Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (70)

Sài Gòn – Những ngày phong thành (70) là kỳ cuối cùng. Văn Việt mong loạt bài này phản ánh được một Sài Gòn muôn mặt trong những ngày đặc biệt khốc liệt này, với vui với buồn, với đau xót với cảm thông, với những trăn trở, suy tư của người dân thường và nhà quản lý, nhà chuyên môn, của những người đang sống trong tâm dịch và của những con dân Việt nói chung, sống trên tỉnh thành khác hay đất người mà vẫn đau đáu cho Sài Gòn.

Loạt bài kết thúc khi "những ngày phong thành" vẫn còn tiếp diễn, nhưng đã hé thấy những tín hiệu tươi sáng hơn về độ phủ vaccine đã rộng hơn, về tỉ lệ nhiễm bệnh/ tử vong đã giảm, …

Xin cầu chúc Sài Gòn và những nơi khác trên mọi miền đất nước Việt Nam sớm bình an và đường phố lại đông vui như trước!

Văn Việt

THÔNG TIN:

*Chủng Delta xóa mục tiêu 'Zero Covid', TP.HCM cần làm gì khi mở cửa?

https://zingnews.vn/chung-delta-xoa-muc-tieu-zero-covid-tphcm-can-lam-gi-khi-mo-cua-post1262593.html

*Thủ tướng đồng ý để TP HCM giãn cách thêm 2 tuần

https://nld.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-dong-y-de-tp-hcm-gian-cach-them-2-tuan-20210914171057667.htm

*Bộ Y tế hướng dẫn lộ trình để TP.HCM trở lại trạng thái bình thường mới

https://tuoitre.vn/b o-y-te-huong-dan-lo-trinh-de-tphcm-tro-lai-trang-thai-binh-thuong-moi-20210914190125301.htm

*TP HCM: Tăng cường quản lý F0 tại nhà khai báo qua điện thoại, tự làm xét nghiệm

https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-tang-cuong-quan-ly-f0-tai-nha-khai-bao-qua-dien-thoai-tu-lam-xet-nghiem-2021091419363401.htm

*Cấp thẻ xanh Covid cho F0 tự cách ly tại nhà: Có thể xét nghiệm máu tìm kháng thể

https://thanhnien.vn/thoi-su/cap-the-xanh-covid-cho-f0-tu-cach-ly-tai-nha-co-the-xet-nghiem-mau-tim-khang-the-1449683.html

*TP.HCM: Không được từ chối tiêm mũi 2 cho người tiêm mũi 1 nơi khác

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tp-hcm-khong-duoc-tu-choi-tiem-vac-xin-covid-19-mui-2-cho-nguoi-tiem-mui-1-noi-khac-774897.html

*TP.HCM thí điểm cấp mã QR cho người dân Quận 7, Củ Chi, Cần Giờ

https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tp-hcm-thi-diem-cap-ma-qr-cho-nguoi-dan-quan-7-cu-chi-can-gio-774813.html

*Hơn 1.500 học sinh ở TP.HCM mồ côi vì Covid-19

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/hon-1-500-hoc-sinh-tphcm-mo-coi-do-dich-covid-19-774779.html

*TP HCM chưa xác định ngày mở cửa trường học

https://vnexpress.net/tp-hcm-chua-xac-dinh-ngay-mo-cua-truong-hoc-4356547.html

 

ĐỂ MỞ LẠI DẦN HÀ NỘI VÀ TP.HCM

Tư Giang, VietnamNet 14/9/2021

Nếu chậm thay các tiêu chí, Hà Nội, TP.HCM... sẽ luôn phải áp dụng các biện pháp giãn cách mạnh mẽ cho dù có đủ năng lực điều trị ca bệnh và tăng cao độ bao phủ vắc xin.

Lãnh đạo Hà Nội đã bật mí về khả năng sẽ nới lỏng giãn cách từ ngày 15/9 nếu mức độ lây lan được kiểm soát tốt như những ngày qua. Còn TP.HCM sẽ nới lỏng sau 2 tuần sau ngày 15/9 - thời hạn được Chính phủ “giao” kiểm soát được dịch bệnh.

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên giải thích: “Đối chiếu với các tiêu chí của Bộ Y tế đưa ra, căn cứ vào tình hình của TP thì có nhiều nơi chưa đạt được”.

Hà Nội và TP.HCM đang đóng góp tới 45% GDP cả nước và đã đóng cửa nghiêm theo chỉ thị 16 gần 2-3 tháng. Đòi hỏi về mở cửa cho sinh kế và sản xuất, kinh doanh đã đến lúc cấp bách hơn bao giờ hết.

Song, sự thận trọng của Bí thư TP.HCM và lãnh đạo Hà Nội là có lý do và tương đồng với chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải tránh 2 khuynh hướng: Lơ là, mất cảnh giác khi phòng, chống dịch mới đạt được kết quả ban đầu và khi đã giãn cách trong thời gian dài; Chủ quan, nóng vội muốn mở lại ngay các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp chống dịch”.

Để mở lại dần Hà Nội và TP.HCM

Hà Nội đang thực hiện chỉ thị 16

Căn cứ hai quyết định 3979 và 3989

Tất nhiên, TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác đang thực hiện chỉ thị 16 không thể tự ý nới lỏng giãn cách được mà phải căn cứ vào các quy định về kiểm soát dịch bệnh trong các quyết định 3979 và 3989 do Bộ Y tế ban hành trung tuần tháng 8.

Theo đó, các địa phương thực hiện chỉ thị 16 chỉ mở được khi đáp ứng 2 tiêu chí: 1) Nhóm chỉ số về ca mắc mới Covid-19 trên địa bàn và 2) Nhóm chỉ số về nguy cơ lây nhiễm.

Nhóm thứ nhất về số ca mắc mới bao gồm các chỉ tiêu như số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.

Đồng thời, tỷ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính trên số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày.

Địa bàn đó không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong 7 ngày.

Nhóm thứ hai về chỉ số về nguy cơ lây nhiễm gồm: Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ rất cao; Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ cao; giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ. Còn riêng tại TP.HCM, nhóm chỉ số nguy cơ lây nhiễm được điều chỉnh theo tỷ lệ 30%.

Từng tiêu chí, chưa nói tổ hợp tất cả các tiêu chí trên đây, là không khả thi khi dịch đã lan sâu rộng trong cộng đồng như ở TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai... Thậm chí, khi địa phương chỉ có 1 trường hợp dương tính cũng không thể mở được.

Ví dụ ở Hà Nội, tổng số mắc trong đợt dịch thứ tư từ ngày 29/4 đến nay là 3.780 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.595 ca; trong khi đó, ở TP HCM đang có khoảng 100.000 người nhiễm đang cách ly tại nhà.

Thực tế trên cho thấy, Hà Nội, TP.HCM và bất kỳ tỉnh nào thực hiện chỉ thị 16 hoặc không đều có nguy cơ không thể mở lại được căn cứ vào hai quyết định 3979 và 3989 nêu trên.

Cần thay đổi về tư duy

Hai văn bản trên có lẽ được thiết kế để đối phó với các chủng virus có hệ số lây lan ít hơn trước đây chứ không phù hợp với chủng Delta với hệ số lây nhiễm rất cao, làm dịch bệnh đã lan sâu và rộng vào cộng đồng ở một số địa phương.

Hơn nữa, các quy định đó lại chưa tính đến yếu tố “vũ khí” vắc xin đang được phủ rất nhanh chóng.

Hà Nội đang tiêm vắc xin với tốc độ thần tốc, cứ 2 ngày được 1 triệu mũi. Dự kiến Thủ đô sẽ tiêm đủ mũi 1 cho 100% dân số đến 15/9. Còn ở TP.HCM, tốc độ tiêm đã được đẩy lên gần 250.000 mũi và sẽ đạt 100% mũi 1 và 33% mũi 2 cho dân số từ 18 tuổi trở lên đến 15/9.

Bên cạnh đó, số người có kháng thể ở TP.HCM phải lên tới hàng triệu nếu căn cứ một tính toán của Bộ Y tế gần đây, rằng số người nhiễm thật gấp 3-4 lần số xét nghiệm được.

Để mở lại dần Hà Nội và TP.HCM

Ảnh: Thanh Tùng

Gần đây, Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên đưa ra quan điểm: “Chúng ta không thể tiếp tục mãi giãn cách triệt để, cũng như không thể quét sạch F0, thay vào đó chúng ta sẽ mở dần, sống trong điều kiện bình thường mới, trong điều kiện có dịch". Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định: “Không thể phong tỏa mãi, cần thích nghi an toàn với dịch”.

Vắc xin đang về nhiều. Tốc độ tiêm chủng thần tốc ở Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh xung quanh đặt ra câu hỏi mang tính chiến lược: Chúng ta có thể sống chung an toàn với Covid hay không, làm sao thích nghi an toàn với dịch bệnh?

