Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes tới Kinh Tin Kính thời Philiphê Bỉnh – vài nhận xét thêm (phần 26C) (kỳ 1)

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), KTK (Kinh Tin Kính), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông (TCTGKM), TCTM (Thiên Chúa Thánh Mẫu), Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ (TGYLQN). Một điểm quan trọng nên ghi lại đây là VBL và PGTN tuy không có viết toàn văn KTK nhưng lại có nhiều phần hay chữ dùng trong kinh này như tôi tin kính deos cha (VBL trang 798), thửa (VBL trang 781), chưng thì quan (VBL trang 122), thông công, đồng thân, đồng trinh (VBL), Ecclesia Catholica Apostolica (PGTN trang 312), phán xét kẻ sống và kẻ chết (VBL, PGTN), v.v.

1. Kinh Tin Kính bằng chữ Nôm (Philiphê Bỉnh)

clip_image002

PGTN trang 133

Thời LM de Rhodes thì gọi là Kinh mười hai đầy tớ cả (PGTN trang 133 - xem hình chụp bên trên), đây là một cách dịch trực tiếp từ tiếng La Tinh Symbolum Apostolicum: Symbolum là biểu tượng, hình thức đặc biệt thể hiện lòng tin của Ki Tô hữu, Apostolicum là từ 12 tông đồ của chúa Giê Su - còn gọi là đầy tớ cả (VBL trang 818, mục tớ). Trang sau chụp lại bản Kinh Tin Kính bằng chữ Nôm trong tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh - mã số Borg.tonch.18 trong thư viện Tòa Thánh La Mã. Nội dung bản kinh này dịch ra chữ quốc ngữ/NCT: Tôi tin kính Deo cha hay trọn vậy o dựng nên trời đất o tôi tin kính một con Deo cha o Giê Su Khi Ri Xi Tô o Chúa chúng tôi o tôi tin có phép Phi Ri Rô San Tô o thánh Ma Ri A chịu thai o mà sinh đẻ đồng trinh o tôi tin thửa chịu nạn o chưng thì quan o Phong Xi Ô Phi La Tô o đóng đinh gác câu rút o chết mà bèn lấp o tôi tin thửa xuống địa ngục o ngày thứ ba o bởi trong kẻ chết lại sống o tôi tin thửa lên trời o ngự bên hữu Deo cha hay trọn vậy o tôi tin thửa ngày sau o bởi trời lại xuống o phán xét kẻ sống và kẻ chết o tôi tin Phi Ri Tô San Tô o tôi tin có San Tô o Y Ghê Ri Gia o Ca Tô Li Ca o các thánh cùng thông công o tôi tin chưng tha tội o tôi tin chưng loài người lại sống o tôi tin hằng sống vậy o A Men o

clip_image004

KTK (Philiphê Bỉnh)

Các chữ Nôm đọc từ cột thứ nhất từ bên phải của bản kinh Nôm

kinh (cũng là âm HV)

tin (âm HV là tín)

kính (cũng là âm HV). clip_image006 Kinh Tin Kính - Halario de Jesu/Sách Các Phép

o

tôi - âm HV là toái, có lúc dùng bộ nhân thay vì bộ thạch: td. Truyện Chúa Thao, Ca Trù

tin (âm HV là tín)

kính (cũng là âm HV). Tin kính là động từ kép thường gặp vào thời LM de Rhodes, td. "hai chị em Magdalena và Martha, mà thấy phép đức Chúa Jesu làm, thì tin kính đức Chúa Jesu" PGTN trang 204.

dêu (diêu là âm HV) - đây là một dạng kí âm của tiếng La Tinh hay Bồ Đào Nha deus hàm ý chúa trời (thượng đế). Maiorica cũng dùng dạng này, Béhaine (1772/1773) dùng bộ thủ hợp với chữ đao/dao 扌刀 và diêu HV 搖, nhưng Taberd (1838) chỉ dùng chữ diêu HV 搖. Khuynh hướng biến âm đ - d cho ta liên hệ diêu - dêu – đêu.  Cách dùng chúa Dêu cho thấy KKM của LM Philiphê Bỉnh ở Đàng Ngoài còn bảo lưu những cách dùng cổ hơn (kí âm trực tiếp) so với các bản KKM ở Đàng Trong (dùng Chúa Trời). LM Philiphê Bỉnh ghi là Deo (viết hoa chữ d) cũng như LM Halario de Jesu trong Sách Các Phép ở Đàng Ngoài. Câu đầu tiên của Kinh Tin Kính được VBL ghi trong mục tin - xem hình chụp bên dưới - và PGTN giải thích thêm trong các trang 307 và 308 "... một đức Chúa trời thật có phép vô cùng, hóa nên trời đất". Để ý là một số cách dùng trong bảng chữ Nôm KTK cũng được VBL và PGTN ghi nhận, đây cũng là một cách kiểm tra cách đọc chữ Nôm thêm phần chính xác.

