Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Một cách nhìn cuộc chiến Việt Nam

Lê Học Lãnh Vân

Trường Đại học Paris-Sud, tức trường đại học Paris 11, nơi Vương làm luận án, là một trường đại học có khuynh hướng thiên tả, một số giáo sư đời trước của trường xuất thân từ lực lượng kháng Đức trong thế chiến II, nhiều người là đảng viên hoặc ủng hộ đảng Cộng Sản Pháp.

Trường có những người bạn Pháp rất quan tâm tới Việt Nam, từng qua Việt Nam trong những chuyến làm việc tình nguyện. Đa số họ sinh ra vài năm trước và sau khi thế chiến II bùng nổ. Một số tên tuổi trong ngành Sinh Vật gồm các giáo sư André Adoutte, Jean-Luc Rossignol, Jean-Jaques Curgy, Roland Perasso (ngành Sinh vật học)... ngoài ra nhiều nhân viên của trường như Hubert, Nicole, Jean-Pierre, Michel… từng đóng góp tài chánh giúp Việt Nam trong thời gian khó khăn. Ông André Adoutte đã mất, các ông Jean-Luc, Jean-Jaques và Perasso đang sống cuộc đời hưu trí. Những người bạn Pháp này có cảm tình với Việt Nam hoặc vì một khuynh hướng xã hội nào đó, hoặc gia đình đời trước của họ từng làm việc tại Việt Nam. Họ tin rằng năng lực người Việt không hề thua kém người Pháp.

Trong khi bên Canada, Mỹ người ta vừa dùng bữa trưa vừa làm việc như họp nghe trình bày và thảo luận một kết quả nghiên cứu, người Pháp coi bữa trưa là giờ thưởng thức, thư giãn, vừa ăn vừa nói với nhau nhiều chuyện. Trong một vài buổi trưa khi đề tài nói chuyện ra ngoài lãnh vực khoa học tự nhiên, Vương có dịp hiểu cái nhìn và nhận xét về Việt Nam của một số bạn Pháp.

Quan niệm của André là Pháp có lỗi với Việt Nam. Vương nói rằng Pháp đã đem lại nhiều điều hay cho Việt Nam. Cơ sở hạ tầng rộng khắp. Thành phố tân tiến. Nền văn minh phương Tây, các giá trị sống cao đẹp như Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Ngoài ra, Pháp còn đem tới cho Việt Nam một tầng lớp trí thức, có phương pháp làm việc khoa học, chính xác… Điều rất quan trọng nữa là Pháp đem tới Việt Nam tinh thần không sợ Trung Quốc!

Những người bạn Pháp nói rằng cũng có thể là vậy, nếu có người Việt nhận định rằng Pháp đem lại nhiều điều hay cho Việt Nam thì tốt. Dù sao, Pháp cũng hưởng nhiều lợi rồi! Tuy nhiên điều họ muốn nói không phải là cân đong đo đếm cái lợi và cái thiệt hại của Việt Nam, mà là:

- Sự có mặt của Pháp tại Việt Nam với tư cách nắm chính quyền khiến người Việt bực tức vì bị đô hộ. Sự bực tức đó khiến người Việt không đủ bình tĩnh để cân nhắc điều lợi, hại về lâu dài mà một cuộc chiến với Pháp đem lại. Do đó người Việt không vạch được hướng đi chiến lược có lợi nhất cho sự phát triển lâu dài cho Việt Nam!

Cuộc chiến không đem lại điều gì tốt đẹp cho cả Pháp lẫn Việt. Nhưng thiệt hại về phía Pháp không có tính sống còn so với thiệt hại của phía Việt, vì cuộc chiến xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Hơn nữa nền kinh tế, kỹ thuật Pháp đủ sức phục hồi còn thiệt hại về phía Việt là quá to lớn so với trình độ của nền kinh tế kỹ thuật Việt Nam lúc đó.

Vương nhớ các bạn Pháp nói đại ý như thế này:

- Pháp là một cường quốc, đại cường. Cuộc chiến chỉ khiến Pháp khó khăn, nhưng rất tai hại cho tương lai phát triển của Việt Nam. Việt Nam có nhiều tiềm năng để thành cường quốc, thậm chí có thể qua mặt Pháp vì Việt Nam có dân số gấp rưỡi Pháp, tài nguyên nhiều mặt dồi dào hơn

Vương nói với họ rằng theo anh biết lúc đó Việt Nam mong được độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp nhưng hai bên không thỏa thuận được với nhau, De Gaulle không đồng ý các điều kiện.