Xin trích dẫn giải thích của TS Vũ Thành Tự Anh: “Sống chung với sự tồn tại của virus khác với việc sống chung với dịch. Nói một cách hình tượng, chúng ta có thể sống chung với lũ nhỏ, ôn hòa; nhưng tuyệt đối không thể sống chung với đại hồng thủy. Với SARS-CoV-2, chúng ta chấp nhận trong cộng đồng sẽ tồn tại một số lượng người bị lây nhiễm nhất định, chứ không thể để nó phát triển thành đại dịch theo kiểu đại hồng thủy, có thể cuốn trôi rất nhiều sinh mạng. Nói cách khác, dù sống chung SARS-CoV-2 nhưng phải kiểm soát được nó”.

Nếu câu trả lời là "không", chúng ta sẽ tiếp tục chiến lược Zero Covid, tiếp tục phong tỏa bất chấp tiêm vắc xin, đổ vỡ kinh tế và sinh kế.

Còn nếu câu trả lời là "có", chúng ta chấp nhận sống chung an toàn với Covid, dừng theo đuổi Zero Covid - điều mà không quốc gia nào trên thế giới dám làm ngoài Trung Quốc và New Zealand - thì mới có thể mở cửa lại song hành cùng nỗ lực tiêm vắc xin.

Tôi cho rằng, cần trả lời câu hỏi mang tính chiến lược này mới có thể đề ra các giải pháp sống còn trên cả hai mặt trận phòng chốgn dịch bệnh và phát triển kinh tế.

Kỳ vọng trước đây về “miễn dịch cộng đồng” nhờ tiêm vắc xin đã thui chột sau khi chủng Delta xuất hiện. Trạng thái “bình thường mới” không phải là “Zero Covid” mà có lẽ là “sống chung an toàn với virus” hay “thích nghi an toàn với dịch”.

Với nhận thức đó, nhiều quốc gia thay đổi các hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh và lưu thông, và đời sống xã hội theo hướng dần trở lại bình thường trong điều kiện vẫn tồn tại dịch bệnh ở mức độ nhất định.

Hoàn cảnh đã thay đổi, chính sách cần thay đổi

Từ kinh nghiệm của Israel, Anh, Hoa Kỳ và nhiều nước khác, tình trạng thoát miễn dịch với biến thể Delta là phổ biến. Do đó, kể cả khi đạt được độ bao phủ 2 mũi vắc xin cho đa số trong cộng đồng, virus Sars-Cov-2 vẫn sẽ tiếp tục lưu hành, đặc biệt là ở các địa phương có dịch bùng phát mạnh trong thời gian qua.

Từ góc độ đó, việc đạt được tiêu chí kiểm soát dịch chỉ dựa vào các tiêu chí của 2 quyết định trên là không khả thi, cũng như chưa theo kịp với quan điểm “Sống chung an toàn với virus”, hay “Thích nghi an toàn với dịch”.

Còn nếu chậm thay các tiêu chí trên, Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh đang thực hiện chỉ thị 16 sẽ luôn phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội mạnh mẽ cho dù có đủ năng lực điều trị ca bệnh và tăng cao độ bao phủ vắc xin phòng Covid-19.

Việc điều chỉnh, sửa đổi các tiêu chí và phương pháp đánh giá nguy cơ dịch trong hai quyết định 3979 và 3989 là cấp thiết để đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống ở các tỉnh đang áp chỉ thị 16, nhất là khi vắc xin đã được phủ khá rộng và khát khao về sinh kế của người dân là cháy bỏng.

 

HIỆU QUẢ CỦA VACCINE ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG 60-80 TUỔI

FB Gs. Bs. Đinh Xuân Anh Tuấn

Loài người chúng ta đã và đang chống chọi với đại dịch trong suốt 2 năm qua. Đối với ngành y khoa, khoảng thời gian 2 năm không quá dài, cũng không quá ngắn để có thể xác định kiến thức y khoa về virus SARS-CoV-2, bệnh COVID-19, và Vaccine tiêm ngừa phòng bệnh.

Sự hiệu quả của một loại vaccine được biết đến là phần trăm bảo vệ người được tiêm khỏi nhiễm bệnh hay giảm nguy cơ nhiễm bệnh nặng của loại vaccine đó mang lại. Tuy nhiên, hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào Vaccine, mà còn dựa vào các yếu tố khác như độ tuổi, bệnh nền, thời gian tiêm ngừa, thời gian cách ly sau tiêm, và người tiêm có đã nhiễm virus trước đó không.

clip_image002Tất cả vaccine được lưu hành hiện nay đã được WHO, tức là Tổ Chức Y Tế Thế Giới công nhận có hiệu quả ít nhất 50-60% ở mỗi giai đoạn tiêm phòng.

Vì thế, tôi mong mọi người hiểu rằng “Vaccine tốt nhất là Vaccine sớm nhất”. Vì chỉ khi bạn tiêm vaccine, thì bạn mới được bảo vệ và bạn là người đang góp phần bảo vệ cho cộng đồng. Các dữ liệu ghi nhận của các loại vaccine đều khác nhau, nhưng tỉ lệ tử vong là hiệu quả mà tất cả các loại vaccine mang lại đều rất thấp, nên chúng ta không chỉ nên nhìn vào một phần dữ liệu, mà hãy nhìn tổng thể một bức tranh để xem vaccine đã và đang mang lại cho chúng ta những gì.

clip_image004Thông tin y khoa và số liệu được phiên dịch từ bài báo cáo khoa học “Semmelweis University Coronavirus Antibody Level Study Completed” từ Trường Đại Học Semmelweis tại Hungary, vào ngày 14/07/2021, <https://semmelweis.hu/.../lezarult-a-semmelweis-egyetem.../>.

Ý nghĩa của việc phiên dịch các bài báo cáo từ nước ngoài nhằm mong các quí độc giả thấy được đa góc nhìn và các thông tin y khoa đang được cập nhật hằng ngày trên thế giới.

Quí độc giả có thể tham dự buổi Livestream của tôi với chủ đề “Hướng dẫn điều trị F0 từ kinh nghiệm chống dịch tại Pháp”

clip_image006Thời gian: 19H00

clip_image008Ngày: 15/09/2021

clip_image010Quý vị có câu hỏi về dịch bệnh, có thể gửi câu hỏi cho tôi qua https://forms.gle/jZCXHxfiq9AxNHMx8. Tôi sẽ giải đáp hàng tuần trong chuyên mục Q&A.

clip_image012

Sự hiệu quả của một loại vaccine được biết đến là phần trăm bảo vệ người được tiêm khỏi nhiễm bệnh hay giảm nguy cơ nhiễm bệnh nặng của loại vaccine đó mang lại. Tuy nhiên, hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào Vaccine, mà còn dựa vào các yếu tố khác như độ tuổi, bệnh nền, thời gian tiêm ngừa, thời gian cách ly sau tiêm, và người tiêm có đã nhiễm virus trước đó không.

Thông tin y khoa và số liệu được phiên dịch từ bài báo cáo khoa học “Semmelweis University Coronavirus Antibody Level Study Completed” từ Trường Đại Học Semmelweis tại Hungary, vào ngày 14/07/2021, <https://semmelweis.hu/.../lezarult-a-semmelweis-egyetem.../>

clip_image014

Tất cả vaccine được lưu hành hiện nay đã được WHO, tức là Tổ Chức Y Tế Thế Giới công nhận có hiệu quả ít nhất 50-60% ở mỗi giai đoạn tiêm phòng.

Thông tin y khoa và số liệu được phiên dịch từ bài báo cáo khoa học “Semmelweis University Coronavirus Antibody Level Study Completed” từ Trường Đại Học Semmelweis tại Hungary, vào ngày 14/07/2021, <https://semmelweis.hu/.../lezarult-a-semmelweis-egyetem.../>.

clip_image016

“Vaccine tốt nhất là Vaccine sớm nhất”. Vì chỉ khi bạn tiêm vaccine, thì bạn mới được bảo vệ và bạn là người đang góp phần bảo vệ cho cộng đồng. Các dữ liệu ghi nhận của các loại vaccine đều khác nhau, nhưng tỉ lệ tử vong là hiệu quả mà tất cả các loại vaccine mang lại đều rất thấp, nên chúng ta không chỉ nên nhìn vào một phần dữ liệu, mà hãy nhìn tổng thể một bức tranh để xem vaccine đã và đang mang lại cho chúng ta những gì.

Thông tin y khoa và số liệu được phiên dịch từ bài báo cáo khoa học “Semmelweis University Coronavirus Antibody Level Study Completed” từ Trường Đại Học Semmelweis tại Hungary, vào ngày 14/07/2021, <https://semmelweis.hu/.../lezarult-a-semmelweis-egyetem.../>.

clip_image018

SINGAPORE BÁO ĐỘNG DIỄN BIẾN ĐÁNG LO CỦA COVID 19: HÃY XEM HỌ LÀM GÌ?

FB Vu Kim Hanh

Ngày 10/9/2021, Lực lượng đặc nhiệm đa bộ chuyên trách Covid 19 của Singapore (gồm 3 bộ: Bộ Y tế, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính) họp báo về tình hình “nóng” bởi sự gia tăng ca nhiễm mới Covid 19 tại Singapore.

Ông Gan Kim Yong, Bộ trưởng Bộ Thương mại của Singapore báo động:

“Mặc dù dự kiến khi mở cửa thì Singapore có thể gặp tình trạng gia tăng các ca Covid 19, nhưng tuần qua, tốc độ gia tăng mạnh là "đáng lo ngại". Số ca nhiễm hàng ngày đã tăng gấp đôi so với tuần trước, với con số 450 ca nhiễm mới được báo cáo trước đó một ngày.