clip_image008 

VBL trang 798

Một chi tiết đặc biệt là khi dùng danh từ chỉ Đức Chúa Trời (~ thượng đế), LM de Rhodes có thể dùng các dạng khác nhau như Deus (La Tinh), Dio/Deh (Ý), Deu/Dieu (Pháp) nhưng lại dùng dạng Bồ Đào Nha là Deos và viết hoa. Điều này phản ánh ảnh hưởng sâu đậm của tiếng Bồ Đào Nha[2] trong quá trình soạn và dùng chữ quốc ngữ trong các tài liệu như VBL và PGTN. PGTN trang 58 lại dùng dạng Deus và giải thích thêm "Mà tính thiêng liêng vô cùng này gọi là Chúa Deus, thật là đức Chúa trời (blời) - cæli Dominus/L". Deos là tiếng Bồ trung cổ so với Deus, có gốc La Tinh và có thể ảnh hưởng đến cách viết Deo của các LM Philiphê Bỉnh và Halario de Jesu (so với dạng Dêu ở Đàng Trong theo LM Béhaine/Taberd).

cha - âm HV là tra (陟加切 trắc gia thiết TV) hay trá (陟嫁切 trắc giá thiết TVGT/ĐV). Chữ này khá thông dụng trong các bản Nôm cổ như Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh, Cư Trần Lạc Đạo phú, Quốc Âm Thi Tập ... Câu đầu "Tôi tin kính Deo Cha" là dịch từ KTK La Tinh “Credo in Deum Patrem” (xem trang 798 VBL chụp bên trên).

hay - hai là âm HV: 呼來切 hô lai thiết (TVGT, ĐV/QV, TV, VH, CV) cũng là âm HV và thai 湯來切 thang lai thiết (TVi). Có thể đọc là hai (số 2) qua tương quan th - h như tham - ham, thúi - hôi, thai – hai, v.v.

trọn - âm HV là luận, có thể đọc blọn (VBL, PGTN, Philiphê Bỉnh) hay là lọn (Đàng Ngoài). PGTN thường đề cập đến ĐCT như rất trọn, trọn vô cùng (td. trang 315). Hay trọn có thể là một cách dịch từ tiếng La Tinh omnipotēns hàm ý có khả năng (hay) hơn tất cả (trọn); omnipotēns = omnis (bao trùm, hơn tất cả) + potēns (giỏi, hay). Hán văn dịch là toàn năng 全能. TCTGKM dành một trang giải thích tính từ hay trọn ("là phép vô cùng", trang 29-30) và bản KTK (Nordemann, 1898 - xem Phụ Trương 1) dùng hay lọn. Các bản Nôm thường dịch là có phép vô cùng hay phép tắc vô cùng, cũng như trong PGTN trang 37 "Thật có ai làm nên mọi sự ấy, mà có phép tắc vô cùng, thì mới lấy được không mà hóa ra thế giới này".

vậy (âm HV là phi).

clip_image010

Bản chép tay/LM Josepho Morrone mục trọn (blọn), cùng lặp lại câu "Đức Chúa Blời (~ Deo cha) hay trọn vậy" trong mục hay.

o

dựng - cũng là âm HV nhưng nghĩa khác hơn (nghĩa HV là có thai).

nên: gồm chữ niên HV 年 (biểu âm) hợp với chữ thành HV 成 (biểu ý). Các bản Nôm KTK Đàng Trong dùng niên HV 年.

trời viết nhanh (theo thảo thư TQ?) - Philiphê Bỉnh ghi là blời. Đàng Trong viết là trời.

