Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Nhà văn Xuân Đài đã “đi theo” nhà văn Phùng Quán

Nguyễn Khắc Phê

Có thể là hình ảnh về 1 người và râu

 

Bạn đọc đã biết chuyện tình bạn giữa nhà văn Xuân Đài và nhà văn Phùng Quán qua cuốn sách “Phùng Quán & Tôi” (NXB Phụ nữ Việt Nam, 2020) – tác phẩm cuối cùng của Xuân Đài. Phùng Quán đã rời “cõi tạm” năm 1995 rồi về yên nghỉ trên ngọn đồi quê hương mình (phường Thủy Dương, Thành phố Huế); còn Xuân Đài, đến nay mới “đi theo” bạn, thoát khỏi “Tuổi già phiền muộn” như tên một tiểu thuyết chưa in của ông!

Nhờ thông tin từ cây bút phi hư cấu nổi tiếng Phan Thúy Hà – người đã giúp tu chỉnh, rồi lo in và phát hành cuốn “Phùng Quán & Tôi” – tôi mới biết Xuân Đài qua đời trong một hoàn cảnh khá buồn tại quê nhà (làng Xa Lang, xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Làng quê tôi và quê Xuân Đài ở hai bên dòng sông Phố, nhưng mãi nhiều năm về sau, khi anh gửi in một số truyện ngắn trên Tạp chí Sông Hương, tôi mới có nhiều dịp gặp anh, mới biết anh từng viết truyện dài “Tuổi nhỏ Hoàng Văn Thụ” – NXB Kim Đồng in năm 1967 và đã tái bản nhiều lần.

Tôi viết Xuân Đài “đi theo” Phùng Quán là do từ thời trẻ, nhờ kết bạn với Phùng Quán khi anh nổi danh với tác phẩm “Vượt Côn Đảo”, Xuân Đài mới vượt qua những năm gian khó thuở “vào đời”, quyết theo nghiệp văn chương và báo chí, rồi có tác phẩm đầu tay về nhà cách mạng tiền bối Hoàng Văn Thụ. Và sau khi Phùng Quán có “Tuổi thơ dữ dội” thì Xuân Đài có “Tuổi thơ kiếm sốngTheo tác giả Huy Thắng (trong bài Xuân Đài và niềm tin vào giá trị con người” công bố năm 2005 tại trang “Hội ngộ văn chương”), Xuân Đài là sinh viên lớp báo chí khóa đầu tiên ở miền Bắc với Trần Hoài Dương, Hoàng Quốc Hải, Bùi Bình Thi, Phan Thị Thanh Nhàn… – những cây bút trẻ về sau đều nổi tiếng! Còn Xuân Đài, sau khóa học, về làm báo Việt Nam Độc lập, khu Tự trị Việt Bắc, rồi Tạp chí Dân tộc của Ủy ban Dân tộc Trung ương; sau về Đài Tiếng nói Việt Nam… Cũng theo Huy Thắng, người bạn thân với Xuân Đài trên nửa thế kỷ, dấu ấn Xuân Đài để lại trong văn chương là truyện ngắn.

Trong my năm ông đã xut bn hai tp truyn ngn có tên là “Ba người trong hm Đuôi Voi” và “Hai người đàn ông và mt người đàn bà ph Hàng Đào”. Đây là nhng tp truyn ngn mang phong cách riêng khó ln ca Xuân Đài. Có truyn được nhà xut bn bên Pháp dch và in li. Trong tt c các truyn ngn ca mình, Xuân Đài nht quán mt phong cách, không né tránh nhng thân phn nghit ngã ca con người và nhng vn đ nhc nhi còn đang din ra trong xã hi, đc bit là nhng phn người sau cuc chiến mà không ít người viết ngn ngi không dám đ cp nói ra, s đng chm. Ngòi bút ca ông như đã dám đi đến tn cùng mi ngóc ngách thân phn mà thường là không my bình an. Bây gi người ta luôn nói đến nhng vn đ ln lao mà thường quên mt rng, cái ct lõi ca s ln lao đó chính là s t tế cn phi có nơi mi con người...” Khi nói đến “nhân cách” của Xuân Đài, Huy Thắng kể cho chúng ta nghe câu chuyện nhiều người chưa biết:

Cht nh đến mt ln trên truyn hình phát chương trình “Lc lc vàng”, tôi hơi bt ng khi thy xướng tên nhà văn Lê Xuân Đài là người đã tng bà con nông dân nghèo đa ch thuc xã Xuân Thành, huyn Yên Thành - Ngh An mt đôi bò ging nhm góp phn giúp bà con có phương tin sn xut. Cũng đâu ít, c my chc triu đng. S tin là nh, thm chí là rt nh so vi tài sn ca nhng đi gia hoc nhiu quan chc… nhưng tôi biết Xuân Đài nghèo, tui cao ri, lương hưu như thế, sc kho yếu, bnh tt, nht là tin s tim mch đòi hi tn kém thuc thang. Tôi thc mc, ông cũng không dư d gì sao không biết dành tin lo tui già. Hay ông mun ni tiếng ? Đến đây thì Xuân Đài bng ni nóng, tìm đin thoi ri to tiếng vi ai đó. Thì ra là gi cho cô phóng viên, hc trò cũ ca ông hin đang làm đài truyn hình. Li mt ln na cô hc trò chu trn cơn bc bi ca thy. Cô biết mình sai vì khi đưa tin, ông đã rt cn thn dn đi dn li không được nêu tên; vy mà cô không theo yêu cu ca ông [...] Làm vic thin mà ct ch đánh bóng tên tui hay nhm qung cáo thương hiu buôn bán ca mình thì ch là mt trò l bch…