Chúng ta cần theo dõi tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong một cách chặt chẽ, trong hai, ba, bốn tuần tới. Vì vậy, chúng ta cần hiểu và điều hướng làn sóng này trước khi bắt tay vào các bước tiếp theo để mở cửa trở lại”.

“Đây là lần đầu tiên Singapore trải qua làn sóng lây nhiễm “gia tăng theo cấp số nhân” trong cộng đồng”, Bộ trưởng Bộ Y tế Ong Ye Kung cho biết.

“Tình hình tăng ca nhiễm tăng nhanh quá so với mong đợi. Tất cả các quốc gia mở cửa đều phải đối phó với những làn sóng như vậy. Dù chúng ta là một trong những nước đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới nhưng tình hình đáng lo ngại này cần theo dõi kỹ.

Chúng ta phải có cách tiếp cận thận trọng hơn với tình trạng này. Hai đến bốn tuần tiếp theo là rất quan trọng, vì chúng tôi sẽ tìm hiểu xem liệu cuối cùng bệnh nhân có phát triển các bệnh nghiêm trọng và biến chứng sau đó hay không”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Lawrence Wong, đồng chủ tịch lực lượng đặc nhiệm 3 bộ nói tại cuộc họp báo.

RỒI SAU BÁO ĐỘNG, HỌ LÀM GÌ?

Thấy Singapore báo động về Covid như vậy, tôi rất tò mò. Họ nói bỏ ra 2-4 tuần theo dõi là họ đang làm gì?

Và đây. Không cần nghị quyết hay quyết định rườm rà, Bộ nào lo trách nhiệm bộ đó. Ngay hôm xảy ra cuộc họp báo, Bộ Y Tế Singapore đã ra thông báo tức thì:

Người cao niên từ 60 tuổi trở lên và nhân viên các cơ sở chăm sóc người cao tuổi sẽ được mời tiêm vắc-xin COVID-19 kể từ ngày 14 tháng 9. Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết luôn: 900.000 người cao niên từ 60 tuổi trở lên đủ điều kiện để tiêm nhắc lại.

Họ cũng bổ sung những điều chỉnh nhanh:

Từ ngày 13 tháng 9, giảm thời gian cách ly từ 14 ngày xuống còn 10 ngày (vì chủng Delta có thời gian phát bệnh ngắn hơn). Nhưng từ ngày hết cách ly đến hết ngày thứ 14, phải thực hiện test nhanh kháng nguyên hàng ngày.

Từ ngày 15 tháng 9, người đã chích ngừa đủ 2 mũi dưới 50 tuổi và trẻ con trên 5 tuổi không có bệnh nền có thể tự hồi phục tại nhà.

TUYÊN NGÔN SỐNG CHUNG VỚI CPVID 19 CÁCH ĐÂY CHỈ 3 THÁNG, HỌ ĐỊNH LÀM GÌ?

Trước đó chưa đầy 3 tháng, Thủ tướng Lý Hiển Long, vào ngày 7/6/2021 đã có bài phát biểu trên truyền hình, chính thức thông báo là Singapore bước vào khúc quanh mới: quyết định sống chung với Covid 19, sau 18 tháng quyết liệt bằng mọi biện pháp chiến thắng dịch.

“Chúng ta sẽ phải HỌC CÁCH SỐNG CHUNG LÂU DÀI VỚI COVID 19. Tất cả chúng ta đều phải điều chỉnh cách sống, làm việc và giải trí”.

Còn tại buổi công bố bản đồ đường đi cho BÌNH THƯỜNG MỚi ngày 24/6/2021, của “Lực lượng đặc nhiệm 3 Bộ phụ trách Covid 19” mà chính phủ Singapore phân công, ba bộ trưởng đồng ký tên kêu gọi:

(1) Coi TIÊM VAC XIN LÀ CHÌA KHÓA giải quyết cả 4 nỗi lo: bị bệnh, lây lan, chuyển nặng và tử vong (Tất nhiên, khoản này thì Singapore rất ngược ta: họ đã đặt mua và mang về nước những liều Pfizer đầu tiên từ tháng 12/2020, chừng 11 tháng sau ca nhiễm Covid đầu tiên).

(2) Tổ chức XÉT NGHIỆM dễ dàng hơn: không công bố số nhiễm mới mỗi ngày nữa vì không có ý nghĩa; tập trung những ca chuyển nặng và tử vong; không chỉ dùng PCR vì khó trong xét nghiệm và tốn thời gian; tạo điều kiện cho mọi người dân tự xét nghiệm nhanh tại nhà, phòng khám đa khoa hay tư nhân, nhà máy hay tiệm thuốc tây, dùng cả công nghệ mới hơn như đường ống máy thở và xét nghiệm nước thải các chung cư hay ký túc xá để tìm những bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.

(3) Điều trị, chuẩn bị thuốc, thiết bị, không bỏ bê việc điều trị các bệnh khác.

(4) Trách nhiệm xã hội: các biện pháp cần được dân chấp nhận và có hành vi tập thể mới hiệu quả và thực hành vệ sinh cá nhân là quan trọng.

(5) Hướng tới bình thường mới. Đặc biệt, khi có ai nhiễm và thành F0, phản ứng phải rất khác trước đó. Qui chuẩn mới của giai đoạn bình thường mới là: F0 cứ tự điều trị ở nhà với giúp đỡ của hệ thống cơ sở. Không cần cách ly, Khi nào cá nhân cần thì tự đi làm PCR và tự cách ly nếu kết quả +. Nới lỏng những qui tắc về an toàn, đặc biệt giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, không làm khó, không gây gián đoạn. Có thể đi du lịch trở lại tới những nước đã đảm bảo tiêm vacxin

4 yếu tố thành công: khoa học + khéo léo của con người + sự gắn kết + ý thức xã hội.

Nghiệm kỹ, sau nhiều ngày trong số 18 tháng để “chiến thắng Covid” quá mệt mỏi không xong, Singapore đã có những kinh nghiệm có thể rất có ích cho chúng ta?

Ta cũng đang loay hoay tìm cách “Sống chung với Covid” nhưng chưa đưa ra lộ trình. Sức sáng tạo để mạnh ai nấy làm đã được chứng minh qua hàng chuc cái App khai báo tiêm vacxin. Chưa kể những “sân sau lợi ích” đang hô vang những khẩu hiệu rất kêu mà đang cố thủ những pháo đài vững chắc của tư lợi. Cứ nhìn cách áp đặt xét nghiệm tràn lan, đại trà mà chỉ do một cơ quan chi huy phương thức PCR như cửa ải quyết định sống còn cho mọi sinh hoạt của công dân và cho hoạt động doanh nghiệp là đủ thấy.

Chừng nào, chừng nào... mới thực sự sống chung đây?

clip_image020

clip_image022

BIẾT LÀM SAO CHO ĐÚNG!

FB Lê Huyền Ái Mỹ

Câu chuyện của bí thư quận 6:

“Cuối tháng 7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên gửi vào nhóm chung của các bí thư một đơn thuốc với 2 loại là kháng đông và kháng viêm. Hai loại thuốc này được dùng để điều trị có hướng dẫn cho F0 trong bệnh viện, khu cách ly. Nhưng chưa được Sở Y tế hướng dẫn sử dụng ngoài cộng đồng. Từ gợi ý của Bí thư Nên, tôi hỏi ý kiến một số bác sĩ. Ba tôi cũng là bác sĩ… Thời điểm khó khăn như thế, nhiều ca tử vong như thế, với tư cách là người đứng đầu, tôi không thể nhìn thấy có cách giúp dân mà không làm.

Tại sao trong bệnh viện và khu cách ly dùng được mà chưa cho sử dụng ngoài cộng đồng?…”(Zing)

Câu chuyện của bí thư quận 7:

“Lúc đó nếu chúng tôi ráng thêm một chút, can đảm thêm một chút cứ tiếp tục quét thật nhanh rồi "xé rào" thêm một bước cho điều trị ngay tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung thì có lẽ sẽ không bị tử vong nhiều và kiểm soát được sớm hơn.

Khiếm khuyết lớn nhất là thu về một mối. Ngành y tế nên giao cho quận/huyện để hình thành hệ thống y tế từ dưới xã/phường, lên đến quận/huyện thật vững chắc, trở thành "pháo đài". Cần thay đổi tư duy, lấy y tế cơ sở làm trọng điểm để giải quyết vấn đề. Ngừa là ngừa dưới này, phòng là phòng dưới này, còn nếu phòng ở trên thì sẽ muộn. Xây nhà phải xây từ móng…”. (Zing)

- Dịch bệnh bủa vây cả năm trời, dịch bùng phát dữ dội cả hơn tháng trời, ca tử vong liên tục tăng. Vậy mà, thay vì “ông” y tế - dịch tễ phải là người lên phác đồ hướng dẫn điều trị, hoặc là “địa chỉ đỏ” để hội ý nhanh, hội chẩn cấp tốc cho mọi tình huống cứu cấp thì lại là “ông” đảng, từ cấp thành đến quận, gợi ý đơn thuốc (vốn đã được chỉ định dùng trong bệnh viện, khu cách ly), bí thư đi hỏi ngược lại bác sĩ rồi tự mình ra quyết định trước khi ngành y tế cấp trên thông qua.