đất - âm HV là thản (*đản - đất[3]) - liên hệ của phụ âm cuối -n -t rất đáng chú ý nhưng không phải trọng tâm của bài viết này. "Dựng nên trời đất" là dịch từ KTK La Tinh “Creatorem caeli et terrae”.

o

tôi - âm HV là toái.

tin (âm HV là tín)

kính (cũng là âm HV)

một cũng là âm HV nhưng nghĩa khác (~ chìm đắm).

con (côn là âm HV có phạm trù nghĩa liên hệ). Tương quan nguyên âm ô - o như độc - đọc, lô – lò … "Một con" là con một trong tiếng Việt hiện đại, dịch từ KTK La Tinh "Filium Eius unicum". Để ý thứ tự chữ ngược trong bản KTK này như "một con" (~ con một), "lại sống" (~ sống lại, xuất hiện 2 lần).

deo/dêu (diêu là âm HV) - đây là một dạng kí âm của tiếng La Tinh hay Bồ Đào Nha deus hàm ý chúa trời (thượng đế).

cha - âm HV là tra.

o

giê/chi là âm HV, nhưng nên đọc là giê hay gi/je gần với dạng được kí âm hơn (Jesu) - để ý tương quan 之 chi - gì, 紙 chỉ - giấy, chi - gi ... Đàng Trong (Béhaine/Taberd) dùng chữ Nôm với bộ trúc 竹 hợp với chữ chi 支, có lẽ nhấn mạnh cách đọc chỉ giống (gần) âm chi mà thôi - xem chữ su bên dưới. Thời LM Maiorica dùng các dạng HV 吱 枝 支.

su/thu là âm HV, nhưng nên đọc là su vì gần với dạng được kí âm (Jesu), và vì phụ âm s/x- chưa hoàn toàn chuyển thành phụ âm tắc đầu lưỡi th- vào TK 17/18 - xem thêm trường hợp sở ruộng, sở đất (ĐNQATV) so với thửa ruộng, thửa đất trong mục thửa bên dưới. Đàng Trong (Béhaine/Taberd) dùng chữ Nôm[4] 䇬 với bộ trúc 竹 hợp với chữ chu 朱. Sách Các Phép (LM Halario de Jesu, TK 18 Đàng Ngoài) ghi rõ cách đọc là Jesu (cột tiếng Việt/chữ quốc ngữ):

clip_image012

Ba cột trong hình từ trái sang phải: chữ quốc ngữ, Nôm và La Tinh

Nên nhắc lại ở đây là vào thời VBL phụ âm xát chưa hoàn toàn đổi qua âm tắc như cách đọc vi sang/vi thang, lơ xơ/lơ thơ, Thuận (Thŏận) Hóa/Sinua (~ kẻ Hóa), xuy (thổi - xuy ), nguyệt sa (sa - sai 釵 sau này đọc là thoa), cũng giống như cách đọc su thay vì thu.

clip_image014

ki hay chi (cơ là âm HV). Đàng Trong (Béhaine, Taberd) dùng chữ khi HV 欺. Các bản Nôm Maiorica dùng chữ cơ HV ghép với chữ đa HV 多 - xem thêm mục tô bên dưới

clip_image016 clip_image018Aclip_image020Bclip_image022C …
Kiểu viết chữ ki trong bản Nôm của Philiphê Bỉnh so với vài dạng viết nhanh của (A) 水島修三 Thủy Đảo Tu Tam (B) 李建中 Lí Kiến Trung (C) 敬世江 Kính Thế Giang …

ri (âm HV là di, di ~ ri là phương ngữ miền duyên hải Bắc Bộ theo BBC - Đàng Ngoài). Đàng Trong (xem hình chụp bên dưới) không có vấn đề đọc phụ âm r và l.

clip_image024 Béhaine (1772/1773) - Taberd (1838) trong cách ghi Ma Ri A

xi - âm HV là xuy

(cũng là âm HV) - kí âm của tiếng Bồ Cristo (so với tiếng La Tinh Christus) chỉ chúa Giê Su - người thay mặt cho Đức Chúa Trời (Messiah, Chúa cứu thế). So sánh cách đọc Cristo từ Sách Các Phép (LM Halario de Jesu) với các dạng khi và chi của chữ cơ HV. "Giê Su Ki Ri Xi Tô" là dịch từ KTK La Tinh "Iesum Christum" nhưng lại chịu ảnh hưởng tiếng Bồ Jesus Cristo.

