Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 4)

Nguyễn Quang A dịch

3. Trường học Không có Tường

1

Rabindranath Tagore chết trong tháng Tám 1941. Khi đó tôi vẫn ở Trường St Gregory’s ở Dhaka. Hiệu trưởng cho chúng tôi tin bi thảm trong một cuộc họp trường được triệu tập vội vã, và tuyên bố một sự đình chỉ dạy học trong ngày. Khi tôi đi về nhà, tôi tự hỏi vì sao người đàn ông râu rậm đáng yêu, mà tôi biết như một người bạn của gia đình, và người mà tôi với ông bà tôi hay mẹ tôi đến thăm bất cứ khi nào tôi ở Santiniketan, đã quan trọng đến vậy cho thế giới. Tôi biết rằng Rabindranath là một nhà thơ rất được ngưỡng mộ (tôi có thể ngâm vài bài thơ của ông), nhưng đã không hiển nhiên đối với tôi vì sao ông được cho là một người quan trọng đến vậy. Khi đó tôi bảy tuổi, và không có ý tưởng nào Tagore sẽ ảnh hưởng triệt để thế nào đến tư duy của tôi trong những năm sắp tới.

Khi tôi về đến nhà, mẹ tôi đang nằm trên sofa và khóc, và tôi suy ra rằng cha tôi sẽ quay lại sớm từ công việc của ông ở đại học. Em gái ba tuổi của tôi, Manju, bối rối bởi cái đang xảy ra, và tôi giải thích cho nó rằng ai đó rất vĩ đại và yêu quý đối với chúng tôi đã vừa chết. ‘Biến mất à?’ nó hỏi (không hoàn toàn chắc cái chết có nghĩa là gì). ‘Đúng,’ tôi nói. ‘Ông sẽ quay lại,’ nó nói. Tôi nhớ những lời của cô khi Manju chết rất đột ngột bảy mươi năm sau, trong tháng Hai năm 2011, vì một bệnh ngắn.

Mọi người xung quanh chúng tôi có vẻ tràn ngập đau khổ trong ngày tháng Tám oi bức đó năm 1941, kể cả họ hàng, những người giúp việc và bạn bè – đã có một sự phun trào tang tóc. Người đầu bếp lão luyện của chúng tôi, một người Muslim sùng đạo, thường cung cấp cho chúng tôi ilish mach (cá hilsha) hun khói tuyệt vời, đã đến để bày tỏ sự đau đớn và đồng cảm của ông. Ông cũng đầy nước mắt, ông bảo chúng tôi, bởi vì ông thích các bài hát của Tagore. Nhưng tôi cho là ông chủ yếu đến an ủi chúng tôi, biết rằng gia đình tôi, đặc biệt mẹ tôi, rất thân với Rabindranath.

Tagore quả thực đã có một sự hiện diện lớn trong đời tôi từ thời thơ ấu của tôi. Mẹ tôi Amita không chỉ học tại trường của ông ở Santiniketan, mà (như được nhắc đến sớm hơn) đã xuất hiện thường xuyên trong các vai chính trong các vũ kịch của ông, được Rabindranath đích thân đạo diễn và được trình diễn ở Calcutta. Ông ngoại tôi, Kshiti Mohan, đã dạy và nghiên cứu trong nhiều thập niên ở Santiniketan và họ là những người cộng tác thân tín. Rabindranath thường dựa vào hiểu biết của Kshiti Mohan về các tác phẩm kinh điển Ấn Độ vào sự tinh thông đặc biệt của ông trong việc soạn thơ thôn dã xuất hiện ở bắc Ấn Độ và cũng ở Bengal. Bài nói chuyện cuối cùng của Rabindranath, một bài diễn thuyết sấm sét bằng tiếng Bengali có tiêu đề ‘Shabhytar Shankat’ (‘Khủng hoảng trong nền Văn minh’), được Kshiti Mohan đọc tại một cuộc meeting công khai lớn trong tháng Tư 1941, khi Tagore đã quá yếu để tự ông đọc nó. Đấy là một bài phát biểu rất sâu sắc và, dù trẻ, tôi đã hết sức cảm động và bị nó thách thức. Rabindranath vào lúc đó bị phiền muộn bởi chiến tranh, bực tức bởi hành vi thực dân tiếp tục của phương Tây, bị đau buồn bởi những hành động dã man của bọn Nazi và bởi bạo lực của các lực lượng chiến đóng Nhật Bản, đã ghê tởm sự nổi lên của những căng thẳng cộng đồng bên trong Ấn Độ, và lo lắng sâu sắc về tương lai của thế giới nói chung.

Tôi cũng bị buồn sâu sắc bởi cái chết của Rabindranath, đặc biệt khi những hệ lụy của nó được hiểu hoàn toàn. Tôi hết sức thích ông như một người già nhân từ có vẻ thích thú nói chuyện với tôi, nhưng tôi cũng đầy sự tò mò về cái bây giờ tôi được bảo về tầm quan trọng của các ý tưởng của ông và sức mạnh của tính sáng tạo của ông. Tôi trở nên quyết tâm để học nhiều hơn về người đàn ông được ngưỡng mộ nhiều mà đối với ông, tôi đã không chú ý đến nhiều như tôi cảm thấy tôi phải. Sự theo đuổi tận tâm của tôi đối với các tư tưởng của Tagore như thế đã bắt đầu chỉ sau cái chết của ông và đã cho tôi cả một đời can dự bổ ích. Đặc biệt, sự nhấn mạnh toàn cục của ông đến quyền tự do và lập luận (lý tính) đã làm cho tôi nghĩ nghiêm túc về các vấn đề đó, mà trở nên ngày càng quan trọng đối với tôi khi tôi lớn lên. Vai trò của giáo dục trong việc tăng cường quyền tự do cá nhân và sự tiến bộ xã hội là trong số các chủ đề mà trên đó tôi thấy các ý tưởng của ông là đặc biệt sáng suốt và có sức thuyết phục.

2

Mẹ tôi rất tha thiết rằng tôi phải học ở Santiniketan, như bà đã học, và – có lẽ một cách nghịch lý – sự qua đời của Tagore làm cho bà còn quyết tâm hơn. Cha tôi không hoàn toàn được thuyết phục, và trong mọi trường hợp đã không rất thích ý tưởng chuyển tôi khỏi gia đình ở Dhaka để đến ở với ông bà ngoại tôi ở Santiniketan. Nhưng, như tôi nhắc đến sớm hơn, với việc chiến tranh đến gần Ấn Độ hơn, cha tôi thừa nhận sự an toàn lớn hơn của việc ở Santiniketan. Đó đã là lý do quyết định cho sự di chuyển của tôi. Khi những người Nhật rút lui, tôi đã từ chối rời trường học mà khi đó tôi đã yêu thích.

Trong tháng Mười 1941, trong vòng vài tháng sau cái chết của Tagore, tôi đã đến Santiniketan và nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ ông bà tôi khi tôi ‘về nhà’ (như bà tôi mô tả). Họ đã vẫn sống trong ngôi nhà mái tranh nơi tôi sinh ra trong tháng Mười Một năm 1933. Vào tối đầu tiên của tôi ở đó, tôi ngồi trên một chiếc ghế thấp trong bếp, khi Didima nấu, theo kịp cả tin tức từ gia đình và, tất nhiên, chuyện phiếm, mà tầm quan trọng của chúng ngày càng trở nên rõ ràng trong đầu óc gần tám tuổi của tôi. Tôi cảm thấy rất người lớn. Thực ra, giữa bảy và chín tuổi thế giới ý tưởng và sự hiểu biết của tôi đã mở rộng với một sự nhanh chóng làm tôi hồi hộp.

3

Tôi đến Santiniketan vào cuối kỳ nghỉ mùa thu hàng năm (kỳ nghỉ Puja), trước khi việc dạy học tiếp tục lại. Tôi có thời gian để ngó quanh khuôn viên trường trước khi các lớp bắt đầu, và tôi đã xem xét kỹ sân trường, đặc biệt sân chơi. Anh họ ngoại của tôi Baren (tôi gọi anh là Barenda – ‘da’ là dạng rút ngắn của ‘dada’ hay anh lớn tuổi hơn) giới thiệu tôi với đội trưởng của một đội cricket của những đứa trẻ có tuổi giống nhau đang tập trên sân chơi. Cố gắng đầu tiên của tôi tại một ván chơi với chúng đã là một tai họa. Khi đội trưởng ném bóng cho tôi để kiểm tra kỹ năng đánh bóng của tôi, quả bóng tôi đánh đập mạnh vào mũi anh, dẫn đến máu chảy khá nhiều. Trong khi chữa vết thương của anh, tôi nghe đội trưởng bảo Barenda, ‘Em cậu có thể chắc chắn gia nhập đội của tớ, nhưng hãy bảo nó ngắm vào ranh giới, không phải vào mũi cầu thủ.’ Tôi hứa sẽ làm vậy và ăn mừng sự bước vào cuộc sống trường mới của tôi.

