Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

Mưa, của màu xanh tối

Truyện Hoàng Thu Phố

1.

“Sinh bất phùng thời” – thế nào là sinh bất phùng thời? Kha hay nghe lảng vảng câu nói đó, đâu đó trong những không gian chật chội mình đi qua, nhưng không chú tâm cũng không hẳn hiểu rõ. Kha nghĩ chẳng nên đặt nặng quá điều gì, nhất là số phận, thứ mong manh có vẻ không mấy thuộc phận sự hiểu biết của con người. Có thể, nó chẳng trêu ngươi cũng chẳng ưu ái ai điều gì, đơn giản là một hành trình vãng lai bất tận nào đó, một vài linh hồn chợt có phút giây sa sút tinh thần, hay tỉnh giấc trong cuộc viễn du mơ màng và thế là như hạt bụi li ti li ti bị tụt rơi giữa cơn áp thấp, sà xuống và hiện diện bởi hình hài con người. Có thể chỉ là thế, một tình cờ, chẳng vui chẳng buồn, không có đặc ân hay đọa đày nào cả. Một ngẫu hứng, tụt lại, rơi rụng, chỉ có thế.

Giao mùa, mây nặng, những cụm lang thang màu xanh tối. Mẹ bảo Kha:
- Mày giống hệt bố mày, chẳng cần ai cả, chẳng thiết tha thứ gì cả.
Kha giờ ít khi có suy nghĩ chống lại ý chí của ai đó, để nó trôi đi thì không phải to tiếng. Không cãi vã, là đỡ những sứt mẻ trong một ngày. Một ngày của đời người tuy vậy mà dài lắm, một thước phim nhàn nhạt đều đều thu nhỏ có kha khá đủ những vụn vặt khiến khi rảnh rỗi suy nghĩ lại bỗng thấy tiếc vì những gì đã đi qua mà mình làm tổn thương điều gì đó xung quanh, hay vài thứ, ngỡ ngàng chưa làm kịp. 
Có thể mẹ nói đúng. Kha chẳng thiết tha thứ gì cho đến lúc này, hay thiết tha nhiều quá để rồi mà biết nó chỉ làm Kha mệt mỏi hơn. Mưa bắt đầu lã chã, tiếng nước va vào lá khiến Kha tưởng tượng những ngày bé thơ hay ngồi dưới hiên nhà lợp cọ nhìn bong bóng nước trôi dài trôi dài rồi vỡ, những ngày ấy ngụp lặn đâu đó và theo trí nhớ của Kha thì có màu buồn. Kha thích lặng yên chăm chú nhìn những con ễnh ương mình đầy nước với đôi mắt mở to cùng tiếng ì oạp thoát ra dưới cái cổ phồng lên xẹp xuống, Kha biết nó đang vui. Đôi khi, lẩn thẩn, Kha nghĩ biết đâu ngày xưa mình cũng đã từng là một con vật như thế, lẻ loi vui, nhảy giữa những hàng rào mục ẩm với lá xanh. Giữa màn mưa, trời mây màu xanh tối.
Kha ba mươi ba tuổi, thích một vài thứ, đeo bám một vài thứ, chưa vợ con. Kha thấy mình đôi khi đang gắng đi bên cái đời sống cuồn cuộn chảy, trong đó Kha giống một người thừa, giữa bè bạn, giữa những công việc gắng làm rồi bỏ. Đôi khi là những cuộc chơi lưng lửng chưa khi nào dám đi đến tận cùng. Kha tự hỏi chắc ai cũng đều có đích đến, nhưng mình thì không.

Khi mẹ mắng, trời vẫn rả rích mưa, mưa màu xanh tối. Đôi chim trên mái bếp trưa nay Kha chưa cho ăn, chúng đang ấp lứa trứng thứ tư, một đôi bồ câu Pháp, đẹp và tồ. Bất chợt Kha nghĩ, nếu khi bực dọc không biết tiếng loài chim mắng con sẽ thế nào. Kha xem nhiều phim về thế giới hoang dã trên Discovery, sư tử ở Phi Châu, báo đốm, linh dương, bò rừng…, và nghe những nhà khoa học trình bày cặn kẽ về tập tính sinh hoạt của chúng, tuổi thọ, mùa giao phối, những trận chiến tranh giành lãnh địa quanh mùa màng. Nhưng chưa thấy có đoạn nào nói về những lời mắng mỏ của loài chim, hay đó là điều chỉ dành riêng cho con người, một phiền toái hay thứ khôi hài nho nhỏ chỉ gắn với họ.  
Không, có thể chỗ dành cho Kha chỉ là vị trí bên lề, một góc đủ để ngắm nghía những gương mặt, những xô cuốn, để Kha thấy họ đau khổ, sướng vui, tranh đấu, dằn vặt, thăng hoa. Một vị trí để cảm nhận, không thể cổ vũ ai, không thể can dự vào đó.