clip_image026 clip_image028

o

chúa (chủ/chú là âm HV)

chúng (cũng là âm HV)

tôi - âm HV là toái

o

tôi - âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

- cố là âm HV qua tương quan ô - o như độc - đọc, thố - thỏ, lô - lò, bộ - pho ... Bản KTK của Edmont Nordemann trong Quảng Tập Viêm Văn (1898) dùng chữ nhân thay vì chữ có: đây cũng là cách dùng trong TCTGKM (Maiorica):"nhân phép Phi Ri Tô San Tô thánh Ma Ri A chịu thai" (trang 36, sđd), nhân viết là 因. Đàng Trong (Béhaine, Taberd) dùng chữ bởi hay bãi HV 罷 - xem thêm chú thích về chữ nhân trong bản KTK của Nordemann ở Phụ Trương 1.

phép - âm HV là pháp, tương quan a - e như hạ - hè, trà - chè, ma - mè (vừng) ...

phi (cũng là âm HV). Các bản chữ Nôm ở Đàng Ngoài như của LM Philiphê Bỉnh, Halario de Jesu[5], Nordemann không thấy kí âm s- đầu (của chữ Spirito) so với bản KTK Đàng Trong của LM Béhaine.

ri (âm HV là di)

(cũng là âm HV) - các bản Nôm Béhaine B/Taberd dùng dạng tô 稣

san - Đàng Trong đã có dạng sơn so với san[6] của Đàng Ngoài - có lẽ đây là một nguyên nhân các bản KKM chữ Nôm Đàng Trong không thấy dùng dạng san 山.

(cũng là âm HV) - các bản Nôm Béhaine/Taberd dùng dạng tô 稣

o

thánh (cũng là âm HV).

ma - âm HV là mã - Tập Vận ghi 母下切,音馬 mẫu hạ thiết, âm mã. Tại sao không dùng các dạng ma như 麻 媽 ...? Có thể là do trọng âm (stress) ở vần đầu của Ma Ri A nên dùng thượng thanh thay vì bình thanh.

clip_image030 chữ ma/KKM clip_image032 chữ ma/毛澤東 (Mao Trạch Đông)

ri (âm HV là di, di ~ ri là phương ngữ miền duyên hải Bắc Bộ theo BBC - Đàng Ngoài). Đàng Trong (xem hình chụp bên dưới) không có vấn đề đọc phụ âm r và l.

clip_image033 Béhaine (1772/1773) - Taberd (1838) trong cách ghi Ma Ri A

a (âm HV là á)

chịu (âm HV là triệu hay thiệu).

thai (cũng là âm và nghĩa HV).

o

(âm HV là ma).

sinh (âm HV cũng là sinh).

⺼底 đẻ (âm HV là để) - chữ đẻ viết bằng bộ nhục hợp với chữ để hài thanh.

đồng (cũng là âm HV). Các bản Nôm của LM Maiorica cũng dùng đồng trinh như "mà kẻ đồng trinh thì chẳng có con, kẻ có con chẳng có đồng trinh. Có một đức Bà hợp lại hai sự ấy làm một và làm mẹ và còn đồng trinh với" TCTGKM trang 113, " thì ĐCT mở lòng Người yêu ở đồng trinh cho đến trọn đời ... song le bởi hai vợ chồng đã khấn ở đồng trinh cho đến trọn đời" TCTM quyển thượng trang 37-3, 43, v.v.

trinh (cũng là âm HV) - câu này y như trong TCTGKM. PGTN dùng đồng thân so với đồng trinh[7], phản ánh cách dùng cổ hơn cũng như bản KTK Văn Ngôn (văn viết chữ Hán cổ điển cho đến đầu TK 20), các bản kinh sau này (td. Bạch Thoại) đều dùng đồng trinh. VBL phân biệt đồng thân 童身 (virgo/L) là còn trinh tiết (chưa có vợ chồng), gái còn trinh và đồng trinh 童貞 (castus/L) là còn trinh trắng, trong sạch hay chưa phạm lỗi gì tương đương với sạch sẽ. PGTN hoàn toàn dùng đồng thân: "Mẹ ĐCT, và đồng thân, đặt tên là Maria ... vì cũng bắt chước rất thánh đồng thân mà đã toan giữ blọn (trọn) đời đồng thân … Mẹ với thật là đồng thân, vì chưng như khi chưa có đẻ Con (PGTN viết hoa), là đồng thân, khi đang đẻ Con, cũng là đồng thân, và khi đẻ Con đoạn thì hãy còn đồng thân blọn (~ trọn) vậy" trang 145, 147, 161. LM Maiorica đã cho ta thấy đồng thân dùng trong tài liệu chữ Hán nhưng khi dịch ra Nôm thì lại dùng đồng trinh – td. trong Thiên Chúa Thánh Mẫu quyển thượng trang 38: "I Ghê Rê Gia khen rất thánh Đức Bà, gọi là chư đồng thân chi hậu 諸童身之后, nghĩa là vua hết người đồng trinh".