Santiniketan vui thú theo một cách tôi đã chẳng bao giờ tưởng tượng một trường học có thể là. Đã có rất nhiều tự do trong việc quyết định làm gì, rất nhiều bạn học tò mò về mặt trí tuệ để trò chuyện với, rất nhiều giáo viên thân thiện để lại gần và hỏi những câu hỏi chẳng liên quan gì đến chương trình giảng dạy, và – quan trọng nhất – rất ít kỷ luật bắt buộc và một sự vắng hoàn toàn của sự trừng phạt khắc nghiệt.

Sự cấm trừng phạt thân thể là một quy tắc mà Rabindranath đã khẳng định. Ông tôi, Kshiti Mohan, giải thích cho tôi vì sao điều đó là sự tương phản thực sự quan trọng giữa ‘trường chúng ta và tất cả các trường khác trong nước’ và vì sao nó tạo ra một sự khác biệt lớn đối với giáo dục, nhất là trong việc nuôi dưỡng động cơ của những đứa trẻ để học. Không chỉ, ông nói, rằng việc đánh một đứa trẻ bất lực là một hành động dã man mà chúng ta phải học để ghê tởm, mà cả rằng một học sinh phải được hướng dẫn để làm thứ đúng qua một sự hiểu biết có lý lẽ về cái gì làm cho cái gì đó đúng – không chỉ để tránh sự đau đớn và sự làm nhục.

Tuy vậy, bất chấp sự tận tụy của ông với các nguyên tắc đó, có một câu chuyện vui được lưu hành về một mâu thuẫn ông tôi một lần đối mặt, vào một trong những dịp hiếm hoi khi ông được phân để dạy những đứa trẻ. Rõ ràng, tại một trong các lớp của ông cho những đứa trẻ sáu tuổi, một đứa trẻ càn quấy và huyên náo tiếp tục đặt đôi dép của nó, hết lần này đến lần khác, lên bục giảng của giáo viên. Khi Kshiti Mohan thất bại để khuyên can đứa trẻ năng động này theo một số cách khác nhau, kể cả đưa ra những lời giải thích có lý lẽ, ông đã không thể không nói rằng nếu đứa trẻ tiếp tục như thế, nó sẽ đáng một cái tát. Đứa trẻ mừng rỡ trả lời, ‘Ồ Kshiti-da, có lẽ thầy đã không nghe Gurudev [Rabindranath] ra lệnh rằng không học sinh nào có thể bị trừng phạt thân thể trên đất của Santiniketan ư?’ Câu chuyện kể rằng Kshiti Mohan khi đó đã nâng cậu bé lên bằng cổ áo của nó và hỏi nó xác nhận rằng nó không còn ở trên đất Santiniketan nữa. Sau sự thống nhất về điểm đó – và một cái vỗ nhẹ vào tay – đứa cầm dép đã được trả lại cho đất của Santiniketan.

4

Các lớp ở Santiniketan đã khác thường. Chúng được tiến hành ở ngoài trời, trừ các lớp cần đến một phòng thí nghiệm, hay nếu trời mưa. Chúng tôi ngồi xuống đất – chúng tôi mang theo các chiếu nhỏ để ngồi lên – bên dưới một cây được chỉ định trước, trong khi giáo viên đối mặt với chúng tôi từ một chỗ được làm bằng xi măng, với một bảng đen hay một bục giảng bên cạnh.

Một trong những giáo viên của chúng tôi, Nityananda Binod Goswami (mà chúng tôi thường gọi là Gosainji), là một giáo viên tuyệt vời về ngôn ngữ và văn học Bengali, và cả Sanskrit, đã giải thích cho chúng tôi rằng Rabindranath không thích các rào cản trong mọi lĩnh vực sống. Việc có các lớp học ngoài trời, không bị hạn chế bởi các bức tường, là một biểu tượng của điều này, Gosainji gợi ý. Ở một mức rộng hơn, Rabindranath không thích tư tưởng của chúng ta bị giam hãm bên trong các cộng đồng riêng – dù tôn giáo hay khác – của chúng ta hay bị khuôn đúc bởi quốc tịch của chúng ta (ông đã kịch liệt phê phán chủ nghĩa dân tộc). Và bất chấp việc ông yêu mến ngôn ngữ và văn học Bengali, ông cũng không thích bị giam hãm bên trong một truyền thống văn học duy nhất, mà có thể dẫn không chỉ đến một loại chủ nghĩa yêu nước sách vở, mà cũng dẫn đến sự sao nhãng việc học từ phần còn lại của thế giới.

Gosainji cũng lưu ý rằng Rabindranath đặc biệt hoan nghênh khả năng của học sinh, mà có thể được vun trồng, để tập trung vào công việc ngay cả khi thế giới bên ngoài là trong tầm mắt và tầm tai. Ông tin, việc có khả năng để học theo cách này cho thấy một sự cam kết để tránh sự giáo dục cô lập với đời sống con người. Đấy đúng là một lý thuyết, và chúng tôi, các bạn cùng lớp, đã thảo luận nó đôi khi. Cho dù vài người trong chúng tôi ấp ủ sự nghi ngờ sâu sắc về nó, chúng tôi đã nghĩ kinh nghiệm học ngoài trời là đặc biệt thú vị. Có lý lẽ thuyết phục tuyệt vời cho việc học ngoài trời, chúng tôi xác định, ngay cả khi thiếu bất cứ lợi lộc sự phạm tích cực nào từ nó. Chúng tôi cũng đồng ý rằng, trong khi chúng tôi đôi khi có thể có những vấn đề duy trì các lớp, việc này đã không thể bởi vì chúng tôi không bị các tường bao quanh. Muộn hơn trong đời, khi các bạn bình luận về khả năng của tôi để làm việc trong khi ngồi trong một ga xe lửa ồn ào và lộn xộn, hay đứng trong một đống lộn xộn tại một cửa sân bay, tôi đôi khi nghĩ đến những lời của Gosainji về sự miễn nhiễm khỏi sự dễ sao lãng mà việc học ngoài trời đã cho chúng tôi.

5

Việc tổ chức các lớp ngoài trời chỉ là một trong những cách Santiniketan khác với các trường khác xung quanh chúng tôi. Nó, tất nhiên, là một trường tiến bộ, cùng-giáo dục, với một chương trình giảng dạy hết sức rộng và bao trùm, kể cả sự chìm đắm thực chất vào văn hóa của các phần khác nhau của châu Á và châu Phi.

Về mặt học thuật, nó không đặc biệt đòi hỏi nhiều – chúng tôi thường không có bất kể cuộc thi cử nào, và ít sự lưu trữ được sưu tập bởi những kết quả khi chúng tôi thi. Theo các tiêu chuẩn thông thường nó không thể cạnh tranh với một số trường tốt hơn ở Calcutta hay Dhaka; chắc chắn nó không thể tốt bằng trường St Gregory. Nhưng có cái gì đó đáng chú ý về sự dễ dàng mà những cuộc thảo luận lớp học có thể chuyển từ văn học Ấn Độ truyền thống sang tư tưởng Tây phương đương đại cũng như cổ điển, và rồi sang Trung Quốc, hay Nhật Bản, hay châu Phi, hay Mỹ. Việc trường ca tụng tính đa đạng cũng là một sự tương phản sắc nét với chủ nghĩa bảo thủ văn hóa mà đã hiện diện một cách mạnh mẽ, dù chỉ ngấm ngầm, trong giáo dục trường học ở Ấn Độ nói chung.

Sự phóng khoáng văn hóa của tầm nhìn của Tagore về thế giới đương đại có một sự tương tự mật thiết với tầm nhìn của đạo diễn phim vĩ đại Satyajit Ray, người đã học ở Santiniketan và muộn hơn sẽ làm nhiều phim xuất sắc dựa cào những câu chuyện của Tagore. (Ông đến trước tôi một năm, mặc dù ông lớn hơn tôi hơn một chục tuổi.) Đánh giá của Ray về Trường Santiniketan, được viết trong năm 1991, chắc hết sức làm vui lòng Rabindranath:

Tôi coi ba năm tôi học ở Santiniketan như có kết quả nhất của đời tôi… Santiniketan đã mở con mắt của tôi lần đầu tiên đến sự lộng lẫy của nghệ thuật Ấn Độ và Viễn Đông.1 Cho đến lúc đó tôi hoàn toàn dưới ảnh hưởng của nghệ thuật, âm nhạc và văn học Tây phương. Santiniketan đã biến tôi thành sản phẩm kết hợp của phương Đông và phương Tây mà tôi là.