Kha không biết có phải từ khi sinh ra đã có một sức mạnh nào vô hình ngăn trở mình, chỉ cho nhìn mọi thứ qua lớp kính – một thứ sương mù lặng lẽ – một vây bọc chìm lấp của im lặng, mà không thể xô vỡ nó, bước vào (với đôi chân trần, Kha chấp nhận tướp máu). Xung quanh Kha thấy nhiều lo sợ, ai cũng có niềm run rẩy – Kha chỉ thấy mơ hồ, cái gì đang trôi qua Kha, ở trong Kha, Kha bị nó dắt đi rồi dừng lại rồi lại đi với thì thào dằn vặt. Kha không mấy có ý chí muốn hiểu biết những gì sắp đến. Cũng vào mùa mưa này ba năm trước Li bỏ vào Sài Gòn, Kha nhớ mắt Li ướt, không biết có phải vì mưa. Trời vẫn mưa, mưa màu xanh tối.

2.

Li không ưa xứ Bắc, nhất là mùa hè.
- Mùa hè làm em phát điên.
Li cáu giận khi những cơn nóng đầu tiên tràn vào thành phố, nàng làm mọi phương cách để quên nó, dội nước lênh láng sàn, thay quần áo liên tục, đi quanh phòng xõa tóc rồi búi tóc, lẩm bẩm những thứ Kha nghe không hiểu gì. Đến khi không chịu được nàng lao vào ôm Kha mà cắn. Sau mỗi mùa hè, vai Kha đầy những nốt răng hằn lại của Li. Kha vẫn bảo nếu bị lạc trong rừng vào mùa hè chắc Li sẽ dập tắt cái nóng bằng cách ăn cả Kha. Trong giấc mơ bây giờ, khi Li để lại cho Kha một khoảng trống hoác. Thi thoảng, Kha vẫn thấy nhói những vết răng.
- Sài Gòn cũng nóng, có khi còn hơn cả xứ Bắc – Kha nghĩ vậy khi ngày nào cũng xem dự báo thời tiết và cái nền nhiệt được trưng ra trên màn hình ti vi mỗi tối cho thấy phương Nam chẳng có lý do gì để vào đó cả, nếu là lựa chọn của Kha.
- “Sài Gòn rực rỡ, tự do nữa, em đã ở đó”. Li vừa nói vừa nhảy múa, đôi mắt ánh lên thứ sắc màu Kha chưa thấy bao giờ.
Tự do, với Kha đó là khái niệm, một định nghĩa hay thứ gì đại loại được viết lên sách báo, giờ ai cũng nói đến hai từ đó. Kha muốn thấy điều gì rõ rệt như hình hài, như có thể cảm nhận bằng giác quan mà Kha có, còn điều ấy mập mờ quá, có lúc Kha tưởng mình biết nhưng hoá ra lại chẳng biết gì. Đôi chim Kha thả vào quãng bốn giờ chiều khi đi làm về có biết nó tự do không? Cái cây Kha trồng trong mảnh vườn hẹp sau bếp có tự do không? Kha đang sống đây, có tự do không?
Li có bàn tay xương xương, không mấy khi Kha nắm tay vào những tối gần nhau. Kha thích cái gì mềm, như tóc hay có lúc Kha luồn tay vào bụng Li xoa những vòng tròn bất tận thời hai đứa còn sinh viên.
Ngày Li đi Kha không nhớ trời màu gì, không báo trước. Lúc đó Kha đang ngồi nhìn ra cửa sổ. Tháng bảy, lớm chớm thu, nắng chạy những bước dài trên mái, Kha thích tiết trời này, ai cũng thong thả. Tiếng người đàn bà bán sạp hoa quả ru con mỗi khi chồng vắng nhà không khí yên bình hơn những buổi họ cãi vã. Gã thanh niên mở hiệu giặt là mang lồng chim ngoắc trên chiếc móc dài lấp lánh bằng nhôm tắm nắng. Nếu có Li lúc này thì hay biết mấy, Kha sẽ chỉ cho nàng những cái Kha thấy đẹp, Kha nghĩ là đẹp, hai đứa sẽ vui vì vẫn sống với nhau đến mùa hè này, không biết tóc Li có thơm hơn vào mùa thu.
Tin nhắn báo Li đi Kha nhận lúc bốn giờ mười bảy phút chiều. Không thấy bất ngờ vì biết trước sau gì cũng đi. Kha nhớ lời Tiệm:
- Có thể giữ được người ở lại. Sao giữ được người ra đi.
Tiệm cao một mét năm mươi bảy, tròn, mắt híp, có tật nói lắp, là gã bạn dở hơi nhất mà Kha có, làm thơ. Thi thoảng khi chẳng có việc gì Kha kiếm những thứ linh tinh được viết trên giấy A4 ngai ngái mùi thuốc lào trong phòng Tiệm đọc.
- Thơ tao đấy!
Không phải dạng bất thần tài năng, cũng không mấy cổ quái như mấy người tóc cột dây chun mắt mơ màng Kha hay thấy trên mặt báo. Tiệm là hạng hoang sơ toàn diện, ngẫu hứng, bốc đồng, thích cà khịa. Kha thấy Tiệm mang chất du đãng nhiều hơn kẻ bị mê chữ. Khi mới quen nàng, Tiệm ngà ngà say ghé vai Kha bảo:
- Đó là cánh chim mê say, rực rỡ – sẽ làm đau những lẻ loi bên cạnh. Còn mày là hoa cỏ của một khu vườn, khu vườn nào thì cũng giống nhau.
Kha không biết vì sao người như Tiệm lại có thể bỏ những thứ mang lại ổn định như công việc, gia đình, một nơi chốn – để làm thơ. Đó là sự bấp bênh dại dột, một thứ viển vông mà số phận Tiệm đeo bám mỗi ngày để tìm một gì đó như hứng khởi hay vui thú trong cõi riêng của mình. Bọn làm thơ đều bất ổn, những bất ổn trầm trọng, Kha thích kiểu lý giải như vậy. Li đi được một tiếng. Tạnh nắng, không còn nhắn nhủ nào từ nàng, Kha nghĩ thế, bình thường Kha hay làm gì vào quãng này?