- Đây là thời điểm ca tử vong tăng dồn dập mỗi ngày, tại sao ngành y tế không nhìn thấy, hoặc đã nhìn nhưng lại không chủ động “xé rào” để cứu người, khiến 2 ông bà bí thư quận buộc phải thừa nhận “nhiều ca tử vong như thế, không thể nhìn thấy có cách giúp dân mà không làm?”, hay “nếu cứ tiếp tục quét thật nhanh rồi “xé rào” thêm một bước cho điều trị ngay tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung thì có lẽ không bị tử vong nhiều”.

Đằng sau chữ “nếu” và “có cách giúp dân mà không làm” đã có bao cái chết? Trách nhiệm của Y tế thành phố ở đâu?

- Nói như bí thư quận 7, hóa ra, lâu nay, chúng ta xây nhà từ… nóc? Thật ra, cấp quận đều có phòng y tế, có trung tâm y tế… nhưng chất lượng thật sự như thế nào, năng lực đáp ứng trong điều kiện bình thường thôi đã là không đảm bảo, huống gì thời đại dịch. Ông bí thư hẳn đã nghiệm thấy, từ quận 3 qua quận 7?

Đồng ý với quyết tâm của bà bí thư quận 6: “phải “dám nghĩ, biết làm, cùng làm, cùng chịu trách nhiệm”. Dám làm mà làm không đúng thì cũng bằng không, nên phải biết làm sao cho đúng”.

“Biết làm sao cho đúng”, nhứt là tới đây, sau dịch, để thích ứng với “bình thường mới”, hai bí thư “biết” mà bớt in ấn tốn kém, giảm tập hợp học offline các nghị quyết cho tới chuyên đề, từ cấp trung ương xuống cấp thành phố, dành tiền của, công sức, thời gian mà toàn tâm toàn sức để “nhìn thấy cách giúp dân” tốt nhất, đặng làm, làm thật, làm như đợt dịch vừa rồi.

“Biết làm sao cho đúng” là một bổ đề mà không phải vị công bộc nào cũng đủ “túi khôn” để giải, chưa kể, trong ba túi ấy, có khi dành hết hai túi để làm theo ý của cấp trên, bất luận đúng sai; túi còn lại chỉ để giữ thân, tức ràng thêm mà giữ ghế cho chắc.

“Biết làm sao cho đúng”, nào khối đảng, khối chính quyền, khối hội đồng nhân dân, tưởng chân kiềng, mà làm trật hay chẳng biết làm sao cho đúng thì cũng bằng không. Guồng máy phân công quyền lực trong tay những “kỹ sư”, “công nhân” nào, sẽ ra sản phẩm như thế nấy. Dịch bệnh lần này, phát lộ khá rõ.

 

BỘ Y TẾ CHƯA CÙNG THỦ TƯỚNG "CHUYỂN HƯỚNG CHIẾN LƯỢC"

FB Trương Huy San

Hướng dẫn của Bộ Y tế gần đây đặt TP HCM trong tình thế chưa thể "bình thường mới" như kế hoạch. Bộ rõ ràng là đã chưa đánh giá thực tiễn để cùng Thủ tướng "chuyển hướng chiến lược". Nếu đợi "bóc sạch FO" thì không chỉ Sài Gòn mà phần lớn tỉnh thành còn phải "phong thành" đến sau... không chỉ Tết Việt Nam.

Nên nhớ là Thailand đã thôi phong tỏa, dù họ, lúc tệ nhất, mỗi ngày có hơn 15 nghìn ca F0 vì tỉ lệ tử vong họ giữ được ở mức 1,34% so với 2,6% của Việt Nam (riêng TP HCM là 4,95%).

Việc chậm chuyển hướng chiến lược khi dịch bùng phát ở Sài Gòn và các tỉnh vùng ven với chủng delta, vẫn cách li F1, truy lùng F0 thay vì tập trung phương án làm giảm tử vong đã làm kiệt sức ngành y tế, tiêu tốn hàng núi tiền bạc của ngân sách và xã hội. Cách làm ở Hà Nội trong mấy tuần qua cũng rất cũ và rất tốn kém so với (nếu có) giải pháp gần hơn với thực tế.

Nay, nếu Bộ không đánh giá tình hình đúng để thay đổi tư duy chống dịch thì không chỉ knock-out nền kinh tế mà còn làm kiệt quệ nguồn sống của người dân Việt.

 

GẮNG SAO CHO CỬA ẢI ĐỪNG THÀNH CỬA TỬ?

FB Vu Kim Hanh

Bản tin "Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1.500 học sinh mồ côi do Covid" gây rúng động nhân tâm hôm nay. Một bạn doanh nhân gọi cho tôi, nghẹn ngào: tang tóc đến quá nhanh, chắc chúng ta phải nhờ các luật sư lo cho tụi nhỏ những vấn đề pháp lý lâu dài, về thừa kế chẳng hạn. Một bạn khác bàn làm sao xoa dịu tâm lý hoảng loạn hay rũ buồn của “tụi nhỏ”. Tôi kể cho các bạn doanh nhân nghe là Vòng Tay Việt cũng đang bàn với Thành đoàn và cơ quan giáo dục về việc này từ suốt tuần qua... Họ nhắc, đừng quên họ. Rau cháo gì cũng đừng bỏ “tụi nhỏ”.

TRONG CÁI KHÓ LÓ NHỮNG CÁI TÂM SÁNG VÌ CỘNG ĐỒNG

Thương quá các bạn doanh nhân của tôi, họ đang hết sức khó khăn lao khổ mà vẫn dốc hết lòng, trút hết túi lo cho người không may, nhất là với những nạn nhân dịch bệnh là “tụi nhỏ”. Lá rách đùm lá nát. Rồi ai lo cho họ, khi sức lực chịu đựng của họ cũng đã chạm ngưỡng?

Hơn ba tháng rồi, mà không, đúng ra là cả gần 2 năm rồi, chuyện sản xuất kinh doanh luôn bất trắc, xáo trộn. Chừng 30% doanh nghiệp làm nổi 3 tại chỗ, và huề được, giữ khách, nuôi lính là may còn hầu hết đều thua lỗ. Công suất còn 30% mà chi phí tăng 50%.

Nặng nề, ám ảnh nhất trong các khoản chi là gì, bạn biết không? XÉT NGHIỆM. Ai có 1.000 công nhân, nay thời giãn cách giỏi lắm còn 400, 3 ngày xét nghiệm một lần, tháng 8 lần, mất 8 ca làm việc và mất luôn 960 triệu đồng. Nhiều xí nghiệp may xuất khẩu hay chế biến thực phẩm như Vissan, 5000 công nhân, là bay 2, 5 tỷ mỗi tháng. Khủng khiếp.

Ông bạn làm khoa học và cùng lúc là doanh nhân Nguyễn Thanh Mỹ của tôi cũng đồng cảnh ngộ vậy. Không thể cam chịu, anh cùng tập thể kỹ sư trẻ nghĩ cách tự cứu mình và giúp bạn bè. “Hơn nữa, nghị quyết 105 động viên tụi tôi nhiều”. Vâng, giờ tôi xin bật mí. Cách đây 4 hôm tôi viết bài không cam tâm... là giải pháp hữu ích của Rynan đang nằm ở Cục Sở Hữu Trí Tuệ, Bộ KH và CN và luật sư của anh khuyên anh khoan đưa công thức ra. Trưa nay anh gửi cho tôi bản tóm lược về giải pháp và thúc giục tôi, chị Hạnh, tôi tặng công trình này cho công đồng doanh nghiệp, tặng phần mềm tính toán luôn, miễn sao bạn bè doanh nhân mình vượt được cái “cửa ải” xét nghiệm. Mình cứ nói, rắng xong thủ tục với Cục SHTT nhanh nhanh để DN áp dụng, để... cửa ải khỏi thành cửa tử. Và anh Thanh Mỹ đã ký cóp viết xong đây. Tôi đặt hàng là viết sao gọn chỉ một trang A4. Anh Thanh Mỹ nói sẵn sàng livestream hay hội họp trực tuyến hướng dẫn mọi người sử dụng giải pháp này, giảm chi phí giật mình luôn. Sáng mai tôi bật mí tiếp buổi hướng dẫn đầu tiên qua mạng của anh, ngay tối thứ bảy cuối tuần này.

CNOK - PHƯƠNG THỨC LẤY MẪU XÉT NGHIỆM VIRUS SARS-COV 2 (Ts. Nguyễn Thanh Mỹ, RYNAN® Technologies Vietnam)

CNOK (C= chính xác, N= nhanh chóng, O= ổn định tâm lý người lao động và K= kinh tế) là phương thức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc người bị nhiễm Covid-19 với phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus Sars-CoV-2 dựa trên cơ sở toán học xác suất thống kê nhằm giúp doanh nghiệp đang hoạt động theo phương án “ba tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” phát hiện nhanh với độ chính xác tương đối cao và doanh nghiệp không phải dừng sản xuất để thực hiện.