o

tôi - âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

thửa (sở là âm HV) - nghĩa mở rộng và dùng làm đại danh từ[8] (VBL ghi thửa là ille/L để chỉ người ấy từng đã được nhắc trong văn cảnh, trong trường hợp này là Giê Su), sau đó được các học giả Béhaine, Taberd, Aubaret, Theurel ghi lại. Tương quan s/x - th dễ nhận ra như xanh - thanh, xâm - thâm ... 疏 sơ - thưa, 所 sở - thửa ... Cụ Huỳnh Tịnh Của trong ĐNQATV/1895 ghi cách dùng sở ruộng, sở đất (Đàng Trong? so với thửa ruộng, thửa đất/Đàng Ngoài - NCT) trong mục sở 所 nhưng lại ghi thửa bằng chữ sử 使. Cách dùng thửa (tuy rất hiếm) trong KTK từng hiện diện trong bản kinh bằng chữ quốc ngữ ở Đàng Ngoài cuốn "Chrestomathie annamite” (Quảng Tập Viêm Văn) của Edmond Nordemann (in năm 1898) - xem thêm Phụ Trương 1. Các bản KTK sau này thay thế thửa bằng Đức Chúa Giê Su hay Người cho rõ ý hơn. So sánh chữ thửa trong KTK (Philiphê Bỉnh) và các kiểu viết nhanh của Vương Đạc và Mễ Phí:

clip_image035 chữ thửa/sở Philiphê Bỉnhclip_image037王鐸 Vương Đạc clip_image039米芾 Mễ Phí


clip_image041

VBL trang 781 đã ghi thửa là một loại đại danh từ chỉ kẻ ấy/cái ấy (đã nói đến ở trước).

clip_image043

Béhaine/Taberd đều ghi qui/quae/quod (L) là thửa, y như định nghĩa từ thời VBL.

clip_image045

tự điển Bồ Việt chép tay[9] (TK 18-19)

Để ý ở đây là cụ Thiều Chửu trong Hán Việt Tự Điển (1942) cũng ghi sở và kì 其 là thửa.

chịu (âm HV là triệu hay thiệu).

nạn (cũng là âm HV)

o

chưng (cũng là âm HV) - xuất hiện 3 lần trong bản KTK này. Chưng có thể dùng làm một chỉ số (indicator) cho thấy thời gian xuất hiện của văn bản, td. bản KLC năm 1632 có 4 chữ chưng so với bản KLC vào cuối TK 18, đầu TK 19 dùng 2 chữ chưng (Đàng Ngoài) so với cùng thời kì thì Đàng Trong không dùng chưng cho đến ngày nay thì hoàn toàn không dùng chưng nữa (năm 2022).

thì (cũng là âm HV)

quan (cũng là âm HV) - VBL giải thích "chưng thì quan" là vào thời cai trị của quan, dưới thời quan ... “Chưng thì quan” cũng hiện diện trong KTK của Tứ Nguyên Yếu Lý 肆原要理 (xem thêm phụ chú 10). Chưng là một trợ từ với nghĩa ở, vào, trong ... Sách Các Phép (Halario de Jesu) chỉ ghi chưng thì mà không khi quan. Cách dùng chưng thì quan (~ vào thời quan, vào thời cai trị của quan) được VBL ghi thành một mục riêng:

clip_image047

VBL trang 122

o

phong (cũng là âm HV).

xi hay thi (thi là âm HV) - vào đầu TK 19, khả năng phụ âm đầu/xác vẫn còn hiện diện cùng với phụ âm tắc/đầu lưỡi như xoa - thoa, xi - thi ... Đàng Trong kí âm xi là xuy HV .