3.

Sáng, sau ngày Li đi, quãng tầm một tháng, Kha nghe văng vẳng từ dãy nhà hàng xóm các bà ở hội phụ nữ phường tầm U50 hay hát nhạc vàng, một trào lưu nở rộ sau những cuộc thi Bolero trên sóng truyền hình, những bài mà nữ danh ca son trẻ một thời làm điêu đứng bao trái tim như Kha.
… phận làm con gái, chưa một lần yêu ai.
Kha tự hỏi nếu Li còn ở lại hai đứa có sẽ thế nào. Kha thi thoảng thấy một vài trống trải ngay bên cạnh chỗ mình ngồi. Không biết sau này, khi những thanh xuân đi qua, khi bất chợt giáp mặt nhau ở một nơi nào đó liệu những thân quen có còn trong hai người. Li có đẫy đà như các bà bây giờ hay ngồi thềm cửa đầu nhà thi thoảng mắng mỏ mấy đứa trẻ trong xóm vì làm ồn trưa không ngủ được, vì trèo cây sấu đang mùa quả trước hiên hay khều dây phơi mà Li vẫn phơi quần áo; một người chồng đạo mạo dáng dấp công chức hay xỏ giày tập thể dục quãng năm giờ chiều, hay thì thào đang độ tai biến chống gậy loẹt quẹt mỗi ngày. Có khi gặp lại Li cũng bộn bề xộc xệch, rối bù mà mê mải màn hình karaoke nhún nhảy hát Như Quỳnh như các bà bồng bế cháu con ngày đi hai bữa chợ bây giờ. Kha không dám nghĩ tiếp, thời gian là chứng nhân cho điều gì? Tiếp nối, thất bại hay sẽ gom những cuộc tình như Kha và Li lại rồi bỏ đấy, để rắc lên đó khi là những vết màu, khi là những cũ kỹ nhặt nhạnh cố tìm lại, có khi chẳng gì cả, một quãng mà ai cũng phải đi qua.
...
Kha tìm thấy một bài thơ loằng ngoằng viết vội sau tờ biên lai thu tiền điện của Tiệm, vứt lại giữa đống sách vở trong phòng, chấm phẩy không rõ ràng, đầy lỗi chính tả, một thứ ngôn ngữ tùy hứng, có vài chữ bay bay không dịch được.