André và Antoine cho rằng cho rằng De Gaulle có công kháng Đức, nhưng không phải lúc nào De Gaulle cũng đúng. Chính sách về Việt Nam của De Gaulle là một sai lầm khiến Pháp mất một đồng minh gần gũi rất có tiềm năng ở châu Á là Việt Nam. Nước Pháp biết công lao của De Gaulle mà cũng biết cách phản đối De Gaulle, và De Gaulle đã từ chức vì sự phản đối của dân Pháp. Những người lớn tuổi trong phòng thí nghiệm kể lại rằng hai mươi năm trước đó, năm 1968, André hoạt động rất hăng hái trong các cuộc biểu tình chống De Gaulle. Nếu không có những cuộc biểu tình đó, nếu nước Pháp khép mình trong sự tôn sùng De Gaulle vì thành tích chống Đức của ông, nền dân chủ Pháp đã đi chậm hơn mười năm!

- Về phần Việt Nam, nếu lúc đó Pháp vô lý thì Việt Nam cũng nên biết cách tránh cuộc chiến quá hao tổn. Thời cuộc lúc đó cho thấy dù muốn dù không, các nước Anh, Pháp không thể níu giữ chính sách thuộc địa. Thế chiến II đã đưa tiến trình phát triển thế giới qua một bước ngoặc khác.

- Nhưng sau trận Điện Biên Phủ, sau hiệp định đình chiến Geneve 1954, nếu Việt Nam không tiếp tục cuộc chiến và hai Miền phát triển kinh tế thì Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển? Vương đặt câu hỏi.

André chậm chạp lắc đầu. Đi vào cuộc chiến đã khó, đi ra khỏi cuộc chiến còn khó hơn, một cuộc chiến lớn như vậy thì khó dừng lại khi mục tiêu cuối cùng chưa đạt.

Antoine, người Pháp gốc Algérie, thêm vào:

- Ngay cả thắng trận, di chứng một cuộc chiến còn nặng nề cả chục năm sau! Việt Nam có hai cuộc chiến, ngay cả trong cuộc chiến đầu tiên là cuộc chiến chống Pháp thì trong lòng nó tính nội chiến càng về sau càng rõ hơn. Nếu không có tính nội chiến thì đâu có di dân cả triệu người, phải không? Cuộc chiến thứ hai là cuộc chiến Bắc – Nam, chúng tôi tiếc phải chi cuộc chiến này đừng xảy ra! Trong nửa sau thập niên 1960s, nửa đầu thập niên 1970s, gần như ngày nào báo thế giới cũng đăng tin chiến tranh Việt Nam!

Lòng hận thù và chia rẽ trong lòng quốc gia là di chứng nặng nề nhất. Phải chăng lòng hận thù và chia rẽ được nuôi dưỡng trong cuộc chiến thứ nhất đã góp phần dẫn tới cuộc chiến thứ hai? Cho dù chịu ảnh hưởng bên ngoài, chính người Việt Nam chịu trách nhiệm quyết định chiến tranh hay hòa bình!

Vương tự hỏi Antoine đang nói với anh về Việt Nam hay nói với chính mình về Algérie!

André trở lại với suy nghĩ của mình:

- Cuộc chiến của Việt Nam dùng sức của nông dân ít kiến thức. Nước Việt Nam lúc đó phần rất lớn là nông dân, trí thức chỉ tập trung nơi thành phố có tỉ lệ trên dân số ít. Khi quân đội nông dân đang tiến, chiến lợi phẩm trước mặt, rất khó biểu họ dừng! Rất khó thuyết phục họ thôi hận thù, dừng chiếm đoạt!

- Điều thêm nữa, người Việt các bạn quên rằng các bạn ở kế bên Trung Quốc, nước lớn hơn Việt Nam trên mười lần, lúc nào cũng cạnh tranh với Việt Nam, không bao giờ muốn Việt Nam trở thành cường quốc. Người Việt chỉ có thể yên ổn khi hợp sức nhau, phát triển kỹ thuật, kinh tế khiến Trung Quốc phải tôn trọng. Bây giờ hoàn cảnh khó hơn cho Việt Nam vì trong tương quan lược lượng giữa hai nước, Trung Quốc đã phát triển nhiều so với Việt Nam!

Ngừng một lúc, André nói thêm:

- Về khía cạnh này, Việt Nam – Trung Quốc giống Pháp – Đức. Giống về mặt cạnh tranh, và khác về mặt tương quan lực lượng. Pháp và Đức tương đương về thực lực và trình độ nên đi vào hợp tác bình đẳng dễ. Hoàn cảnh Việt Nam và Trung Quốc khác hẳn! Mà tính cách phương Đông với phương Tây khác nhau!

- Giới khoa học Pháp đang chuẩn bị những chương trình hợp tác rộng lớn với Trung Hoa. Ai cũng muốn đi với người giàu hơn, người mạnh hơn… có những chương trình hợp tác với Việt Nam bị cắt để chuyển sang hợp tác với Trung Hoa. Chúng tôi không muốn cũng không làm gì được!

Rời Pháp mười năm, ngồi ghi lại những dòng này Vương còn nghe bần thần…

Nguồn: https://www.diendan.org/sang-tac/mot-cach-nhin-cuoc-chien-viet-nam-1