Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Ông đại sứ

Hồ Anh Thái

Có thể trong tủ sách gia đình, không nhiều người còn giữ được tiểu thuyết Ông đại sứ, nhưng nếu còn giữ thì nên đọc lại. Cuốn sách được viết cuối năm 1963, ngay sau vụ đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, in lần đầu năm 1966, bản dịch tiếng Việt in lần đầu năm 1989. Ly kỳ, hấp dẫn, cuốn tiểu thuyết kể về vai trò can thiệp của đại sứ Mỹ ở Sài Gòn thời kỳ đầy biến loạn trong và sau vụ đảo chính.

Câu nói sau đây cho ta hiểu quan điểm của phía Pháp và châu Âu ngay giữa cuộc chiến tranh can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Đây là một sự phân tích thế lực và tham vọng của đồng minh, được gắn vào miệng nhân vật người Pháp ở Sài Gòn từ năm 1963 mà giờ đây đọc lại, ta có thể ghi nhận như một quan điểm để tham khảo: “Dù ông Hồ có được võ trang và huấn luyện bởi người Tàu, ông ta chẳng ưa gì họ đâu. Đó là lý do tại sao ông Hồ không muốn leo thang chiến tranh vì làm như thế, người Tàu sẽ tràn vào miền Bắc và biến nơi này thành một hành lang quân sự. Vì thế, ngay cả trường hợp toàn cõi Việt Nam trở thành cộng sản, họ vẫn phải đoàn kết để chống lại Trung Quốc” (trang 180).

Trong tiểu thuyết, Ngô Đình Diệm xuất hiện trong nhân vật tổng thống Cung và ông ta nói với đại sứ Mỹ, năm 1963, một thời gian trước đảo chính: “Ông đại sứ ạ, nếu tôi bị hạ bệ thì Mỹ cũng phải đi khỏi miền Nam Việt Nam này mà thôi. Có lẽ chưa rút liền đâu, nhưng chẳng sớm thì muộn. Đúng thế đấy. Các ông là những con người kỳ cục. Các ông đối xử với bạn bè theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ” (trang 241).

Còn đại sứ Mỹ tại Sài Gòn thì tự sự: “Trong thâm tâm họ có tin tôi hay không lại là chuyện khác. Nhưng ngoại giao cũng giống như các loại hình sân khấu khác, quan trọng là ở chỗ tạo được vẻ hư hư thực thực, một ảo tưởng về sự thật” (trang 323).

Như đã nói, có một lúc nào đó ta đã đọc cuốn sách này và dường như bỏ qua. Nhưng trong một cục diện mới trên toàn cầu, nên đọc lại và tham khảo một số quan điểm đã có từ lâu nhưng không hề xưa cũ.

______

* Ông đại sứ (The Ambassador), Moris L. West, Đào Nam dịch, NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh.