Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 197): Hoàng Trọng: Gió Lạnh Chiều Đông

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2022)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Gió Lạnh Chiều Đông – Sáng tác: Hòang Trọng

Trình bày: Thanh Lan

Nghe thêm:

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (14) – Phạm Duy, Hòang Trọng, Ngọc Bích

Đọc thêm:

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông Vua Tango” của nền âm nhạc Việt Nam

Mẫn Nhi

(Gocxua.net)

Hoàng Trọng là một nhạc sĩ tài hoa, đam mê nghệ thuật và nổi tiếng với Tiếng Tơ Đồng vào cuối thập niên 1950-1970. Những  tình khúc bất hủ mà nhạc sĩ Hoàng Trọng đã viết vẫn còn làm rung động bao trái tim người hâm mộ. Ông viết nhiều bài tango và được xem là người thành công nhất với danh hiệu “Vua Tango”. Chắc hẳn người yêu nhạc vẫn chưa quên những ca khúc nổi tiếng và trở thành bất hủ với thời gian do ông sáng tác như: Ngàn thu áo tím, Lạnh lùng, Bạn lòng,  Tiễn bước sang ngang, Mộng lành, Ngỡ ngàng,… Ngoài ra, nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng đã từng sáng tác nhiều bài hát cho các bộ phim nổi tiếng như: Xin nhận nơi này làm quê hương, Giã từ bóng tối, Người  тình không chân dung, Bão  тình,…

clip_image005

Nhạc sĩ Hoàng Trọng

Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng. Ông sinh năm 1922 tại Hải Dương, nhưng đến năm 1927 ông theo gia đình chuyển về Nam Định sinh sống.

Năm 1933, khi Hoàng Trọng được 11 tuổi thì bắt đầu học nhạc dưới sự chỉ dạy của người anh ruột là Hoàng Trung Quý (nhạc sĩ Hoàng Trọng Quý). Hoàng Trọng chơi được nhiều nhạc cụ như vĩ cầm, tây ban cầm, hạ uy cầm và sáo.

Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại Trường Thầy Dòng Saint Thomas Nam Định và thành lập ban nhạc đầu tiên. Ban nhạc gồm các anh em trong gia đình và các thân hữu như: Hoàng Trung An, Hoàng Trung Vinh, Đan Thọ, Bùi Công Kỳ, Đặng Thế Phong, Phạm Ngữ, Tạ Phước, Vũ Dự,… Ban đầu ban nhạc không có tên và gần như chỉ để giải trí.

Đến năm 1941, Hoàng Trọng tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ Trường Universelle de Paris.

Vào cuối thập niên 1930, tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành, Hoàng Trọng sáng tác ca khúc đầu tay mang tên Đêm trăng được viết năm 1938 khi ông tròn 16 tuổi. Tiếp đó ông sáng tác thêm nhiều ca khúc mới được Phạm Duy trình bày trên sân khấu của gánh hát Đức Huy, trong đó có bài Tiếng đàn tôi, một trong những bản Tango đầu tiên của Việt Nam. Một trong những bản nhạc tiền chiến nổi tiếng khác được Hoàng Trọng sáng tác trong thời gian đó là Một thuở yêu đàn. Hoàng Trọng được xem là một trong những nhạc sĩ tiên phong sáng tác ca khúc cho nền tân nhạc Việt Nam.

Năm 1945, Hoàng Trọng mở phòng trà Thiên Thai và ban nhạc lúc trước của ông thành lập cũng được mang tên là Thiên Thai. Ban nhạc trình diễn ở phòng trà Thiên Thai vào mỗi buổi tối và hoạt động đến năm 1946.

Cuối năm 1946 khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, Hoàng Trọng cùng gia đình rời khỏi Nam Định, lánh cư ở Phủ Nho Quan, Phát Diệm, rồi sau đó về Hà Nội định cư vào năm 1947. Thời gian ở Hà Nội, Hoàng Trọng liên hệ với những nghệ sĩ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ,… nhờ đó các tác phẩm: Đêm trăng, Thu qua, Tiếng đàn ai, Lạnh lùng, Chiều tha hương, Khúc nhạc xuân,… được phổ biến và nhiều người biết đến. Và nhất là hai nhạc phẩm Tango Bóng trăng xưa và Phút chia ly đã đưa tên tuổi của Hoàng Trọng lên một tầm cao mới sáng giá và lan rộng khắp mọi miền. Cũng trong thời gian này Hoàng Trọng viết cuốn Tự học Hạ Uy Cầm, tích lũy từ những kinh nghiệm dạy đàn trước đó và đã được Nhà xuất bản Thế giới phát hành.

Năm 1950, Hoàng Trọng gia nhập quân đội, ông là trưởng ban Quân nhạc Bảo Chính Đoàn trình diễn mỗi tuần tại vườn hoa cạnh Bưu điện Hà Nội. Đồng thời, điều khiển dàn nhạc nhẹ của chương trình phát thanh Bảo Chính Đoàn trên đài phát thanh Hà Nội.