ô (cũng là âm HV)

phi (cũng là âm HV)

clip_image049 ß la viết tắt (cũng là âm HV) - trích tự điển Béhaine, Taberd không ghi dạng này.

(cũng là âm HV). Không thấy bản KTK La Tinh ghi quan (hiểu ngầm) mà chỉ ghi tên Pontio Pilato - đây là quan coi tỉnh Giu Đà thuộc đế quốc La Mã từ năm 26/27 đến 36/37 SCN. Quan tổng trấn và cũng là quan tòa xử Chúa Giê Su, Pilato là một nhân chứng đặc biệt trong lịch sử đế quốc La Mã và giáo hội Ki Tô.

o

đóng - thành phần HT là đông 東

đinh (cũng là âm HV)

gác (âm HV là các) - bản Nôm Béhaine A dùng dạng 挌, bản B không dùng chữ này

câu - các bản Nôm cổ dùng câu rút hay một dạng kí âm của tiếng La Tinh crux hay tiếng Bồ-Đào-Nha cruz (> k - rút > câu rút), nghĩa là cây thánh giá (thập tự hay thập tự giá HV 十字架) hay dấu chữ thập. LM de Rhodes hoàn toàn dùng dạng La Tinh crux[10] trong VBL/PGTN so với LM Maiorica lại dùng chữ Nôm câu-rút 拘椊:"nó đã định đóng gác Crux ĐCGS trên núi ấy ... ĐCGS vác cây Crux nặng chẳng nổi" PGTN 221, "ĐCGS vác cây câu-rút lên núi chịu tội ... ĐCGS ở trên câu-rút buồn lắm" ĐCGS quyển chi thập trang 157 (Maiorica cũng dùng dạng 构). Cây thánh giá có những biểu tượng đặc biệt như từ một hình thức xử tội nặng (thời đế quốc cổ La Mã, hàm ý tiêu cực) cho đến sự tiêu biểu của lòng thương xót và cứu vớt con người (tích cực) trong các giáo phái CG.

rút (âm HV là tốt). Câu rút là kí âm của tiếng La Tinh crux hay tiếng Bồ-Đào-Nha cruz, nghĩa là cây thánh giá. Các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh đều ghi dạng cruz, LM de Rhodes hoàn toàn dùng dạng La Tinh crux trong VBL/PGTN so với LM Maiorica lại dùng chữ Nôm câu-rút 拘椊. Câu "đóng đanh (~ đinh/Đàng Trong/NCT) gác câu rút (~ cu rút) xuất hiện trong bản tự vị chép tay của LM Morrone và bản chữ quốc ngữ của Nordemann, , cũng như trong Tứ Nguyên Yếu Lý 肆原要理 do Đức Cha phó Louis Maria Trị truyền in năm 1898 tại Hồng Kông[11]. "Đóng đinh gác câu rút" có năm chữ là một cách dịch một chữ La Tinh “crucifixus” (động từ thuộc thể bị động). Để ý là dạng bị (thụ) động[12] không rõ ràng trong câu này - ai đóng đinh hay ai bị đóng đinh? Một chủ đề cần được tìm hiểu sâu xa hơn nhưng không nằm trong phạm vi bài này.

clip_image002[1]

Bản chép tay/Josepho Maria Morrone


[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com

[2] PGTN cũng cho thấy ảnh hưởng của tiếng Bồ so với La Tinh (ngôn ngữ chính của PGTN) như Petrus (La Tinh) thì dùng Pedro "các bổn đạo ở khắp thiên hạ hộp làm một dưới ông thánh Papa ở nước Roma, làm thầy cả trên, thay vì đức Chúa Jesu, theo đòi ông thánh Pedro như vậy" trang 312; Pilatus (La Tinh) thì ghi là Pilato "Song le Pilato vì đã hay đức Chúa Jesu chẳng có lỗi gì" trang 215-216, v.v.

[3] Thí dụ như Đắc Kỉ 妲己 (Đát Kỉ) với 妲 có hai cách đọc đát (當割切 đương cát thiết/QV) hay đán (得案切 đắc án thiết/QV) - so sánh với các cặp tát - tán, được - đặng, nghẹt - nghẹn, v.v.