… muốn viết xong bài thơ vào buổi sáng
trong quán rửa xe,…
bên đường: một đám ma dựng rạp
người chết thì chả biết gì!
vẫn chỗ ấy bữa trước là đám cưới
người sống cũng chả biết gì!
mây mùa hạ hay mưa mùa thu
nàng ca sĩ xăm môi đỏ đi giày đỏ đứng trong căn phòng lập lòe rợp đỏ, hát: chảy đi sông ơi!
nếu mình là sông không biết sẽ chảy đi đâu?
hơi thở
mưa, của màu xanh tối
những ngã tư đổ gục 
vết hằn
(ngựa hồng ngủ trên đồi viễn mộng)
ai cũng chạy
ai cũng đuổi
ai cũng vội
ai cũng hẹn
xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng

anh nhặt cái lông ngỗng bay loãng chiều nắng cũ. hoàng hôn sa máu (có khi hóa là nước mắt chui ra từ giấc mơ Trọng Thuỷ)
thời gian đi rồi
đi rồi
đi rồi
ai còn buồn nữa.
… ngày, …, tháng, …

Kha ngủ mê mệt cả chiều, giữa đêm Tiệm gọi điện bảo:

- “Không biết đang ở đâu, trời tối lắm, có nhiều gió”, và bảo Kha ra đây nằm ngủ sẽ thích mê, giọng lè nhè. Kha mặc may ô trắng hiệu Hanosimex mua ở bách hoá Thanh Xuân, đầu vộc, xỏ ngón tông lào, Super Cub50 lao đi tìm Tiệm, y hệt một con ngan già kêu quàng quạc vừa chạy vừa ngoái đầu ngoái cổ vì lần đầu nhìn thấy trăng ngày rằm đuổi sau lưng mình, một thằng ma cà bông là lạ vì cái vẻ lâu lắm mình mới tìm lại được.

Tiệm nằm vắt vẻo trên cỏ, giữa dải phân cách trên đường quốc lộ, ngáy o o, rớt dãi đầy cằm, mũ bảo hiểm màu hồng lệch một bên làm gối.

4.

Li thích rượu, thích tất cả những thức uống làm con người ta lâng lâng. Nhưng chưa khi nào Li uống trước mắt Kha.
- “Em muốn xinh trước mắt anh.” – Li nghĩ con gái uống rượu không còn xinh nữa.
Kha sẽ ngắm khi Li say về, chỉ ngắm từ đâu đó. Li nói nhịu, vung tay tứ phía, lăn từ giường xuống đất bình bịch như trẻ con, Kha nghĩ những lúc ấy Li sắp hóa thành con sâu béo mũm mĩm lụt cụt xanh mượt trườn trên cành lá non cuộn lại trú ẩn trận mưa ào ạt đầu mùa với con mắt đen nhỏ lạ lẫm. Li dễ thương hơn những lúc như thế; rồi trong lúc mân mê dái tai Kha, lúc sắp chìm vào cơn ngủ, Li thì thào bảo sau này mà đẻ con trai giống Kha hay buồn lại xấu nàng sẽ đi chết.

- “Tao sinh ra ở núi, ăn vạ ở đồng bằng, giờ là lúc ra biển”. Tiệm bảo rồi cứ vậy đi giữa cuối mùa mưa ngằn ngặt, những sợi xiên ràn rạt vào mé quán. Kha giờ lủi thủi như con thú nhỏ ngày ngày lại qua trong khu rừng của mình, thấy lại gương mặt ngày nào đâu đó Li lấy tay chụp những vòng thuốc Kha nhả bồng bềnh khi hai đứa dựa tường lang thang trước cổng ngôi chùa lấp lóe sáng mà dưới chân nhễ nhại trắng một màu hoa đại.
Li đi được một năm thì Tiệm gọi về, khoe đang lênh đênh mấp mé ở một làng chài hoang vu nào đó; ở đây nắng hai ngày mây lại đổ về, gió vun vút mát rượi trên đầu, là mưa, Tiệm kể hay chạy ngược những cơn dông để xem khi mây đen vần vũ nuốt trọn mặt trời, cái chấp chới mà ai cũng sờ sợ ấy, cánh cửa giữa thiên đàng và địa ngục, nó nở hoa.
- “Cái gì nở hoa?”. Kha vừa hỏi vừa buồn cười với sự hào hứng thái quá lúc nào cũng chờ chực ở Tiệm.
Tiệm cười ồ ồ trong máy. “Mày không hiểu đâu. Sét, sét đấy, cánh hoa mỏng manh rực rỡ nhưng muôn phần ngắn ngủi. Mê dại, chói loà, hung dữ, nở từ dông bão”.
Kha cúp máy, Tiệm điên quá, hoa, dông bão và mưa. Li có bao giờ nghĩ như thế? Biết đâu gần biển là gần dông bão, là gần mưa, mùa hè sẽ không đáng sợ với Li nữa. Nếu hai đứa sống với nhau ở biển, có chắc Li đã không đi!

Yên Bái, 09.05.2018