ngang như một bài thơ viết.

Nguyên tác bài thơ:

LA FEUILLE

De ta tige détachée,

Pauvre feuille desséchée,

Où vas-tu ? - Je n'en sais rien.

L'orage a brisé le chêne

Qui seul était mon soutien.

De son inconstante haleine

Le zéphyr ou l'aquilon

Depuis ce jour me promène

De la forêt à la plaine,

De la montagne au vallon.

Je vais ou le vent me mène,

Sans me plaindre ou m'effrayer :

Je vais où va toute chose,

Où va la feuille de rose

Et la feuille de laurier.

(Dịch nghĩa: Từ khi bị bứt khỏi thân cây, / Chiếc lá tội nghiệp ơi mày đã héo khô, / Mày đi đâu? – tôi chẳng biết. / Cơn bão đã bẻ gãy cây sồi / Chỗ nâng đỡ duy nhất của tôi. / Từ đó gió mạnh hay gió nhẹ / Theo luồng thổi thất thường của nó / Đều cuốn tôi đi / Từ rừng sâu đến đồng bằng / Từ núi cao đến thung lũng. / Tôi đến nơi gió mang tôi đến / Không than vãn hay sợ hãi: / Tôi đến nơi mọi vật đến, / Nơi lá hồng / Và lá nguyệt quế đến.)

Và đây là bản dịch của Xuân Diệu:

CHIẾC LÁ

(Theo Arnault)

Lìa cành, thân héo khô,

Hỡi chiếc lá giang hồ,

Đi đâu?

– Tôi chẳng biết.

Xưa ở cành cây thông:

Bão đánh, cây gần chết.

Chiều thổi đổi không cùng,

Gió thoảng hay gió mau

Từ hôm ấy, mặc lòng

Đưa tôi rừng tới đồng,

Núi trước tới lũng sau.

Tôi đi nơi gió lồng,

Không than cũng không nao;

Tôi đến nơi bờ đến

Lá hồng cùng lá đào.

Bản dịch của Xuân Diệu theo sát bản gốc về ý và về thể thơ. Chỉ có ba chỗ khác: thêm định ngữ “giang hồ” cho chiếc lá để nói về sự phiêu dạt của nó theo gió cuốn khi lìa cành. Thay lá nguyệt quế bằng lá đào. Và dịch “tôi đến nơi mọi vật đến” thành “tôi đến nơi bờ đến” với nghĩa mọi vật rồi đều phải tới bờ tới bến cuối cùng của một kiếp sinh tử.

Xuân Diệu đã đặt bài thơ dịch này vào cùng các bài thơ sáng tác của ông trong tập thơ đầu tay “Thơ thơ”. Người đọc lâu nay không để ý. May là ông có ghi chú dưới tên bài để người đọc biết đó là bài thơ ông dịch chứ không phải làm.

Nguồn FB Phạm Xuân Nguyên