Rabindranath được phục vụ tốt bởi các thành viên của giới thân cận của ông trong việc giúp thúc đẩy những sự nghiệp mà ông ủng hộ. Cũng như Kshiti Mohan, Santiniketan đầy những người tài với những sự quan tâm đa dạng, với những niềm tin chắc giống với – và rõ ràng bị ảnh hưởng bởi – Rabindranath. Lương của các giáo viên đã bé tẹo, ngay cả theo các điều kiện Ấn Độ, và họ tụ tập ở đó đơn giản bởi vì họ được ông gây cảm hứng và chia sẻ các mục tiêu của ông. Nhóm gồm nhiều giáo viên và nhà nghiên cứu xuất sắc, trong số đó nhiều người đã từ nước ngoài, như Sylvain Lévi, Charles Andrews, William Pearson, Tan Yun-Shan và Leonard Elmhirst, giữ những người khác.2

Cũng đã có Nandalal Bose, một trong những họa sĩ hàng đầu và một giáo viên mỹ thuật xuất sắc của Ấn Độ, dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo của ông Santiniketan phát triển trường mỹ thuật nổi tiếng, Kala Bhavan, nơi một số nghệ sĩ tài ba (như Binodbehari Mukhopadhyay và Ramkinkar Baij) đã thành đạt. Chính ở đây Satyajit Ray nhận được một số sự dạy dỗ mà đã biến đổi các ý tưởng và nghệ thuật của ông. Muộn hơn ông bình luận: ‘tôi không nghĩ (phim sử thi) Pather Panchali của tôi là có thể, nếu tôi đã không có những năm thực tập của tôi ở Santiniketan. Chính ở đó, ngồi đưới chân của “Master-Mashai” [Nandalal Bose] mà tôi đã học làm thế nào để nhìn vào tự nhiên và làm sao để cảm thấy những nhịp điệu vốn có trong tự nhiên.’3

6

Santiniketan nằm cạnh một thành phố chợ cổ, Bolpur, đã thịnh vượng trong khoảng năm trăm năm. Nó cũng cách khoảng một chục dặm từ Kenduli, nơi nhà thơ Ấn Độ vĩ đại, Jayadeva, được cho là đã sinh ra và lớn lên trong thế kỷ thứ mười hai.4 Jayadeb mela (‘hội chợ Jayadeva’) vẫn được tổ chức ở Kenduli, như nó đã được tổ chức mỗi năm trong nhiều thế kỷ, và tôi nhớ đã bị quyến rũ như một đứa trẻ để thấy sự tụ tập hàng năm của những ca sĩ thôn quê và các nhà thơ làng mạc ở đó, cùng với các nhà buôn nhỏ bán nồi niêu và quần áo rẻ tiền. Căn cứ vào sự quan tâm truyền thống đến toán học ở Ấn Độ, tôi đã không ngạc nhiên để thấy những tập sách nhỏ về các câu đố toán học được bán cạnh những sách chuyện tranh màu lòe loẹt, có nguồn gốc từ các sử thi Ấn Độ, và một loạt đồ dùng nhà bếp.

Chính trong năm 1863 mà địa chủ của điền trang Raipur, Sitikanta Sinha, đã biếu một mảnh đất cho bố của Rabindranath là Debendranath, người là một học giả nổi tiếng và một lãnh đạo của ‘Brahmo Samaj’, một nhóm tôn giáo hiện đại với một ảnh hưởng Nhất thế (Unitarian) mạnh. Mục đích ban đầu của món quà biếu này là để cho Debendranath một chỗ ẩn dật, cho sự suy ngẫm và suy tư. Nhà Sinha là các địa chủ có thế lực ở Bengal, và đã thậm chí có một Lord Sinha trong thượng viện (Viện Quý tộc) của Quốc hội ở London. Debendranath đã không làm gì nhiều với đất được biếu cho ông, và trong những năm đầu của thế kỷ thứ hai mươi Rabindranath đã quyết định để sử dụng nó cho trường mới của ông. Như thế trong năm 1901 đã sinh ra thực thể học thuật mới này được gọi là Visva Bharati cho việc theo đuổi tri thức thế giới (visva – hay vishwa – là một từ Sanskrit cho thế giới, khá giống jagat trong tên của nhà tôi ở Dhaka, Jagat Kutir). Nó sẽ là một trường Ấn Độ với một cam kết để theo đuổi tri thức tốt nhất trên thế giới, bất luận đến từ đâu.

Quyết định của Rabindranath để tạo ra một loại trường mới ở Santiniketan đã hết sức bị ảnh hưởng bởi sự không hài lòng của ông với những ngày trường học của riêng ông. Ông đã hết sức không thích những chỗ ông được gửi đi học, và với tư cách một kẻ bỏ học nửa chừng – sau đó ông được giáo dục tại gia với sự giúp đỡ của các gia sư – ông nhìn các trường Ấn Độ chuẩn với sự ghê sợ. Ngay trong thời thơ ấu của mình ông đã hình thành những quan điểm nghiêm túc về chính xác cái gì đã sai với các trường học ông biết ở Calcutta thời ông, bất chấp vài trong số chúng có danh tiếng học thuật xuất sắc. Khi Tagore thành lập trường của riêng mình ông quyết tâm để làm cho nó khác triệt để.

Đôi khi một người đứng ngoài hoàn toàn có thể thấy rõ ràng hơn – và giải thích súc tích hơn – cái gì là đặc biệt đến vậy về một tổ chức sáng tạo, hơn những người mải mê trong nó. Các phẩm chất đặc biệt của Trường Santiniketan được thâu tóm với sự sáng sủa bởi Joe Marshall, một khách Mỹ mẫn cảm, được giáo dục tại Harvard, đã thăm Santiniketan trong tháng Tám 1914, hai thập niên trước khi tôi sinh ra:

Nguyên lý của phương pháp dạy học của ông là, cá nhân phải là tuyệt đối tự do và vui vẻ trong một môi trường nơi tất cả đều yên bình và nơi các lực của tự nhiên tất cả đều rõ rệt; thì phải có nghệ thuật, âm nhạc, thi ca, và sự học trong tất cả các nhánh của nó trong những cá thể giáo viên; các bài học là chính quy nhưng không bắt buộc, các lớp được tổ chức dưới các cây với học sinh ngồi dưới chân thầy giáo, và mỗi học sinh với những tài năng và khí chất khác nhau của mình được thu hút một cách tự nhiên đến các chủ đề mà học sinh có năng khiếu và khả năng.5

Joe Marshall cũng đã bình luận về sự chú tâm của Tagore vào quyền tự do, ngay cả cho các trẻ em đi học. Điều này nhận diện một khía cạnh của tư tưởng Rabindranath mà các tường thuật tiêu chuẩn, nhất là những tường thuật được trình bày bởi ‘các nhà bảo trợ’ của ông trong thế giới Tây phương như W. B. Yeats và Ezra Pound, đã hoàn toàn bỏ quên, một chủ đề mà tôi sẽ quay lại. Nhưng, như tôi lưu ý ở đầu chương này, ý tưởng rằng sự thực hiện quyền tự do phải được phát triển cùng với năng lực suy lý (lý tính) ngày càng trở nên rõ ràng đối với tôi khi sự giáo dục của tôi ở Santiniketan tiến triển. Nếu bạn có quyền tự do, bạn sẽ có lý do để thực hiện nó – ngay cả không làm gì cả sẽ là một loại thực hiện. Chính sự huấn luyện để sử dụng quyền tự do để suy luận (hơn là sợ nó, như những kẻ học vẹt được dạy để làm) mà có vẻ, khi những năm học ở trường của tôi tiến triển, là một trong những thứ Tagore thử thúc đẩy mạnh mẽ nhất qua trường lạ thường của ông. Tầm quan trọng đặc biệt của sự kết hợp đó – quyền tự do và lý tính – vẫn ở lại với tôi suốt đời.

7

Các giáo viên sớm nhất của tôi tại Santiniketan gồm Gosainji, mà tôi đã mô tả rồi, nhưng cả Tanayendra Nath Ghosh (chúng tôi đã gọi ông Tanayda), dạy chúng tôi tiếng Anh và văn học với kỹ năng và sự nhiệt tình tuyệt vời. Sự bắt gặp đầu tiên của tôi với Shakespeare – tôi nghĩ là Hamlet – đã xảy ra dưới sự hướng dẫn tuyệt vời của ông, và tôi vẫn có thể nhớ cảm giác hồi hộp mà nó tạo ra. Tôi theo dõi cái chúng tôi đọc trong lớp bằng những sự đọc thêm trong các buổi tối, được giúp đỡ bởi một anh họ, Buddha Ray. Tôi thích vở kịch đen tối Macbeth, nhưng rất bị hoảng loạn bởi nỗi buồn kinh khủng của Vua Lear. Thầy giáo địa lý của tôi, Kashinathda, rất thân thiện và hay nói, và làm cho môn của ông – và bất cứ thứ gì khác chúng tôi thảo luận – vô cùng hấp dẫn. Sự xem xét phê phán kỹ lưỡng quá khứ đã đến rất tao nhã từ thầy giáo lịch sử của chúng tôi Uma, người sẽ thăm tôi muộn hơn tại Trinity College và nói cho tôi nhiều thứ về quá khứ của College mà tôi không biết.

Thầy dạy toán của tôi, Jagabandhuda, cực kỳ lành nghề nhưng đặc biệt khiêm tốn. Ban đầu, ông lo rằng tôi muốn học những thứ bên ngoài đề cương khóa học hạn chế của chúng tôi và rằng tôi sẽ sao lãng cái chúng tôi phải làm. Vài trong số các đề tài chuẩn của toán học ở trường, tuy vậy, đã không hề làm tôi quan tâm chút nào (‘Em nghĩ em có thể tính toán đầu đạn sẽ rơi ở đâu, nhưng em không thể nào hào hứng được về sự tính toán này,’ một ngày tôi bảo ông một cách khá vênh vang). Thay vào đó tôi quyết tâm để nghĩ về bản chất và những nền tảng của lập luận toán học. Các lý lẽ của Rabindranath ủng hộ quyền tự do và lập luận đã cổ vũ tôi để thử làm cái tôi thực sự muốn làm, cho dù bản thân Rabindranath có ít sự quan tâm cá nhân đến toán học.

Jagabandhuda cuối cùng đã nhượng bộ sự kiên trì của tôi. Sự nghi ngờ đầu tiên của tôi, rằng ông đã chống lại bởi vì ông không biết nhiều toán bên ngoài đề cương khóa học, đã tỏ ra là hoàn toàn không có cơ sở. Thường, khi tôi gợi ý một cách tương đối khác thường để giải quyết một vấn đề nổi tiếng trong toán học, ông gợi ý một dòng tư duy nữa, mà thúc đẩy tôi để thử vượt tính mới mẻ của lập luận của ông bằng cái gì đó của riêng tôi. Có nhiều tháng khi mỗi ngày tôi đến nhà ông sau giờ ở trường để nói chuyện – ông có vẻ có vô số thời gian cho tôi và vợ ông đã rất khoan dung sự xâm phạm này vào đời sống gia đình họ (và thường pha trà cho chúng tôi ‘để giữ hai người tiếp tục’). Tôi được cổ vũ vô cùng bởi cách Jagabandhuda tra cứu các sách và các bài báo để cho tôi thấy những dòng lập luận tôi chưa biết cho đến lúc đó.

Muộn hơn trong đời, khi tôi dính líu vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống các nền tảng của toán học (việc này sau khi tôi chuyển đến Trinity College ở Cambridge trong năm 1953), tôi phát hiện ra rằng một số lập luận Jagabandhuda thử dạy tôi dựa vào các công trình cổ điển về chủ đề. Tôi nghĩ về những ngày hình thành đó khi, nhiều thập niên muộn hơn, tôi dạy các khóa học về ‘Reasoning through Mathematical Models (Lập luận qua các Mô hình Toán học)’ và ‘Axiomatic Reasoning (Lập luận Tiên đề)’ tại Harvard, cùng với hai nhà toán học đồng nghiệp rất giỏi, Barry Mazur (một nhà toán học thuần túy xuất sắc) và Eric Maskin (cũng là một nhà lý thuyết kinh tế phi thường). Vào lúc đó tôi không thể, than ôi, đi gặp Jagabandhuda để cảm ơn ông, vì ông đã chết không lâu sau khi về hưu.

Thầy giáo chúng tôi có nhiều tiếp xúc nhất đã là Lalit Majumdar. Ông không chỉ là một giáo viên văn học tài giỏi, mà cũng là một đồng minh thực sự trong việc giúp vài trong số nhà hoạt động trường học để vận hành các lớp học ban đêm cho những trẻ em không được đến trường trong những làng bộ lạc lân cận. Cùng với anh dễ thương của ông Mohitda, cũng dạy tại trường, Lalitda đã là một nhân vật trung tâm ở Santiniketan. Sự hiện diện của hai anh em này đã là món quà lớn cho chúng tôi. Trong một dịp – tôi khoảng mười hai tuổi – tôi phải đi một chuyến du lịch của trường trong một tuần, với các lều, các đồ dùng và đủ loại đồ linh tinh, tới địa điểm cũ của đại học Nalanda thế kỷ thứ năm trong tỉnh Bihar lân cận, nhưng tô không có khả năng gia nhập đoàn bởi vì bệnh nhỏ nào đấy. Tôi đã vô cùng vui khi Mohitda ghé qua vài ngày sau và nói, ‘Vì sao hai chúng ta không đi và đuổi kịp những người khám phá?’ Như một kết quả, tôi đã không bị tước mất sự vui đùa và hiểu biết tôi nhận được từ việc cắm trại gần Nalanda, và cũng trở nên quen biết Mohitda, một thầy giáo giỏi, kỹ hơn nhiều trong chuyến đi tàu hỏa dài từ Santiniketan.

Lalitda đã cũng không ít nhiệt tình hơn tôi và các bạn cùng lớp của tôi trong những cố gắng thiếu niên của chúng tôi để vận hành một trường ban đêm cho những đứa trẻ bộ lạc gần Santiniketan. Ông giữ sổ sách của chúng tôi ngăn nắp và giúp chúng tôi vận hành các trường không được che chở này. Cũng là trách nhiệm của ông để cảnh báo chúng tôi khi chúng tôi bị nguy hiểm sao nhãng việc học tập của chúng tôi như một kết quả. Việc vận hành các lớp học ban đêm là một trải nghiệm sáng tạo khổng lồ, và chúng tôi vui với các thành tựu đáng kể của chúng tôi. Đã có những đứa trẻ từ các làng lân cận của chúng tôi đi học để đọc, viết và tính mà đã không học bất kể trường khác nào. Tôi không thể bày tỏ một cách thỏa đáng chúng tôi được lợi như thế nào từ sự hướng dẫn nhẹ nhàng và khôn ngoan của Lalitda. Ông đã tiếp tục sống một cuộc sống lành mạnh và rất tích cực mãi vào tuổi giữa chín mươi của ông.

8

Cho đến nay tôi nhớ lại các môn mà với chúng tôi đã khá thoải mái, nhưng tôi cũng phải nói vài lời về các môn mà tôi đã không có kỹ năng gì cả. Một trong số chúng đã là nghề mộc, và trong khi các bạn cùng lớp của tôi làm những thuyền nhỏ, tìm được cách để uốn các tấm ván gỗ theo cách cần thiết, tôi đã không thể tiến bộ quá việc làm một giá để xà phòng thô sơ, và ngay cả cái đó đã không là một đồ đẹp. Một môn khác là hát, mà là rất quan trọng trong chương trình giảng dạy Santiniketan.6 Tôi đã thích – và tiếp tục thích – nghe nhạc, kể cả sự hát hay, nhưng bản thân tôi không thể hát chút nào. Cô giáo nhạc của tôi – một ca sĩ tuyệt vời mà tôi gọi là Mohordi (tên thật của cô là Kanika Bandopadhyay) – không chấp nhận rằng tôi đơn giản bất tài và ban đầu đã từ chối tha cho tôi khỏi lớp học. Cô bảo tôi, ‘Mọi người đều có tài năng ca hát, chỉ là vấn đề luyện tập.’

Được khích lệ bởi lý thuyết của Mohordi, tôi đã luyện tập khá nghiêm túc. Tôi chắc chắn về các nỗ lực của tôi, nhưng muốn biết cái tôi đạt được. Sau luyện tập một tháng hay khoảng thế, Mohordi kiểm tra thành tích của tôi lần nữa và rồi, với sự thất bại rành rành trên mặt, cô bảo tôi ‘Amartya, em không cần đến lớp nhạc nữa.’ Santiniketan đã tạo ra nhiều ca sĩ tuyệt vời trong nhiều thập niên, kể cả một số đông các nhà chuyên nghiệp về Rabindra Sangeet (các bài hát Tagore), kể cả Shanti Deb Ghosh, Nilima Sen, Shailaja Mujumdar, Suchitra Mitra và Rezwana Choudhury (Bannya) từ Bangladesh, giữa nhiều người khác. Tôi vẫn rất vui rằng là có thể để hưởng thụ âm nhạc mà không phải tự mình tạo ra nó.

Santiniketan cũng hào phóng trong việc để nhiều thời gian cho thể thao. Trò chơi ưa thích cho lũ con trai là bóng đá, mà tôi đã không có kỹ năng nào, và tôi cũng chẳng là nhà ảo thuật với gậy hockey. Nhưng tôi có thể chơi cầu lông với kỹ năng đủ-điểm và kỷ lục của tôi trong cricket đã gần vừa đủ. Tôi là một người cầm gậy đánh bóng (batsman) kha khá, nhưng không phải một người ném bóng (bowler), và tôi hoàn toàn vô vọng với việc nhặt bóng (fielding). Tuy vậy, tôi trở thành một nhà vô địch về chạy đua trong bao tải (sack race) thường xuất hiện trong những cuộc đua thể thao một phần để vui một chút, nhưng cũng cho các học sinh không điền kinh như tôi cái gì đó để làm trong một ngày thể thao. Thành công của tôi trong đua chạy bao tải chủ yếu là kết quả của một lý thuyết tôi đã phát triển rằng là vô vọng để thử tiếp tục bằng nhảy về phía trước (bạn sẽ luôn ngã), nhưng với sự ổn định nào đó bạn có thể lê bước về phía trước với những ngón chân của bạn trong hai góc của bao tải với ít hiểm nguy bị ngã hơn. Vì trong ngày độc lập của Ấn Độ, 15 tháng Tám 1947, môn thể thao duy nhất được đề nghị trong những lễ kỷ niệm là chạy đua bao tải, tôi có trải nghiệm lạ thường về việc nổi lên như vô địch thể thao trong ngày trọng đại đó. Giải đã là đỉnh cao vinh quang điền kinh của tôi.

Sau độc lập đã có một cơ hội cho tôi để bộc lộ sự bất tài của tôi. Chính phủ thành lập một Tổng đội Thiếu sinh Quân Quốc gia (National Cadet Corp-NCC) cho sự huấn luyện quân sự tự nguyện cho dân thường, một phiên bản sau-độc lập của Tổng đội Huấn luyện Sĩ quan dự bị ở Đại học (University Officers’ Training Corp-UOTC) cũ. Chúng tôi được hỏi liệu chúng tôi có muốn gia nhập một đơn vị nhỏ tại Santiniketan, như một phần của Trung đoàn ‘Rajput Rifles’ hay không. Việc này dẫn đến một cuộc tranh luận giữa các học sinh Santiniketan về liệu chúng tôi nên tham gia hay không, và sự đồng thuận là, vì sao không xem sự huấn luyện đưa ra cái gì và chúng tôi có thể học được cái gì từ nó? Nếu nó không bổ ích gì (và không kém quan trọng hơn, nếu nó chỉ quá tẻ nhạt), chúng tôi có thể bỏ nó. Nếu, mặt khác, nó tỏ ra hữu ích và dạy chúng tôi một số thứ hữu ích, chúng tôi có thể tiếp tục.

Căn cứ vào sự cam kết mạnh mẽ cho bất-bạo động trong bầu không khí xã hội của Santiniketan, quyết định lớn, tất nhiên, đã là liệu sẽ có loại vi phạm nào đó của đạo đức chung của chúng tôi trong việc nhận sự huấn luyện quân sự hay không. Tuy vậy, vì không ai trong chúng tôi đã nghĩ rằng các lực lượng quân đội của đất nước phải bị giải thể – ngay cả Gandhiji đã không chủ trương điều đó – khả năng đã có vẻ xa. Như thế hầu hết chúng tôi đã quyết định đăng ký, và tôi đột nhiên thấy mình mặc quần áo kỳ quặc và mang các đồ vật lạ trong giữa các lớp vật lý và toán học. Chúng tôi có những cuộc gặp nhau chủ yếu vào những cuối tuần, nhưng cả trong những giờ rỗi trong những ngày trong tuần.

Đời sống quân sự của tôi, tôi cho là có thể đoán trước được, đã là một thất bại buồn thảm. Không phải là tôi đã không có khả năng làm những thứ họ yêu cầu chúng tôi làm (mà không khó), mà là đã rất khó để nghe các bài giảng từ các sĩ quan chỉ huy chúng tôi. Không lâu sau khi chúng tôi gia nhập, chúng tôi được cho một bài giảng có tiêu đề ‘Đạn’ bởi Subadar Major (cấp Ấn Độ tương đương với thượng sĩ [sergent major] – cùng các chữ đầu (major) đã giúp trong việc tái chế các cấp hiệu và các thẻ đồng từ quân đội Anh Ấn Độ). Subadar Major đã bảo chúng tôi rằng viên đạn tăng tốc sau khi ra khỏi nòng súng và rồi, sau một thời gian, nó bắt đầu chậm lại, và rằng là tốt nhất để giáng vào mục tiêu bị đánh khi viên đạn bay ở tốc độ cực đại của nó. Vào thời điểm đó, tôi giơ tay lên và đưa ra một chút cơ học Newton, bảo Subadar Major của chúng tôi rằng viên đạn không thể tăng tốc độ sau khi rời khỏi súng vì không có lực nào làm cho nó tăng tốc.

Subadar nhìn vào tôi và nói, ‘Cậu nói tôi sai à?’ Tôi muốn cho câu trả lời khả dĩ duy nhất cho câu hỏi – cụ thể là, đúng – nhưng điều đó đã có vẻ không khôn ngoan. Tôi cũng nghĩ rằng công bằng ra tôi nên thừa nhận rằng viên đạn có lẽ có thể tăng tốc nếu chuyển động xoay bằng cách nào đó có thể được biến thành một chuyển động tuyến tính về phía trước. Nhưng – tôi phải nói thêm – tôi không thể thấy làm sao việc đó sẽ xảy ra. Subadar đáp lại bằng việc cho tôi một cái nhìn tức giận và nói, ‘Chuyển động xoay? Đó là cái cậu nói?’ Trước khi tôi có thể làm sáng tỏ điểm rối mù đó, ông đã lệnh cho tôi giơ hai tay lên trên đầu tôi, với khẩu súng chưa lên đạn giơ cao, và chạy quanh sân năm vòng.

Nếu đó là một sự bắt đầu không may, thì sự kết thúc cũng chẳng tốt đẹp gì. Mười tám người chúng tôi viết một bức thư phản kháng cho cùng Subadar Major khiếu nại rằng chúng tôi có quá nhiều luyện tập và quá ít tập bắn súng. Ông triệu tập chúng tôi đến nhà ông và giải thích rằng bất cứ thư nào được nhiều hơn một người ký bị quân đội coi là một cuộc binh biến. ‘Như thế,’ ông nó, ‘tôi có hai lựa chọn. Hoặc các cậu có thể rút lại lá thư và tôi sẽ xé nó, hay tôi sẽ phải đưa tất cả các cậu ra tòa án binh.’ Mười lăm trong nhóm mười tám người ngay lập tức rút tên của họ. (Một trong số họ đã giải thích cho tôi muộn hơn rằng việc này bởi vì anh được bảo rằng bị đưa ra tòa án binh có nghĩa là bị xử qua loa và bị bắn.) Ba chúng tôi đã không nao núng. Chúng tôi được Subadar Major bảo rằng ông sẽ tố cáo chúng tôi lên các nhà chức trách cao hơn, nhưng sa thải chúng tôi ngay lập tức mà không có danh dự và không có sự đợi trừng phạt chính thức được thông báo nào. Tôi vẫn không nghe thấy các nhà chức trách cao hơn, mà đó là sự chấm dứt sự nghiệp quân sự của tôi.

9

Ngoài các giáo viên của chúng tôi ra, chúng tôi học được rất nhiều từ các vị khách đến thăm Santiniketan những người đã nói với chúng tôi về các chủ đề rất đa dạng. Một vị khách lạ là Tướng Tưởng Giới Thạch, đến trong tháng Hai 1942 khi ông thăm Calcutta như một phần của những cố gắng chính trị Đồng minh. Bài phát biểu của ông với chúng tôi, kéo dài khoảng nửa giờ và được trình bày cho chúng tôi bằng tiếng Quan thoại, mà bị làm cho hoàn toàn không thể hiểu được bởi quyết định lập dị của các nhà chức trách Santiniketan không cung cấp bất kể phiên dịch nào.