Giai đoạn từ năm 1950-1954 trước khi vào Nam, Hoàng Trọng sáng tác nhiều ca khúc như: Ðường Về, Gió Mùa Xuân Tới, Say Say Say, Bến Mơ, Tiếng Nhạc Trong Sương, Buồn Nhớ Quê Hương, Bên Sông Ðưa Người, Cánh Hoa Xuân, Gió Lạnh Chiều Ðông, Chiều Về Thôn xưa, Mơ Xuân, Hoa Xuân, Gởi Hương Cho Gió, Hững Hờ, Một Nụ Cười, Tiếng Mưa Rơi, Vui Cảnh Mùa Hè, Khóc Biệt Kinh Kỳ, Tiếng Lòng, Lá Rụng… Trong đó có ca khúc Nhạc sầu tương tư được trình diễn thường xuyên trên đài phát thanh năm ấy khiến tên tuổi Hoàng Trọng càng được nổi tiếng. Cũng trong năm 1953, bản nhạc Tango Dừng bước giang hồ được ông sáng tác cũng rất thịnh hành, được mọi người yêu thích và trở nên quen thuộc với nhiều người yêu nhạc thời bấy giờ.

Năm 1954, Hoàng Trọng di cư vào Nam và sống cảnh gà trống nuôi con khi ba đứa bé còn thơ dại: Hoàng Nhạc Đô, Hoàng Cung Fa, Hoàng Bạch La. Lúc ấy, ông lấy âm nhạc làm niềm an ủi của mình trên cuộc hành trình trên mảnh đất xa lạ, nỗi niềm được ông thểể hiện qua hai ca khúc Chiều xưa tưởng nhớTrăng sầu viễn xứ.

Sau một thời gian ngắn sống ở Sài Gòn, Hoàng Trọng cùng bạn bè thành lập ban nhạc với nhiều ca sĩ tên tuổi để trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn, đài quân đội, Đài tiếng nói Tự Do, đài Truyền hình Việt Nam.

Ban nhạc của ông hoạt động đến năm 1975, mang nhiều tên khác nhau như Hoàng Trọng, Tây Hồ, Đất nước mến yêu,… đặc biệt từ năm 1967 đổi tên thành Tiếng Tơ Đồng. Ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng với nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của Sài Gòn lúc đó đã trình bày nhiều ca khúc tiền cнιếɴ có giá trị và trở thành một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất thời bấy giờ.

clip_image007Nhạc sĩ Hoàng Trọng và ban Tiếng Tơ Đồng

Khi nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Trọng phải nói đến Tiếng Tơ Đồng và ngược lại. Hoàng Trọng đã để lại cho lịch sử âm nhạc Việt Nam ban nhạc nổi danh, tạo dựng nên nhiều tiếng hát tên tuổi và đưa nhiều sáng tác của một số nhạc sĩ lên đỉnh cao vinh quang của nền âm nhạc. Khi được mời thành lập ban nhạc để trình diễn trên các đài phát thanh, truyền hình, Hoàng Trọng đã nhận lời. Ông thực hiện công tác chuẩn bị chu đáo, đến ngày 30/8/1957 thì Tiếng Tơ Đồng xuất hiện trên đài Truyền Hình Việt Nam, quy tụ khoảng 40 ca nhạc sĩ và đã gây ấn tượng sâu sắc trong làng âm nhạc lúc bấy giờ.

Tiếng Tơ Đồng đánh dấu thời kì đầu vàng son của nền âm nhạc Việt Nam, khán thính giả có dịp thưởng ngoạn các cung bậc của thời tiền cнιếɴ cùng với những giai điệu bán cổ điển êm dịu, nhẹ nhàng, mượt mà mang âm hưởng lãng mạn Tây Phương.

Trong thời gian sinh sống ở Sài Gòn, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh mẽ, nhiều ca khúc được mọi người yêu thích và nổi tiếng như: Ngàn thu áo tím, Lạnh lùng, Bạn lòng, Mộng lành, Tiễn bước sang ngang, Ngỡ ngàng… Những ca khúc của ông xuất hiện thường xuyên trên làn sóng phát thanh và rất “ăn khách” qua các hãng đĩa.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Hoàng Trọng sáng tác khoảng 200 nhạc phẩm, tuy nhiên ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài, số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như: Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Vĩnh Phúc, Quách Đàm,… trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng là nhạc sĩ viết tango nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu “Vua Tango”.