[4] Thật ra chữ 䇬 này đã có tù thời TVGT, Quảng Vận đọc là 昌朱切 xương chu thiết, 春朱切 xuân chu thiết; Tập Vận ghi cách đọc là 初尤切 sơ vưu thiết ... Đều cho khả năng đọc là su/xu.

[5] LM Halario de Jesu có lúc kí âm s- đầu có lúc không trong Sách Các Phép: (a) công thức rửa tội không có kí âm đầu s- (chỉ ghi Phi Ri Tô San Tô) cũng giống như các bản Nôm Maiorica (b) có 5 lần phụ âm đầu s- được kí âm trong tổng số 38 lần Spirito xuất hiện trong Sách Các Phép, tức là khoảng 13%.

[6] Một thí dụ khác: cùng một thế hệ với LM Philiphê Bỉnh là đại thi hào Nguyễn Du: trong tác phẩm Truyện Kiều, câu 1938/1939/1940 cho thấy vần san 山 được triệt để tuân thủ

吏急關山 Trong gang tấc lại gấp mười quan san

仍羅吟咀嘆 Những là ngậm thở nuốt than

小姐沛問安茹 Tiểu thư phải buổi vấn an về nhà …

[7] Từ thời Béhaine (1772/1773) về sau (td. Theurel, Huỳnh Tịnh Của, VNTĐ, Gustave Hue) thì đồng thân và đồng trinh có cùng nghĩa (~ virgo/L). Đáng chú ý là VNTĐ ghi đồng trinh là "con gái nhà tu bên đạo Da-tô".

[8] Cùng thời - và cùng là dân Đàng Ngoài với LM Philiphê Bỉnh là đại thi hào Nguyễn Du (sinh sau 7 năm nhưng qua đời trước cụ Bỉnh 13 năm): câu 2687 Truyện Kiều ghi 所功德意埃朋 Thửa công đức ấy ai bằng (thửa chỉ nhân vật Thúy Kiều đã nói trong các câu trước, thửa công đức hàm ý công đức của Thúy Kiều). Nhưng theo học giả Nguyễn Thạch Giang thì "thửa là tiếng cổ dịch chữ kỷ là một đại từ trong tiếng Hán cổ, đây chỉ Thúy Kiều" (Truyện Kiều, trang 207, NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp - Hà Nội - 1986). Cụ Tản Đà lại dịch là thuở (Vương Thúy Kiều, trang 277, NXBThanh Niên - 2004) , v.v. Tuy nhiên các dữ kiện về tiếng Việt từ thời VBL cho đến KTK/Philiphê Bỉnh, Béhaine, Taberd đều cho thấy thửa có khả năng rất cao là sở HV 所.

[9] Tự điển "Việt Bồ - Bồ Việt chép tay" lưu trữ tại thư viện Tòa Thánh La Mã, mã số Borg.tonch.23

[10] Cách dùng thập tự giá 十字架 đã hiện diện vào thời VBL bên Trung Hoa trong các tài liệu cùng thời. Từ thời Béhaine (1772/1773), Taberd (1838) thì (cây) thánh giá 聖架 được dùng cho đến nay, một cách dùng CG đặc biệt ở VN cũng như linh mục 靈牧, giám mục, Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng - đây là những cách dùng đặc biệt ở VN. Chữ Nôm Đàng Trong cũng dùng khác hơn như câu dùng bộ mộc 构 và rút dùng bộ mộc 椊.

[11] Trích từ bài viết "TRUYỀN THỐNG DẠY GIÁO LÝ CỦA TIỀN NHÂN" tác giả Michel Nguyễn Hạnh (2014) - có thể xem toàn bài trên trang này http://bangiaoly.org/su-kien/daihoi-giao-ly-toan-quoc/dai-hoi-giao-ly-toan-quoc-2014/ket-thuc---truyen-thong-day-giao-ly-cua-tien-nhan--tt-/, v.v.

[12] Tham khảo thêm bài viết liên hệ "Tiếng Việt thời LM de Rhodes – dạng bị (thụ) động (passive voice) – phần 8" cùng tác giả (NCT) trên trang này chẳng hạn https://nghiencuulichsu.com/2018/05/28/tieng-viet-thoi-lm-de-rhodes-dang-bi-thu-dong-passive-voice-phan-8/, v.v.