Để thực hiện phương thức CNOK, doanh nghiệp nên chia người lao động ra thành từng phân tổ (PT) theo công thức dưới đây:

PT ≥ N/C

Trong đó N là số lượng người lao động trong doanh nghiệp và C= 28 ngày là chu kỳ xét nghiệm.

Tiêu chí để chọn người trong mỗi phân tổ là dựa trên mức độ thường xuyên tiếp xúc với nhau hoặc khoảng cách khi làm việc và nghỉ ngơi gần hơn 3 mét.

Bảo vệ, tài xế và những người có mức độ bị lây nhiễm cao nên xếp vào cùng phân tổ gọi là PTHR. Những người còn lại xếp vào những phân tổ có mức độ lây nhiễm bình thường gọi là PTLR.

Mỗi ngày, PTHR sẽ có 2 người được xét nghiệm, chu kỳ lặp lại là 14 ngày. PTLR sẽ có 1 người được xét nghiệm, chu kỳ lặp lại là 28 ngày.

Nếu xét nghiệm với mẫu gộp 2 (mỗi 1 test kit xét nghiệm 2 người), mỗi ngày PTHR sẽ có 4 người, chu kỳ lặp lại là 7 ngày. PTLR sẽ có 2 người được xét nghiệm, chu kỳ lặp lại là 14 ngày.

Ví dụ 1 doanh nghiệp có 350 người lao động:

PT = 350/28 = 12.5 hay 13, có thể chia thành 12 PTLR và 1 PTHR.

Như vậy có 12 PTLR chứa tất cả là 336 người. Còn lại, 1 PTHR chứa 14 người.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp có 2,215 người lao động:

PT = 2,215/28 = 79.1 hay 80, có thể chia thành 78 PTLR và 2 PTHR.

Như vậy có 78 PTLR chứa tất cả là 2,184 người. Một PTHR chứa 15 người và 1 PTHR còn lại chứa 16 người.

Nếu số lượng người trong doanh nghiệp có mức độ lây nhiễm cao, có thể tăng số lượng PTHR và giảm số lượng PTLR.

Chúng tôi đã phát triển phần mềm phục vụ TCOVI Web và ứng dụng trên điện thoại di động TCOVI App có thể giúp tự động làm lịch xét nghiệm và thông báo đến người lao động thời gian xét nghiệm thông qua điện thoại di động. Danh sách người đã được xét nghiệm sẽ được cập nhật tự động lên cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Nếu quan tâm, vui lòng liên hệ qua email: rynanvietnam@gmail.com.

Bởi công thức tính toán rắc rối nên mình không dám viết mà nhờ anh Thanh Mỹ viết. Và rồi chắc mình sẽ post luôn clip hướng dẫn của anh Mỹ luôn?

 

'BÃO CYTOKINE' TẤN CÔNG NHIỀU BỆNH NHÂN TP HCM

Lê Nga, Vnexpress, 14/9/2021

TP HCM- 70% bệnh nhân điều trị ở Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19, Bệnh viện dã chiến số 16, trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, gặp phải "bão cytokine" và chủ yếu là người trẻ.

"Bão cytokine' là một triệu chứng điển hình của bệnh nhân trong đợt dịch này mà các bác sĩ điều trị phải đối mặt", tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, Phụ trách Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến số 16, nói với VnExpress, chiều 14/9.

"Bão cytokine" là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức, giải phóng ồ ạt cytokine gây viêm, khiến các cơ quan nội tạng suy kiệt. Bình thường, người khỏe mạnh khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ phản ứng, cơ thể tiết ra chất cytokine để ức chế virus. Tuy nhiên, một số người tiết ra quá nhiều cytokine, gây ảnh hưởng các phủ tạng. Còn tại sao hệ miễn dịch phản ứng thái quá, hiện y học chưa lý giải được. Hiện tượng này y học gọi là Hội chứng giải phóng cytokine, hay "cơn bão cytokine".

Theo tiến sĩ Sơn, 70% bệnh nhân Covid-19 điều trị tại ICU do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách, mắc hội chứng cytokine, xảy ra ở tất cả độ tuổi song chủ yếu là người trẻ. Bác sĩ đã tiếp nhận điều trị những bệnh nhân 17 tuổi hay 22 tuổi gặp "bão cytokine", khiến cơ thể suy sụp nhanh, nhiều trường hợp không qua khỏi. "Bệnh nhân càng trẻ bao nhiêu, khi gặp cytokine càng nặng bấy nhiêu", theo bác sĩ Sơn.

Hơn 50% bệnh nhân được chuyển đến ICU Bạch Mai cần phải hỗ trợ về thở máy, thở oxy dòng cao, nhiều biện pháp hồi sức khác. Đây là nhóm bệnh nhân thuộc nặng và nguy kịch. So với đợt dịch trước, số lượng bệnh nhân tăng nhiều, kéo theo số ca nặng cũng tăng lên.

Bệnh nhân nặng cơ bản gặp các triệu chứng như suy hô hấp cần hỗ trợ hô hấp ngay, ngoài ra có biểu hiện ở tim mạch, tổn thương thận hoặc các cơ quan khác. Cơ chế chính là virus trực tiếp hay gián tiếp khiến các cơ quan này thiếu oxy dẫn đến tổn thương.

clip_image024

Tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn trao giấy ra viện cho một bệnh nhân 24 tuổi, nặng 130 kg, mắc Covid-19 rất nặng, được cứu sống tại Trung tâm. Ảnh: Thành Dương

Xác định kiểm soát bão cytokine là một trong những biện pháp tối ưu giúp người bệnh nặng thêm cơ hội được cứu sống, ICU Bạch Mai đã tiến hành xét nghiệm chẩn đoán sớm cho 100% bệnh nhân vào trung tâm, để chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị sớm "cơn bão cytokine".

"Kết quả xét nghiệm giúp chẩn đoán xem bệnh nhân có gặp 'bão cytokine' không, nếu mắc cytokine thì đang ở mức độ nào, từ đó các bác sĩ chủ động phác đồ điều trị sớm, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong", bác sĩ Sơn nói và cho biết đây là điểm khác biệt của ICU Bạch Mai trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bác sĩ Sơn nhấn mạnh, về điều trị, có nhiều biện pháp song cơ bản là duy trì sự sống trong giai đoạn có bão cytokine như thở máy, truyền đủ dịch, dùng thuốc, ngoài ra lọc máu hấp thụ, dùng kháng thể đơn dòng... Phác đồ này nhằm giảm bớt nguy cơ, yếu tố độc hại mà cơn bão gây ra cho bệnh nhân.

"Cơn bão cytokine" thường xuất hiện ở tuần đầu và tuần thứ hai phát bệnh. Nếu bệnh nhân được điều trị, may mắn thoát ra khỏi, thì có thể hồi phục sau khoảng hai tuần điều trị.

ICU Bạch Mai đang tổng hợp báo cáo về hiệu quả khi xét nghiệm, điều trị sớm bão cytokine đối với bệnh nhân Covid-19. Hiện các bệnh viện khác cũng chưa có số liệu cụ thể. Song, theo bác sĩ Sơn, phác đồ điều trị cơ bản mang lại hiệu quả, đã có rất nhiều bệnh nhân tránh được cơn bão này và hồi phục.

clip_image026

Các bác sĩ hội chẩn bệnh nhân nặng đang điều trị tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19. Ảnh: Thành Dương

Năm 2020, tình trạng "bão cytokine" xảy ra với bệnh nhân phi công người Anh ("bệnh nhân 91") 43 tuổi, nặng 100 kg, phổi đông đặc gần như hoàn toàn, rối loạn đông máu, can thiệp ECMO... là ca nặng nhất tại Việt Nam trong đợt dịch đầu tiên. Khi ấy, bệnh Covid còn mới mẻ, phác đồ điều trị còn đang được bác sĩ mày mò vừa điều trị vừa cập nhật, thiếu thuốc, chỉ điều trị theo triệu chứng... Bộ Y tế đã phải nhập thuốc chống đông máu từ nước ngoài về để điều trị đông máu cho bệnh nhân 91, tính đến phương án ghép phổi... May mắn, bệnh nhân sau đó hồi phục thần kỳ, về nước.

 

BỤNG ĐÓI ĐẦU GỐI PHẢI BÒ

FB Phan Xuân Trung

Trên một đoạn đường ngắn tôi thấy những người này.

Một anh Tây trắng đứng lặng yên, cầm bảng xin tiền. Anh và mẹ anh ở trọ tại khu Phạm Ngũ Lão. Kẹt dịch, thất nghiệp, đói... chấp nhận che mặt xin ăn.

Một gia đình một mẹ hai con gái nhỏ. Ở nhà không có gì ăn, ra đường ngồi chờ nhà hảo tâm qua lại phát phần ăn.

Một bà lão bất chấp lệnh cấm, ráng đi mót rác kiếm ăn.

clip_image028

clip_image030

clip_image032

NHỮNG CÔNG NHÂN ĐẶC BIỆT (*)

FB Lê Anh Đủ

Đây là những công nhân đặc biệt, bước ra từ một nhà máy đặc biệt, đó là Nhà máy đốt rác Covid đặt tại Bãi rác Đông Thạnh - Hóc Môn. Bãi rác Đông Thạnh nổi tiếng một thời, đã đóng cửa từ lâu nhưng nhà máy thì được mở ra, thường ngày chuyên đốt rác y tế, giờ thêm nhiệm vụ mới.

Chiều 14/9, Vòng Tay Việt - Sài Gòn đã nối một vòng tay mới, là đến tặng quà, tri ân các anh chị em công nhân vệ sinh thuộc Công ty Môi trường đô thị TP.HCM đang làm việc tại Trung tâm trung chuyển rác Gia Định, Nhà máy đốt rác Covid, Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa... các đội vệ sinh đường phố Tân Phú, Bình Tân.

Bao tháng qua, ai giãn cách thì giãn, riêng anh em công nhân lĩnh vực này phải liên tục ngày đêm, tăng ca đôn kíp với những vòng xe không nghỉ, với những nhà máy mở cửa ngày đêm, chạy hết công suất...

Đứng trước cửa Nhà máy đốt rác Covid, Trương Văn Tiến cho biết đã phải gửi vợ con về quê Miền Tây để bớt nỗi lo lây nhiễm từ anh khi hằng ngày phải làm việc trong môi trường vi rút. Anh cùng phần lớn đồng đội ở đây "cắm trại" tại chỗ như một hình thức tự cách ly để bảo vệ gia đình. Họ phân công nhau lo cơm nước theo kiểu có gì ăn nấy. Hết giờ nghỉ thì lao vào công việc để không có "hàng tồn". Khi chưa có dịch, nhà máy chỉ cần 1 đội vận chuyển, lúc dịch bùng, công ty phải tăng cường 4 đội. Mỗi ngày 5 đội gom rác từ các Trung tâm cách ly, Bệnh viện Covid... chuyển về đây khoảng 35 tấn (chưa kể 7 tấn chuyển về Bình Hưng Hòa). Rồi việc gì đến cũng đến, anh em lần lượt bị F0, tổng cộng 58 người. Vì công việc khá đặc thù, nên ai dương tính thì đi cách ly, người còn lại chia nhau xử lý, người nào vừa "âm lại" lập tức quay về xưởng làm...

Tuy nhiên, không phải ai hết dương đều trở lại âm. Tại Công ty Môi trường đô thị đã có người ra đi mãi mãi. Đó là trường hợp anh Nguyễn Phước Vân, sinh năm 1976, tăng cường cho bộ phận thu gom rác Covid khi dịch bùng phát. Như nhiều nạn nhân Covid khác, anh đã vội vã ra đi trong cô độc rồi lặng lẽ trở về trong tro cốt. Hai đứa con anh, một sinh năm 2004, một sinh năm 2019 bỗng chốc trở thành trẻ mồ côi cha. Cả ba mẹ con đều mắc Covid, khi từ bệnh viện dã chiến trở về thì vĩnh viễn không còn thấy anh - trụ cột của gia đình. Ba mẹ con chưa biết phải sống sao đây trong những ngày sắp tới...

Lúc này, tôi thầm ước có nguồn quỹ nào đó có thể hỗ trợ phần nào cho những em bỗng dưng mồ côi trong đại dịch!

Có thể là hình ảnh về 1 người

Có thể là hình ảnh về 1 người

(*) Nhan đề của Văn Việt.

LIỆU CHÚNG TA CÓ THỂ CÙNG NHAU BƯỚC CHẬM LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

FB Nguyễn Ngọc Minh

Một lần, khi đào tạo cho giáo viên trường Ngôi Sao, vào đầu buổi học, tôi có nêu một số câu hỏi và yêu cầu giáo viên thảo luận như thường lệ. Tôi gọi một cô giáo chia sẻ ý kiến, nhưng phía bên kia chỉ thấy một ô đen im lìm. Camera không bật, và không có một âm thanh nào đáp lại. Lúc đó, tôi đã nghĩ là cô không có mặt trước màn hình, và theo qui định, tôi buộc phải mời cô rời khỏi lớp. Sau buổi học, tôi yêu cầu các giáo viên phản hồi về buổi học bằng google form, và cô giáo nói lúc đó cô đang bật micro, nhưng bị trục trặc, nên không kịp trả lời thì đã bị mời ra khỏi lớp mất rồi.

Một lần khác, trong hội thảo Dạy văn sáng tạo vào lúc 5 giờ sáng Chủ nhật, tôi mời bác Bình phát biểu. Bác đã hơn 70 tuổi, về hưu, nhưng vẫn rất tha thiết muốn được tham dự chương trình, và nhờ tôi cho ID của Zoom. Nhưng tôi đợi mãi mà cũng không thấy ai trả lời. Sau buổi đó, bác nhắn tin cho tôi, nói mong cô thông cảm, tôi đang ở chung với con cái cháu chắt, và không tiện trả lời cô.

Một lần khác nữa, tôi đi coi thi kết thúc học phần cho sinh viên ở trường Đại học. Một em sinh viên cứ loay hoay mãi mà không nộp được bài lên hệ thống. Em hoảng hốt và gần như tuyệt vọng vì không nộp bài được có nghĩa là có thể phải bị tính điểm 0, thi lại hoặc học lại. Trong lúc kiên nhẫn chờ em nộp bài, tôi nghe thấy vang lên đủ thứ tiếng gà gáy, chó sủa, mèo kêu vọng lên từ khắp các ô vuông vuông đen đen. Những âm thanh đặc biệt đó giúp tôi hiểu rằng, trong số các sinh viên của tôi, không phải ai cũng có máy tính tốc độ cao, điện thoại xịn, có phòng học riêng và có điều kiện chỉ để tập trung hoàn toàn vào việc học.

Những sự cố đó luôn nhắc tôi nhớ rằng, phía sau những cái ô đen đen, hỏi không nói, gọi không thưa đó là những con người. Họ có thể đang bất lực với một đường truyền trục trặc. Họ có thể đang ngồi đó, với đứa con bé đu bên cạnh, đứa con lớn đang nghịch loạn trong nhà. Họ có thể đang vừa học, vừa phải tranh thủ lau nhà, nấu cơm, soạn bài, hoặc thậm chí đang phải dỏng tai nghe một cuộc họp khác. Hoàn cảnh thực tế đã khiến cho mọi người trong chúng ta đều phải trở nên đa nhiệm và thiếu chuyên nghiệp, khi ta vẫn cứ phải hoàn thành tất cả các công việc theo cách chuyên nghiệp nhất, trong một không gian làm việc lại vô cùng thiếu chuyên nghiệp, và với những qui trình làm việc liên tục bị thay đổi.

Nhưng môi trường giao tiếp online, với cái màn hình chắn trước mặt lại rất dễ khiến tất cả chúng ta trở nên vô cảm. Lòng trắc ẩn và tính nhân văn của giáo dục lại rất dễ bị mất mát khi ta không nhìn thấy trước mặt một con người bằng xương bằng thịt. Làm sao có thể cảm nhận về một con người, khi trước mặt chúng ta chỉ là một cái máy. Làm sao có thể hiểu thấu được quá trình khi chúng ta chỉ đang gặp gỡ nhau ở một thời điểm. Làm sao có thể truyền đạt được cảm xúc, khi ta chỉ được phép bấm một trong vài cái nút đơn giản.

Đó là một thách thức vô cùng to lớn cho tất cả chúng ta.

Những ngày này, 20 triệu học sinh cả nước đang bước vào năm học mới, và rất nhiều trong số đó đang phải ngồi trước màn hình. Và phía bên kia màn hình, là rất nhiều thầy cô giáo đang phải thức trắng đêm để soạn bài, chấm bài, để tìm tòi thêm những công cụ dạy học mới để đến gần với HS của mình hơn. Là một giáo viên nên tôi hiểu rõ, để có thể dạy được 2 tiếng online, mỗi giáo viên phải bỏ ra ít nhất 4 tiếng trước đó cho việc soạn bài, và tầm 1-2 tiếng sau đó cho việc chấm bài, thu thập phản hồi của học sinh, trả lời vô vàn thắc mắc, trao đổi từ học sinh và phụ huynh, tới mức, suốt một thời gian dài, tôi sợ hãi việc mở mail, facebook, zalo. Để sinh viên có thể tự học được nhiều nhất có thể, tôi lại phải hệ thống hóa, cô đọng lại tất cả những tài liệu cần thiết nhất và đưa ra hướng dẫn cụ thể. Để làm chủ được một phần mềm nào đó, tôi cũng thường mất rất nhiều thời gian để học hỏi qua rất nhiều kênh khác nhau, rồi sau đó phải tự làm, chấp nhận thử và sai. Vừa dạy, tôi lại phải vừa đọc thêm rất nhiều các tài liệu lý thuyết về dạy học online, dạy học kết hợp. Tài liệu trong nước chưa đủ, lại phải mày mò tìm thêm các tài liệu từ nước ngoài để hiểu được những cơ chế tâm lý học của việc dạy và học online để bố trí lại các nội dung dạy học, quyết định xem phần nào sinh viên có thể tự làm ở nhà, phần nào cần có sự thảo luận trực tiếp trên lớp, phần nào cần trực quan hóa… Những công việc đó luôn tốn rất nhiều thời gian, mà không bao giờ được tính toán trong các phần mềm quản lý đào tạo.