Giai đoạn từ năm 1968-1974, Hoàng Trọng viết hầu như gần hết nhạc phim Việt Nam vào thời điểm đó. Trong đó có nhiều phim nổi tiếng như: Xin nhận nơi này làm quê hương, Giã từ bóng tối, Người  тình không chân dung, Sau giờ giới nghiêm, Bão  тình,… Trong các bản nhạc phim này, với tiếng hát Lệ Thu trong Người  tình không chân dung rất được thịnh hành ở Việt Nam thời bấy giờ. Với nhạc trong bộ phim Triệu phú bất đắc dĩ Hoàng Trọng đã nhận được giải thưởng Văn học Nghệ Thuật của Việt Nam trong năm 1972-1973.

Sau sự kiện tháng 4 năm 1975, Hoàng Trọng hầu như không sáng tác nhiều, ông chọn cách sống âm thầm lặng lẽ với thời gian. Đến năm 1978, ông mới sáng tác ca khúc Chiều rơi đó em để tặng người vợ Thu Tâm của mình và hơn thập niên sau đó Hoàng Trọng không sáng tác thêm ca khúc nào khác.

Năm 1992, Hoàng Trọng sang Hoa Kỳ định cư, sum họp với con cái và sống cùng với vợ (Thu Tâm) đến cuối đời. Ngày 16 tháng 7 năm 1998, Hoàng Trọng ra đi vĩnh viễn tại Paolo Alto, Bắc Cali, Hoa Kỳ, ông hưởng thọ 75 tuổi.

(Nguồn: Gocxua.Net)

Kỷ Niệm Với Nhạc Sĩ Hoàng Trọng – Vũ Đức Nghiêm

Cách đây khoảng 60 năm khi còn là học sinh Trung học Chu Văn An, tôi có dịp về Nam Định. Khi đi qua đường Pasteur, tôi dừng chân trước môt căn nhà nhỏ có tiếng nhạc với đàn, kèn, trống rất du dương. Tò mò, tôi đứng lại xem và được biết là gian hàng của Nhạc sĩ Hoàng Trọng.

Tôi yêu âm nhạc và say mê dàn nhạc trình bày những bản nhạc rất hay của các nhạc sĩ đàn anh như: Dương Thiệu Tước, Văn Cao, Phạm Duy, v.v. Tôi được biết đây là dàn nhạc của Nhạc sĩ Hoàng Trọng, người tôi rất ngưỡng mộ, nhưng vì bản tính nhút nhát nên chưa có dịp làm quen.

Sau năm 1954, tôi có dịp gặp Nhạc sĩ Hoàng Trọng ở Đài Phát Thanh Sài Gòn khi Ông làm Trưởng “Ban nhạc Hoàng Trọng” cùng với Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Nhật Bằng …

Khoảng đầu 1973, tôi thường đến thăm anh Hoàng Trọng ở đường Phan văn Trị, Chợ Lớn. Tôi được anh chỉ dẫn về sáng tác nhạc. Mỗi lần đến chơi, cháu Bạch La (tức là “nốt La trắng”, NS Hoàng Trọng đặt tên các con bằng nốt nhạc, ví dụ: Bạch La, Cung Fa …) thường đem cho tôi một ly nước cam pha bằng bột cam “Tang” (mùa Hè ở Sài Gòn được uống một ly nước cam giải khát rất tốt).

Những ngày gặp nhau, anh đưa cho tôi một nhạc khúc và tôi viết lời ca tựa là “Vui Bước Phong Sương”, có những câu:
“Lúc ta đi, chân trời nhuốm hồng
Gió lên rồi, đời xa mênh mông”

Đó là một bài hát tôi được hân hạnh viết cùng với anh Hoàng Trọng.

Những năm 1991-1992, tôi gặp lại anh ở San Jose. Một sáng Chủ nhật, tại “Thánh Đường Tự Do”, ông Mục sư giới thiệu quan khách là “có Nhạc sĩ Hoàng Trọng đến với nhóm chúng ta”. Đó cũng là lần đầu tiên tôi biết mặt chị Thu Tâm, hiền thê thứ hai của anh.

Suốt một đời tận tụy phục vụ âm nhạc, anh Hoàng Trọng đã viết hàng trăm ca khúc nổi tiếng, nhất là những bài tango tuyệt vời, ví dụ như: “Dừng Bước Giang Hồ”, “Mộng Ban Đầu” … nên giới viết nhạc gọi anh là “Vua Tango”.

Anh là người khiêm tốn, hiền lành, nói năng dịu dàng, nên được mọi người cảm mến và quý trọng.

Riêng đối với tôi, nhỏ hơn anh 8 tuổi, nên được anh coi như em, sẵn sàng chỉ dẫn, giúp tôi học hỏi nên tôi thương và kính mến anh như tình anh em ruột thịt.

Anh Hoàng Trọng qua đời ngày 16 tháng 7, 1998 hưởng thọ 76 tuổi. Nhân dịp ngày giỗ 16 năm của anh, tôi xin ghi lại một vài kỷ niệm như một nén hương lòng tưởng nhớ anh.

Vũ Đức Nghiêm
(15/7/2014 – San Jose, California USA)

(Nguồn: Cothommagazine.com)