Tôi chuyển từ Dhaka đến Santiniketan chỉ vài tháng trước, và bắt đầu nghĩ về các vấn đề thế giới với nhiều sự nghiêm túc như đầu óc tám tuổi của tôi đã có thể thu nhận. Tại bài giảng của Tưởng Giới Thạch ban đầu tôi đã ấn tượng rằng tất cả lũ trẻ lắng nghe tiếng Trung Quốc không được dịch với sự chú ý say sưa rõ ràng. Nhưng chẳng bao lâu đã có tiếng ầm ừ khá gây rối rắm, mà trở nên to hơn và rồi biến thành một sự phun trào của những cuộc trò chuyện. Cùng với các học sinh khác, tôi được mời dùng trà với các vị khách Trung quốc (hay, chính xác hơn, để lang thang trong khi các vị khách dùng trà với các nhà chức trách trường học) và tôi nhớ Bà Tưởng, người nói tiếng Anh rất trôi chảy, tiếp tục ra sao làm ra vẻ rằng bà đã không cảm thấy bất kể vấn đề nào với thính giả cả. Bà muốn làm rõ rằng Tướng quân đã không tức vì không có sự phiên dịch nào, về việc đó các nhà chức trách trường học bây giờ đang xin lỗi. Tất nhiên, tôi không tin những gì bà nói ra từ sự lịch sự đơn thuần, nhưng tôi có nghĩ rằng bà rất mực độ lượng – cũng như cực kỳ đẹp.

Một cơ hội lớn nữa cho tất cả chúng tôi là sự viếng thăm của Mahatma Gandhi trong tháng Mười Hai năm 1945 – bốn năm sau cái chết của Rabindranath. Trong bài phát biểu của mình, ông bày tỏ sự lo âu nào đó về tương lai của Santiniketan trong sự vắng mặt của nhà sáng lập đầy cảm hứng của nó, và, ngay cả như một đứa trẻ mười hai tuổi, tôi có thể thấy các lý do cho mối lo của ông. Khi ông được hỏi trong một cuộc meeting ở Santiniketan ông nghĩ gì về sự tập trung của trường vào âm nhạc, Gandhiji đã bỏ tính lịch sự và bày tỏ những sự nghi ngờ của ông về nó. Ông nói về bản thân cuộc sống là một loại âm nhạc, như thế âm nhạc đó không phải được tách ra một cách chính thức khỏi cuộc sống. Tôi nhớ nghĩ rằng Rabindranath chắc tranh cãi liệu họ đã đưa ra bất kể sự tách ra như vậy nào. Nhưng tôi thích sự thực rằng Gandhiji đã nói cái gì đó khác thường, vì nhà trường đầy những người nhắc lại cùng ‘các ý tưởng tuyệt vời’, mà về chúng tôi đã bắt đầu càu nhàu. Tờ Visva-Bharati News đã tường thuật Gandhiji như nói rằng: ‘Âm nhạc của đời trong sự hiểm nguy bị mất trong âm nhạc của tiếng nói.’7 Tôi thích sự thách thức đó đối với tư duy chính thống.

Tôi đến để gặp Gandhiji với một sổ chữ ký. Vì ông sẽ chỉ ký một sổ như vậy trong sự đổi lại một khoản đóng góp năm rupee – một khoản tiền khá nhỏ theo bất kể tiêu chuẩn trần thế nào – cho quỹ của ông để chống lại những sự bất bình đẳng của hệ thống đẳng cấp, tôi đã phải đến với số tiền đó. May thay, tôi đã tiết kiệm một chút tiền túi của tôi. Tôi đến và đóng góp – Gandhiji đang đọc vài nghi chú viết bằng tay, ngồi trong phòng khách của nhà khách. Ông cảm ơn tôi vì sự đóng góp, nhưng trước khi ký sổ chữ ký của tôi ông bảo tôi với một tiếng cười rằng cuộc chiến đấu của tôi chống lại hệ thống đẳng cấp vừa mới bắt đầu. Tôi thích tiếng cười của ông và thích thú lời nhận xét nhiều như ông thích thú. Bản thân chữ ký đã không bay bướm – chỉ tên ông bằng chữ Devanagari (chữ viết Sanskrit thông thường và Hindi hiện đại), và chỉ các chữ đầu và tên họ của ông.

Tôi vẫn chưa muốn đi ngay – hy vọng để nói chuyện với ông nhiều hơn một chút – và như thế Gandhiji hỏi tôi liệu tôi có bao giờ phê phán các thứ tôi thấy quanh tôi. Tôi vui mừng với cơ hội chia sẻ các mối quan tâm của tôi về thế giới với một trong những nhân vật vĩ đại nhất còn sống và nói: có. Cuộc thảo luận của chúng tôi diễn ra rất tốt đẹp, tôi nghĩ, nhưng, ngay khi tôi hỏi ông về tranh luận của ông với Rabindranath về trận động đất Bihar (tôi sẽ quay lại chủ đề đó trong Chương 5), một trong những người nhắc nhở của ông đến và bảo tôi rằng tôi sẽ phải tiếp tục cuộc nói chuyện vào lúc khác. Với một nụ cười nồng hậu, Gandhiji vẫy tay tạm biệt tôi khi tôi ra đi, và quay lại các ghi chú ông đang đọc.

Tôi cũng đặc biệt quan tâm để nghe Eleanor Roosevelt, khi bà đến Santiniketan trong năm 1952, vừa sau khi tôi bắt đầu học tại Presidency College ở Calcutta. Tôi đã quay về để dự bài giảng của bà. Tuyên ngôn Phổ quát về các Quyền Con người, được bảo trợ bởi Bà Roosevelt và được Liên Hiệp Quốc chấp nhận trong năm 1948, đã thường vang vọng trong tai tôi trong những ngày đó – quả thực, nó vẫn vang vọng. Cái bà nói là một tấm gương về nhân đạo và sự nhạy bén trong một thế giới rất u ám. Bà cũng nói về vì sao còn nhiều việc phải làm đến vậy – để ‘được làm bởi mỗi chúng ta’. Điều đó cũng ở lại với tôi. Tôi đã buồn vì tôi đã không thể vượt qua đám đông thán phục vây quanh bà và không có cơ hội để đích thân nói chuyện với bà.

Một vị khách thường xuyên đặc biệt ảnh hưởng đến những sự quan tâm văn học của tôi đã là Syed Mujtaba Ali. Syed-da là một nhà văn tuyệt vời và cũng là một người bạn của gia đình, rất thân với cả cha mẹ tôi và ông bà tôi. Mẹ tôi tuyệt đối tôn sùng ông. Tôi bắt đầu đọc vài trong những tác phẩm của ông. Các tiểu luận của ông rất dí dỏm và kích thích tư duy và tôi xác định rằng tác phẩm của ông là tác phẩm Bengali hay nhất tôi đã từng đọc. Tôi thường loanh quanh trong khi ông trò chuyện với những người lớn hơn, chỉ để lắng nghe ông. Tôi vô cùng bị ấn tượng không chỉ bởi sự thông thái và minh triết tự do của ông, mà cả bởi cách, cho bất kỳ ý tưởng nào được truyền tải bởi một từ Bengali, ông biết rằng có nhiều từ Bengali khác mà có nghĩa là cái gì đó rất giống thế nhưng không chính xác như vậy. Sự phong phú ngôn ngữ của ông cho thấy một mức sáng suốt hoàn toàn phi thường và đã là một cảm hứng cho tôi.

Tôi được nhắc nhở về sự quan tâm mạnh mẽ của Syed-da trong việc chọn từ khi tôi đến nước Anh và gia nhập Trinity College như một sinh viên và đã thấy Piero Sraffa – một nhà kinh tế học độc đáo xuất sắc, có thiên hướng triết học – chọn các từ tiếng Anh của ông một cách tài tình như thế nào, mặc dù ông sinh ra là một người Italia. Tôi nghĩ rằng Bernard Shaw có thể đúng khi ông nói, trong Pygmalion, rằng một người nước ngoài, cẩn trọng sử dụng tiếng Anh không-bản xứ, đôi khi có thể sử dụng khéo sự phong phú của ngôn ngữ hơn những người nói tiếng mẹ đẻ; các nhà văn như Joseph Conrad và Vladimir Nabokov ủng hộ tuyên bố của ông. Tuy vậy, điểm của Shaw có thể không áp dụng được cho Mujtaba Ali, vì Syed-da đã thật sự là một người Bengali bản xứ. Thực sự là quan trọng, tôi xác định, bạn quan tâm thế nào về việc nói các thứ đúng và hay. Ngôn ngữ hay là một sản phẩm của tình yêu sáng suốt.