Nói đến nhân cách Xuân Đài, xin dẫn một chi tiết Xuân Đải kể lại trong cuốn “Phùng Quán & Tôi”. Đó là khi anh đến thăm chị Bội Trâm tại khu chung cư làng Hữu Tiệp, trước bàn thờ nhà văn Phùng Quán, Xuân Đài “nói đùa, bao giờ tôi chết, bà xếp tôi cạnh Phùng Quán nhé. Chị cười: Thế nào tôi cũng chết trước ông.” Quả đúng như vậy. Còn điều Xuân Đài “làm thật” tại căn phòng anh ở TPHCM thì chị Bội Trâm không biết. Xuân Đài kể: “Trên bàn thờ nhà tôi, ngoài anh Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Phùng Quán, Tuân Nguyễn, Nguyễn Đình Thơ, bây giờ có thêm nhà giáo Vũ Bội Trâm. Ai đến thăm tôi, cũng đều thắp nhang cho những người anh, người bạn một thời lận đận…” (trích sách đã dẫn). Một cô giáo từng dạy văn tại Đại học Sài Gòn vừa cho tôi biết: Cô đã hai lần dự lễ giỗ Tuân Nguyễn và Trần Đức Thảo tại nhà anh Xuân Đài!

Một nhân cách không khác chi Phùng Quán, chung thủy, tận tình với những số phận bất hạnh và hào phóng, không tính thiệt hơn với những con người thua thiệt. Và nay, cuối đời, Xuân Đài đã chọn “đi theo” Phùng Quán, về yên nghỉ tại quê hương.

Có điều khác, Phùng Quán là nhà văn được nhiều người mến mộ, nên khi đưa di hài Phùng Quán về quê, theo lời kêu gọi của nhà thơ Ngô Minh, bạn đọc khắp nơi đã ủng hộ hàng trăm triệu xây nên khu mộ bề thế cho cả chị Bội Trâm ở ngọn đồi bên con đường nay mang tên Phùng Quán. Còn Xuân Đài, cuối năm 2021, về quê lặng lẽ, khi biết mình “sức cùng lực tận”, không muốn làm người “cháu họ” mang gánh nặng, nếu ông qua đời tại nhà trọ ở Đồng Nai. Và đêm 16/2, Xuân Đài đã đột ngột chia tay tất cả trong căn nhà nhỏ vừa xây ở quê nhà mấy tháng trước, không có vợ con, người thân bên cạnh! Theo quy chế của địa phương, chỉ một ngày sau, bà con làng xóm xã Sơn Tân đã tiễn ông ra chân dãy Thiên Nhẫn. Kể ra, gần chạm tuổi “cửu tuần” và ốm yếu như Xuân Đài, dễ có mấy ai chọn được cách rời bỏ “Tuổi già phiền muộn” một cách có thể nói là nhẹ nhàng tại quê nhà như Xuân Đài. (Về năm sinh Xuân Đài, trang trieuxuan.info ghi là năm 1936 – Nhà văn Triệu Xuân từng là người biên tập cuốn truyện “Hai người đàn ông và người đàn bà ở phố Hàng Đào” của Xuân Đài khi ông còn công tác ở NXB Văn học. Nhưng trên cuốn Tự truyện in năm 2013 và cuốn “Phùng Quán & Tôi” ghi năm sinh Xuân Đài là 1934… Theo tôi, năm sinh Xuân Đài ghi 1934 là đúng. Phùng Quán sinh năm 1932, chỉ hơn Xuân Đài hai tuổi, nên khi về học lớp Thiếu sinh quân gần quê Xuân Đài, hai người đã kết bạn với nhau…).

image 

Tôi nhắc “Tuổi già phiền muộn” vì trên trang bìa 4 cuốn tự truyện “Tuổi thơ kiếm sống” của Xuân Đài (NXB Kim Đồng in năm 2013 với số lượng trên hai vạn cuốn do Nhà nước đặt hàng cho thiếu nhi vùng sâu vùng xa cả nước) mà Xuân Đài tặng tôi, có công bố hai tiểu thuyết “đang in” và “sắp in” (“Tuổi già phiền muộn” và “Ngõ nhỏ tình người”). Trong lần trò chuyện với Xuân Đài khi ông còn ở trong một chung cư quận 5 (TPHCM), Xuân Đài “bình luận” về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của tôi vừa in và nói đại ý: “Mình cũng đang viết dở một cuốn… Không biết có nơi nào chịu in không…”.

Tôi đã liên hệ được với người “cháu họ” đang giữ “di sản” của Xuân Đài và nhờ cô tìm hộ… Và biết đâu, khi trang viết này lên báo, sẽ có một NXB thông báo là đang giữ bản thảo chưa in của Xuân Đài! Tôi cũng vừa chuyển thông tin về Xuân Đài cho Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh… Hy vọng nơi yên nghỉ của Xuân Đài ở chân dãy Thiên Nhẫn sẽ được sưởi ấm trong tình quê hương và tình đồng nghiệp của bạn bè gần xa. Còn lúc này, biết đâu Xuân Đài sau thời khắc thoát khỏi “tuổi già phiền muộn” đang “bay” vào Huế, xem sông Hương vừa có đường đi bộ ven bờ thơ mộng ra sao và đàm đạo chuyện đời hơn thua - nhân nghĩa với vợ chồng Phùng Quán trên triền đồi lộng gió ở Thủy Dương…