Và phía sau màn hình là rất nhiều gia đình đang luống cuống vì không thể nào xử lí được những luồng thông tin khổng lồ đang dội đến từ bốn phía, từ công việc, từ trường lớp của con. Trên thực tế, các phụ huynh đang vừa phải thích ứng với môi trường làm việc mới của họ, vừa phải tìm mọi cách để thích ứng với những qui định liên tục thay đổi từ các nhà trường, vừa trở thành nô lệ của một loạt các phần mềm mới, quản lý họ từ tiêm chủng, bảo hiểm đến mua sắm, vận chuyển… Chúng ta đều giống như những người vốn quen với việc bước chân trên mặt đất, thì nay, đất bỗng nhiên rung chuyển, và mở mắt ra chúng ta đã thấy mình bị ném xuống nước từ bao giờ. Và chúng ta đang phải tự học cách bơi. Với những gia đình đông con như tôi, thì các phụ huynh thường cùng một lúc phải quản lý tầm hơn 10 nhóm zalo, chưa kể các group facebook và các cuộc gọi hay tin nhắn khẩn cấp khác, liên quan đến việc học của con. Chưa kể, chúng ta còn phải làm quen với khoảng hơn 10 phần mềm dạy học khác nhau, và mỗi phần mềm lại có một luật chơi riêng, mà riêng việc nhớ được link hay password của chúng đã là một thách thức.

Phía sau màn hình, những đứa trẻ đang phải vật lộn với một môi trường mới, với rất nhiều thách thức, cũng hệt như bị ném xuống nước mà chưa được trang bị đủ kĩ năng bơi lội. Chỉ cần mở máy tính của một đứa trẻ tuổi teen, các phụ huynh sẽ giật bắn cả mình vì sự bành trướng kinh khủng của game, video nhảm nhí, các trang web sex và ngôn ngữ không thể tưởng tượng nổi của bọn trẻ con thời nay. Con cái chúng ta đang bị bám đuổi bởi vô vàn các quảng cáo, bị mời gọi tham gia vào rất nhiều những hội nhóm mà bản thân chúng cũng chưa hiểu rõ đứng sau những hội nhóm đó là những thế lực nào. Giống như một con mồi ngây thơ bị săn lùng từ tứ phía, chúng rất dễ sa ngã vào những cạm bẫy thông tin của những kẻ săn mồi giấu mặt, cái sẽ có thể kéo tuột chúng vào một vòng xoáy của những giá trị ảo và sẽ có thể để lại những tổn thương vĩnh viễn lên nhận thức, tâm lý, giá trị sống và quan hệ xã hội của chúng. Con cái chúng ta đang thực sự phải đối mặt với một thế giới rất nhiều rủi ro.

Và phía sau màn hình là những đứa trẻ đã phải ngồi trước màn hình gần hết một năm học, không được bước chân ra ngoài đến cả tháng, không được chơi thể thao hay gặp gỡ bạn bè, không được ngắm nhìn những hàng cây đang ngày một xanh hơn, thậm chí chẳng biết rằng mùa thu đã tới.

Trong những ngày này, guồng quay giáo dục đang vận hành, ngày càng hối hả hơn, khốc liệt hơn. Áp lực về thành tích, điểm số đang buộc tất cả chúng ta phải học, phải học và phải học. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng lo lắng. Liệu chúng ta có thể đi chậm lại một chút được không? Liệu có thể giảm bớt các môn học không cần thiết vào thời điểm này được không? Liệu có thể giảm bớt thời lượng học sinh và cả giáo viên phải ngồi trước màn hình được không? Liệu có thể chấp nhận phá khung chương trình, hi sinh tiến độ chương trình, hi sinh điểm số để các phụ huynh và thầy cô chúng ta cùng nhau nhìn lại điều gì thực sự quan trọng với con cái mình, học sinh của mình được hay không? Và liệu có thể có cách nào đấy để chúng ta lắng nghe được những mệt mỏi, lo âu, những loay hoay, khúc mắc của người kia, những con người đang chỉ hiện lên trước mặt chúng ta qua một avatar nhỏ xíu trên màn hình, hay thậm chí chỉ qua một cái ô đen đen bất động hỏi không nói gọi không thưa hay không? Liệu chúng ta có thể cùng nhau nhìn vào thực tế, hiểu rõ những khó khăn của hoàn cảnh, xác định những giá trị ưu tiên, và cùng nhau buông bỏ bớt mục tiêu, kì vọng, để chỉ tập trung vào những thứ thực sự quan trọng được hay không? Liệu có cách nào để ta có thể dạy cho con em mình, qua màn hình vô cảm ấy, những bài học cốt lõi nhất trong cuộc sống, bài học về lòng biết ơn, sự khiêm nhường, bài học về cách sống sao cho có ý nghĩa?

Liệu chúng ta có thể cùng nhau bước chậm lại được không?

PS: Cháu xin phép được public tin nhắn của bác Bình, mong sao mọi người có thể thấu hiểu nhau hơn khi phải làm việc online.

clip_image034

VĨNH LỘC NHỮNG BƯỚC CHÂN

FB Nguyen Quoc Duy

Ố…À…

Thứ 7, ngày 11.9, ACE chúng tôi theo chân Cha Thái, anh Dương, anh Tiến, anh Cường, Anh Hải và các anh em khác trong “nhóm vận chuyển” của Giáo họ Vĩnh Lộc A,B đến với những khu dân cư nghèo tại vùng ngoại ô của…ngoại ô của…huyện Bình Chánh. Họ là những người nhập cư từ nhiều vùng miền khác nhau đến đây, người Miên có, Khơ Me có, miền Bắc có, miền Trung có, miền Tây có … đủ hết cả những nét riêng có của vùng miền; nhưng tất cả đều có chung 1 điểm: nghèo khó, phần đông kiếm sống bằng nghề ve chai, đốt dây đồng, trồng rau và công nhân thất nghiệp lúc dịch … Ố … À…

Vùng này trước đây ít tuần là vùng có số ca nhiễm khá cao, phải áp dụng hình thức ngăn chặn lây lan. Vết tích còn lại chúng tôi tận mắt nhìn thấy là đây đó bị ngăn cách bằng những tấm tôn đóng cố định, bít hoàn toàn lối đi. Bên “ni” và bên “tê” là hổng thấy nhau đâu nha. Muốn tiếp tế cho nhau, họ “chơi” món thể thao tung-chụp: tung qua vách ngăn và chụp (dĩ nhiên vẫn đảm bảo phòng hộ an toàn). Không đủ tình thương, không đủ teamwork, thì hổng chơi trò tung-chụp này ngon lành đâu nghen! … Ố…À…

Tại một điểm dừng trước một rào chắn bằng tôn cố định bít bùng, phía bên này là vũng nước lai láng: chúng tôi nhờ cánh cửa căn nhà sát bên để chuyển nhu yếu phẩm và vật dụng phòng hộ vào bên trong. Nhìn qua cánh cửa, một vũng nước khác rộng hơn, sâu hơn, lai láng nằm ngay sát bên kia rào chắn. Chèn ơi, cái khó mà cũng đồng bộ trong ngoài vầy luôn! … Ố…À…

Kết hợp với các phần quà nhu yếu phẩm từ chương trình “Sống để yêu thương”, Cha Thái đã thu xếp để có thêm rau củ cho bà con. Cha kể rằng có một số hộ trước đây mưu sinh bằng ruộng rau muống, nay dịch, bán không được nên cũng rơi vào cảnh khó. Thế nhưng, điều đó không ngăn cản được tấm lòng tương thân tương ái của họ, họ chuyển rau đến Cha để có thể chia sẻ đến những hộ cần được giúp. Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát, lá nát đùm …lá tả tơi là đây chứ đâu xa. Quý lắm thay! Mắt chữ O, miệng chữ A… chứ hổng phải Ố…À… nữa đâu nghen! Chúng tôi được học từ họ!

Hơn một buổi đồng hành trên chiếc xe ba gác máy cùng Cha Thái đến các điểm ốc đảo giáp ranh với rừng tràm, ACE chúng tôi cảm nhận được đức hy sinh và lòng thương mến không từ ngữ nào lột tả được của ACE cộng tác tại địa phương. Trong sự lặng lẽ, bằng sự nhiệt thành và chan hoà, họ đã trực tiếp mang đến không những là bữa ăn, mà còn là trợ thêm tinh thần để bà con phần nào vững tâm, từng ngày từng giờ cố gắng vượt qua những ngày khó. Rủi ro luôn chực chờ, nhưng trong ánh mắt và giọng nói của họ, chúng tôi cảm nhận một tinh thần phục vụ không có giới hạn và luôn dồi dào năng lượng. Thật sự cảm kích và nể phục các ACE cộng sự, anh Dương, anh Tiến, anh Cường, anh Hải, anh Dũng.

Chúng tôi được học từ các anh!

Vậy là trong Phần 5 của chương trình SĐYT, đến nay 1,200 phần quà nhu yếu phẩm đã được chuyển đến khu vực Vĩnh Lộc A, B này. Tuy vậy, chúng tôi nhận định số lượng này chỉ như bọt muối bỏ biển. Chữ khó, chữ đói vẫn còn hiện hữu dọc trên cung đường chúng tôi đi qua.