10

Khi tôi nhìn lại những ngày học sinh của tôi, tôi rất cảm động rằng tôi đã có các bạn cùng lớp và các bạn tuyệt vời đến vậy mà sự bầu bạn liên tục của họ tôi đã có thể được hưởng. Bạn thân đầu tiên của tôi ở Santiniketan là Tan Lee, người sinh ra ở Thượng Hải, Trung Quốc, trong năm 1934. Bố anh, Giáo sư Tan Yun-Shan, là một học giả phi thường quan tâm sâu sắc đến lịch sử của cả Trung Quốc và Ấn Độ, và đặc biệt đến các mối tương kết của chúng trong hai ngàn năm.

Ông và Tagore gặp nhau lần đầu trong năm 1927 ở Singapore, khi Tagore trên một chuyến đi với các bạn (kể cả ông tôi, Kshiti Mohan) để đi thăm các nước châu Á khác. Tagore vô cùng ấn tượng bởi Tan và mời ông đến thăm Santiniketan, mà ông đã thăm vào năm tiếp theo. Giáo sư Tan khi đó bị thuyết phục bởi sự nài xin bền bỉ của Tagore để chuyển tới Santiniketan và dẫn đầu trong việc thành lập một viện Trung quốc học (Chinese studies) ở Ấn Độ – một giấc mơ Tagore đã ấp ủ từ lâu. Nó sẽ có cơ sở trong phần cao học của Đại học Visva-Bharati, rất giống như viện nghiên cứu Sanskrit và Ấn Độ cổ được lãnh đạo bởi ông tôi và nhà Sanskrit học vĩ đại khác, Bidhu Shekhar Shastri (người mà ông tôi đã hết sức thân, mặc dù những sự nhấn mạnh học thuật của họ đã khá khác nhau). Giáo sư Tan đã làm việc rất siêng năng trong việc thành lập Cheena Bhavan (kể cả việc nhận các quà tặng của quỹ và các sách), và sự phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn, bắt đầu với việc thành lập Hội Văn hóa Trung hoa-Ấn Độ ở Nam Kinh trong năm 1933, ngay trước khi Tan Lee sinh ra. Cheena Bhavan, được thành lập trong năm 1936, đã nhanh chóng trở thành trung tâm cho Trung Quốc học rất được ngưỡng mộ ở Ấn Độ.

Khi tôi chuyển đến Trường Santiniketan từ trường St Gregory’s ở Dhaka, cả Tan Lee và em gái anh Tan Wen đã học ở đó rồi. Tan Lee phục vụ như một hướng dẫn viên Santiniketan cho tôi, giải thích cái gì xảy ra ở đâu. Gia đình Tan trở nên rất ‘Ấn Độ’ với tốc độ đáng khâm phục, những đứa trẻ nói tiếng Bengali trôi chảy; em gái sinh muộn hơn, Chameli, tiếp tục trở thành một cô giáo nổi tiếng về tiếng Bengali tại Đại học Delhi. Anh cả và hết sức thông thái, Tan Chung, người đã ở Trung Quốc lâu hơn, cuối cùng cũng đã chuyển sang Ấn Độ và trở thành Giáo sư Trung quốc học, cũng tại Đại học Delhi. Gia đình Tan đã trở nên vô cùng quan trọng đối với tôi, vì Tan Lee là một bạn thân như vậy; tôi cũng thích anh chị em của anh và đôi khi đã ở trong nhà họ hàng giờ. Tôi cũng thích nói chuyện với cha mẹ Tan nữa, và tôi thường cảm thấy rằng những cuộc nói chuyện này đã mở một cánh cửa đưa tôi thẳng và sâu vào Trung Quốc. Tan Lee, người qua đời đột ngột trong năm 2017, chắc chắn đã là bạn lâu nhất của tôi.

Một người bạn rất thân khác, từ cùng thời, là Amit Mitra, mà cha của anh, Haridas Mitra, cũng dạy ở Santiniketan. Ngoài các thành tựu học thuật của Amit ra (anh đã học kỹ thuật ở Calcutta sau Santiniketan), Amit cũng là một ca sĩ xuất sắc. Bây giờ anh sống ở Pune, chỉ huy một viện Rabindra Sangeet (‘các bài hát của Tagore’), bên cạnh công việc kỹ thuật của anh. Amit, giống Tan Lee, là một nguồn nhiều sức mạnh đối với tôi, và tôi luôn luôn có thể dựa vào sự đồng cảm từ cả hai người nếu có cái gì đó không ổn. Vì tôi sớm lao vào diễn thuyết công khai tại những cuộc hội họp khác nhau của các học sinh (thường về văn học, các chủ đề xã hội và chính trị), chắc chắn đã có những ngày tồi tệ – đôi khi trở nên căng thẳng hơn bởi lời khinh bỉ inh ỏi của những người không đồng ý với tôi. Bài học, rằng sự hiện diện của các bạn thân đã hết sức mở rộng khả năng của người ta để nhận sự chỉ trích thù nghịch, đã đến với tôi mạnh mẽ và sớm.

11

Trong số những con gái trong lớp của tôi, Manjula Datta, Jaya Mukherjee và Bithi Dhar đã sáng láng hơn phần còn lại với trí thông minh và tính hoạt bát của họ – mặc dù cũng có những đứa khác gây ấn tượng nữa. Santiniketan là loại trường học nó đã là, sự tài giỏi của những đứa con gái đã nhận được sự chú ý đúng đắn, và hơn nữa, vì các điểm được xem như không quan trọng, sự đánh giá có khuynh hướng vượt xa các điểm thi (đến mức rằng các điểm như vậy có được cho chút nào). Tôi nhớ thật thích thú bởi nhận xét của một giáo viên, bình luận về thành tích thi ưu tú của Manjula: ‘Các em biết, cô ấy thực sự khá độc đáo, mặc dù các điểm của cô ấy là rất tốt.’

Bản chất dối trá của cái được tiết lộ bởi các điểm thi là một vấn đề đơn giản hơn nhiều để hiểu so với xu hướng của một nhóm học sinh bán rẻ thành tích của họ một cách có hệ thống, bất luận được đo như thế nào. Tôi có ấn tượng rằng những con gái này thông minh và tài giỏi hơn chúng thích những người khác nghĩ rất nhiều. Sự bất bình đẳng giới là một chủ đề quan tâm đối với tôi suốt đời, và tôi tự hỏi liệu thành kiến giới trong văn hóa (mà không thể phủ nhận, bất chấp những cố gắng kìm hãm nó ở Santiniketan) đã khuyến khích các cô gái để đòi hỏi ít hơn, như thế cho phép những cậu con trai để khoái là ‘giỏi hơn’, làm cho chúng vui sướng hơn và ít cạnh tranh hơn. Tôi không tìm được cách để giải quyết các câu trả lời cho tất cả những câu hỏi của tôi, nhưng tôi tự hỏi liệu một tâm lý học về sự khiêm tốn có thể là một trong những nhân tố đóng góp cho thành kiến giới mạnh chống lại phụ nữ ở Ấn Độ hay không. Những sự bất lợi của phụ nữ Ấn độ so với đàn ông đã có nhiều đặc điểm khác nhau đến mức sẽ là khó để chắc chắn về tất cả những nguyên nhân cấu thành, nhưng tôi nghĩ nhân tố tâm lý học này đỏi hỏi một sự điều tra nghiên cứu đầy đủ hơn ngay cả ngày nay. Những sự méo mó nó tạo ra tất nhiên chẳng hề hạn chế ở Ấn Độ.

12

Trong số những sáng kiến mà vài trong số chúng tôi đưa ra ở trường là một tạp chí văn học mà được khởi động bởi Alokeranjan Dasgupta, Madhusudan Kundu và tôi – tất cả chúng tôi là các bạn thân khi chúng tôi bước vào tuổi teen của chúng tôi. Chúng tôi đã quyên được một khoản tiền nhỏ để trả tiền in tạp chí; phân chia công việc viết các tiểu luận, thơ và truyện giữa chúng tôi (Aloke viết những bài thơ rất hay rồi, và sẽ trở thành một nhà thơ rất nổi tiếng muộn hơn trong đời); và chúng tôi mời những người khác trong trường để nộp những bài viết văn học của họ. Tạp chí được gọi là Sphulinga, mà có nghĩa là tia lửa – một tên có tổ tiên Leninist (tạp chí của Lenin được gọi là Iskra, với cùng nghĩa) mặc dù tạp chí của chúng tôi, thực ra, hoàn toàn cố ý là phi-chính trị. Đã không có sự tương đồng nào về các ý tưởng chính trị giữa các biên tập viên. Tạp chí được chào đón một cách thân thiện và thậm chí được ca ngợi trong một thời gian, nhưng, sau hơn một năm một chút, Sphulinga đã mất sức mạnh của nó và đã biến mất theo cách các tia lửa biến mất.

Tan Lee và tôi khi đó bắt đầu một loại công việc khác – một tạp chí biếm họa chính trị. Việc này cũng là một thành công ngắn ngủi. Tạp chí vẽ bằng tay, đặt trong phòng đọc của thư viện tổng hợp, ban đầu đã có vẻ có nhiều nhu cầu, khiến chúng tôi thích. Chúng tôi đã đảo tên của chúng tôi – ‘bởi Eelnat và Aytrama’ dòng nghi nhận tác giả viết – không phải để che giấu sự nhận diện của chúng tôi (mà tất nhiên được biết ngay lập tức) mà để cho biết rằng không phải mọi thứ chúng tôi nói có nghĩa là theo nghĩa đen hay thẳng thắn. Giữa những mối lo khác, chúng tôi bày tỏ sự thất vọng rằng tình hình đã thay đổi rất chậm trong việc đem lại nhiều công lý chính trị và kinh tế hơn cho Ấn Độ độc lập (chúng tôi có lẽ đã hơi không công bằng đối với chính phủ Ấn Độ, vì đấy chỉ là hai năm sau độc lập). Một biếm họa tôi vẽ cho tạp chí là về Jawaharlal Nehru với mặt rất sáng sủa – một người rõ ràng đầy những ý tưởng tuyệt vời – nhưng không có tay nào để làm bất cứ điều gì. Một trong những thầy giáo của chúng tôi – tôi nghĩ là Kashinathda – nhận xét rằng chúng tôi đã ‘chỉ quá thiếu kiên nhẫn’. Có lẽ ông đã đúng, mặc dù sự kiên nhẫn trong các thập niên tiếp theo ở Ấn Độ cũng chẳng được tưởng thưởng xứng đáng. Chủ trương bất kiên nhẫn của tôi, mà dù đúng hay sai, trở thành một chủ đề trung tâm trong các bài viết của tôi, tôi cho là, đã bắt đầu định hình rồi trong những ngày ban đầu đó.8

Tôi rất may mắn với các bạn cùng lớp của tôi và không nghi ngờ rằng tính cách của tôi đã hoàn toàn khác nếu không có các mối quan hệ nồng ấm và sáng tạo với các bạn thân của tôi. Những ngày đi học của tôi được làm cho đáng nhớ và có ảnh hưởng bởi các bạn mà tôi đã có – ngoài những người được nhớ lại rồi – Sadhan, Shib, Chitta, Chaltu, Bheltu và muộn hơn Mrinal (mà đã trở thành một trong những bạn thân của tôi), Prabuddha, Dipankar và Mansoor; và, trong số con gái, Manjula, Jaya, Bithi, Tapati, Shanta và những bạn khác. Những ký ức của tôi về Santiniketan gắn với họ đến mức một tường thuật công bằng về cái tôi nhớ sẽ gồm những tiểu sử nhỏ về mỗi người.

Đôi khi tôi nghĩ rằng đã được viết nhiều đến vậy trong văn học về tình yêu và ít về tình bạn đến mức có một sự cần thực sự để khôi phục sự cân bằng, mà không thử định nghĩa lại tình bạn dưới loại nào đó của một chiếc ô được mở rộng của tình yêu khi chúng thực sự không là cùng thứ chút nào. Tôi vô cùng hạnh phúc, vì thế, rằng một người bạn gần đây hơn, Vikram Seth, đã chọn để nói về tình bạn và thi ca khi trình bày một bài thuyết trình tưởng nhớ người vợ quá cố của tôi, Eva Colorni, tại Trường Kinh tế học London trong năm 2010. Eva chắc đã rất thích bài thuyết trình của Vikram – chủ đề về tình bạn đã hết sức làm cô ấy thích thú, và những quan sát của Vikram, đặc biệt về tầm với gây ngạc nhiên của tình bạn, đã cực kỳ sâu sắc. Cái ông nói cũng đưa tôi vượt xa hơn nhiều cái trước đây tôi nghĩ về tình bạn, ngay cả khi được giúp đỡ bởi E. M. Forster – và cả Ashok Rudra, người đã dạy ở Santiniketan và viết một tiểu luận đẹp về tình bạn.

Ngoài các bạn cùng lớp trực tiếp của tôi ra, Santiniketan đã trao cơ hội chiếm toàn bộ sự chú ý của các mối quan hệ mật thiết với những người già hơn nhiều tuổi, nhưng có vẻ sẵng sàng nói chuyện với chúng tôi hầu như không giới hạn. Họ có những sự quan tâm và tài năng thuộc nhiều loại. Amit-da viết những thứ (những bài thơ, vở kịch, tiểu luận) khôi hài cực kỳ dễ chịu; Biswajit-da biết về những cuốn sách tôi thậm chí đã không nghe về; Bhulu-da có thể hát tuyệt hay – và hướng dẫn những người khác hát theo một cách biến đổi một nhóm thành một cộng đồng; Mantu-da cho thấy vì sao tính tò mò thật về những người khác có thể là cơ sở cho tình cảm thật; Sunil-da cho thấy mặt nhân văn của tư duy Marxist theo một cách cực kỳ thuyết phục.

Khi tôi nhìn lại những ngày đi học của tôi, tôi không thể ngừng cảm thấy rằng nhiều miếng khác nhau đã khớp với nhau khéo đến mức là dễ để hình dung chúng được đặt ở đó như một loại ‘sáng tạo thông minh’, một trò chơi xếp hình mà tạo thành một tổng thể mạch lạc. Khi mọi thứ diễn ra rất tốt đẹp, tôi có thể thấy vì sao sự cám dỗ để tin vào loại nào đó của một quyền lực siêu nhiên trên thế giới có thể là mạnh đến thế. Sự thận trọng, tuy vậy, đến với sự suy ngẫm về làm sao đời sống của nhiều – hàng trăm triệu – người khác lại diễn ra tồi kinh khủng đến vậy khi sự tước đoạt thuộc nhiều loại khác nhau chồng chất lên nhau. Như thế, bất chấp sự may mắn riêng của tôi, không có bài học rõ ràng nào ở đây về bất kể đấng sáng tạo thông minh và tử tế nào cả. Suy nghĩ đó thường trong tâm trí tôi khi tôi trải qua những ngày đi học cực kỳ hạnh phúc của tôi.

13

Rabindranath đã dành phần lớn đời ông cho việc thúc đẩy giáo dục ở Ấn Độ và ủng hộ nó ở mọi nơi. Không gì thu hút nhiều thời gian của ông như trường học ông đã thành lập ở Santiniketan và ông đã liên tục quyên góp tiền cho nó. Có một câu chuyện hay – có lẽ không chính xác, nhưng chắc chắn đặc trưng – về cách mà theo đó ông bảo những người khác về Giải Nobel Văn học của ông khi nó được công bố trong tháng Mười Một 1913. Hình như, ông đã biết về Giải trong một bức điện tín được giao cho ông trong một cuộc họp của một ủy ban trường ông đang dự, cuộc họp thảo luận vấn đề thách thức về làm thế nào để tài trợ một bộ cống rãnh mới mà trường cần đến. Việc chia sẻ của ông về tin từ Stockholm rõ ràng có dạng lập dị nói rằng, ‘Tiền cho cống rãnh đã vừa được tìm thấy.’ Dù câu chuyện có đúng chính xác hay không, sự cam kết mà nó truyền tải là hoàn toàn thật và Rabindranath chắc chắn đã dùng tiền Giải Nobel cho việc cải thiện các phương tiện ở Santiniketan.

Niềm tin này vào lý tính và quyền tự do làm nền tảng cho quan điểm của Tagore về cuộc sống nói chung và giáo dục nói riêng, dẫn ông đến nhấn mạnh rằng giáo dục chuyên sâu, và cho tất cả mọi người, là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của một nước. Trong sự đánh giá của ông về sự phát triển kinh tế đáng chú ý của Nhật bản, chẳng hạn, ông nêu bật vai trò xây dựng to lớn của giáo dục trường học tốt – một phân tích mà sẽ được vang vọng muộn hơn trong văn liệu kinh tế về phát triển, kể cả của Ngân hàng Thế giới và Liên Hiệp Quốc. Tagore chỉ rõ, ‘tòa tháp bệ vệ của sự khốn khổ mà ngày nay nằm trên trái tim của Ấn Độ có nền tảng duy nhất của nó trong sự thiếu giáo dục’.9 Cho dù chúng ta có thể nghĩ về những sự hạn chế của sự đánh giá này, là không khó để thấy vì sao ông nghĩ vai trò biến đổi của giáo dục là trung tâm của sự phát triển kinh tế và sự thay đổi xã hội.