BÌNH AN - hai chữ nghe rất gọn nhẹ, nhưng lắm khi khó mà có được. Hãy cùng cầu chúc nhau luôn BÌNH AN!!

11.9.2021 - SĐYT5.

clip_image036

clip_image038

clip_image040

clip_image042

clip_image044

NHẬT KÝ TUYẾN ĐẦU: TÌNH MẪU TỬ

TGP Sài Gòn, 13/09/2021

clip_image046

TGPSG -- Là một tình nguyện viên ngay từ những ngày đầu tại phòng ICU của một bệnh viện dã chiến, tôi chứng kiến và đếm được trên dưới mười thai phụ bị nhiễm Covid đang được điều trị tại đây...

Tình Mẹ mãi là đề tài muôn thưở của nhân loại, là đại dương tình thương mênh mông sâu lắng khiến ai cũng nặng lòng khi nghĩ về, là “thế giới nhiệm mầu” khó ai thấu hiểu tỏ tường hay đo lường bằng đơn vị…

Biết bao bài thơ, câu ca, điệu hát về Mẹ đã, đang và sẽ mãi được sáng tác và ngân vang. Nhiều người thầm trộm nghĩ rằng: Hiện nay, trên thế giới có gần tám tỉ người chắc có lẽ sẽ có hơn tám tỉ ca khúc viết về Mẹ. Đó là những ca khúc được viết, cả trên giấy và trong lòng, mang đậm dấu ấn thiêng liêng và rất riêng mà họ muốn thể hiện về người Mẹ của mình…

Là một tình nguyện viên ngay từ những ngày đầu tại phòng ICU của một bệnh viện dã chiến, tôi chứng kiến và đếm được trên dưới mười thai phụ bị nhiễm Covid đang được điều trị tại đây. Với tác động dữ dội của virus Corona, cộng thêm nỗi lắng lo cho thai nhi, đã làm cho họ trở nên những người phụ nữ “chân yếu tay mềm” theo đúng nghĩa đen của cụm từ này.

Đã gần hai tháng nằm trên giường bệnh, chị T (một thai phụ tại đây) mỗi ngày cố giành lấy sự sống vì muốn các con được chào đời bình yên. Nơi chị, sức mạnh của tình mẫu tử đã luôn được đẩy cao, như thể đang vang vọng từng lời của câu ca dao:

Mẹ cha gánh vác hy sinh,

Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

Là một nữ tu Công giáo, mỗi lúc lặng yên bên giường bệnh của chị, tôi chỉ biết nắm tay chị và nguyện cầu cho mẹ con chị. Tôi muốn la lên thật to, không phải do bức bối của bộ đồ bảo hộ, nhưng là sự ngột ngạt của trái tim, để cố nài xin Chúa: “Lạy Chúa, xin thương cứu giúp chúng con!”

Hòa trong dòng lệ, nhìn người thai phụ chỉ canh cánh nỗi niềm lo cho con mà chẳng quản thân mình, tôi chợt gẫm ra chắc Chúa cũng đang đau lòng, lắng lo và ủ ấp ta “như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh” (Lc 13,34). Nghĩ về tình mẫu tử để gẫm suy Tình Chúa: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hi sinh  tính mạng vì người mình yêu”(Ga 15, 13).

Đó cũng là tâm tình, mà có lúc tôi cầu mong một ngày nào đó chị tỉnh dậy, tôi sẽ chỉ cho chị thấy tổ chim đang làm tổ bên cửa sổ cạnh giường chị. Chị cũng như tổ chim kia đang ấp ủ trong lòng hai thai nhi. Bởi đó, “Chị ơi, hãy cố gắng thở vì con, chị nhé!”

***

Cũng có lúc thăm chị, tôi lại thử đặt mình vào tâm thế của một trong hai sinh linh bé nhỏ trong bụng chị để gởi chị đôi lời tâm sự…

 

TÂM SỰ MỘT HÀI NHI

Bệnh viện Dã Chiến, ngày 8 tháng 9 năm 2021

Mẹ yêu quý của con,

Từ trong lồng kính, con âm thầm gửi Mẹ yêu của con.

clip_image048

Mẹ ơi! Những tháng ngày tựu thai trong lòng Mẹ, anh em con đã rất hạnh phúc. Chúng con được tự do vẫy vùng trong bụng Mẹ, được mẹ cung cấp dinh dưỡng liên hồi, và an toàn lớn lên mỗi một ngày. Anh em con cũng hòa thuận và nhường nhịn nhau lắm Mẹ ạ. Mỗi khi nghe tiếng Ba Mẹ bàn nhau để chuẩn bị cho ngày chào đời của chúng con, chúng con rộn ràng lắm. Nơi cung lòng yên bình ấy, chúng con như cảm được niềm mong đợi của Ba Mẹ như lời ca Mẹ vẫn âm thầm hát cho chúng con nghe: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời. Ấp trong đáy lòng của hai hài nhi đang lớn dần”...

Thế rồi, Mẹ ơi, dường như đang có chuyện gì xảy đến với Mẹ? Mấy tuần nay, con nghe nhiều tiếng còi xe cứu thương vang liên hồi; không còn nghe thấy tiếng Ba thầm thì bên con, thay vào đó là tiếng rì rào của bao người xa lạ;…

Con đã nghe tiếng ai đó hỏi Mẹ: “Chị ơi, sao chị không uống thuốc?” Mẹ đã đáp lại không chút đắn đo: “Tôi không dám dùng thuốc sợ để lại những di chứng đáng tiếc cho các con”. Ôi, vì chúng con, Mẹ đã hy sinh thật nhiều, bởi con đã nghe thấy tiếng tim Mẹ đang thổn thức, tiếng nấc đến nghẹn lòng trong đêm khuya, và những cơn ho như ngày càng dày hơn… Mẹ đau vậy mà vẫn còn nói với chúng con: “Mẹ con ta cùng cố gắng nhé các con!”

Dẫu Mẹ muốn chúng con an lòng, nhưng làm sao con không lo lắng cho Mẹ được. Một chập sau đó, sự thinh lặng bao trùm cùng với ngững tiếng thở dồn dập của Mẹ. Rồi những tiếp bíp bíp bíp vang lên đều đặn. Con chỉ biết co mình lại và nằm im thin thít xem điều gì xảy ra. Ít ngày sau, có vật gì sắc nhọn đưa hai anh em chúng con rời khỏi bào thai của Mẹ.

Khẽ mở đôi mắt nhìn thế giới, luồng ánh sáng cùng những khí trời làm con choáng ngợp. Con đã khóc ré lên. Giãy giụa trên đôi tay của ai đó, con nhận thấy chung quanh con là những người mặc áo trắng, áo xanh… Họ lại đang thầm thì với nhau: “Thương con bé quá! Nó chỉ có 700 gram mà thôi!”

Mẹ ơi, Mẹ ở đâu? Nhìn khắp một vòng với ánh sáng còn lờ mờ của căn phòng, như linh cảm mách bảo, con nghĩ ngay rằng người phụ nữ đang nằm bất động kia chính là Mẹ. Con đã khóc thật to để Mẹ có thể nhìn con, nhưng Mẹ vẫn nằm yên đó trong tiếng thở rất mạnh cùng với những dây nhợ đầy mình. Những người áo trắng đưa con đến một nơi khác, trong một căn buồng nhỏ bằng kính. Ở đó con gặp một số bạn nhỏ như con. Con vẫn khóc, thương nhớ Mẹ và nhớ cung lòng yên bình!

Mẹ yêu!

Là một hài nhi con chỉ biết  khóc Mẹ à.

Con khóc vì cảm nhận được tình yêu bao la mà Thiên Chúa đã thương ban cho con, bởi trong tình yêu của Ba Mẹ, con được làm người. Được ấp ủ trong lòng Mẹ hai mươi bảy tuần, lòng Mẹ là cả một khung trời ấm êm của anh và con. Mỗi một ngày là một sự biến chuyển đến lạ lùng mà Thiên Chúa dành cho con. Từ một dấu chấm thật nhỏ bé của phôi thai, qua sự yêu thương chăm sóc của Mẹ và Ba, các tế bào trong con phát triển và dần hoàn thiện. Sơi dây rốn chính là dây nối kết con với Mẹ. Dinh dưỡng, máu huyết và bao buồn vui của Mẹ đã cho con một cơ thể hoàn chỉnh - cả thân xác và những cảm thụ của tâm hồn. Cung lòng Mẹ là cả một thế giới mênh mông, diệu kì đến huyền nhiệm.

Con đã khóc, tiếng khóc của niềm vui bởi con có một người Mẹ tuyệt vời, can đảm và kiên cường. Mẹ cho con một cảm nghiệm: “sức mạnh của một người mẹ thật phi thường khi nghĩ về những người con”.

Tiếng khóc của lời cám ơn những cô chú áo trắng, áo xanh đã thay mẹ chăm sóc cho con những ngày nơi đây.

Cám ơn Chúa, cám ơn Ba Mẹ, cám ơn cuộc đời!

Mẹ ơi! Hãy cố gắng thở vì con Mẹ nhé!

Con sẽ cầu nguyện thật nhiều cho Ba Mẹ.

Kính thư,

Con gái của mẹ!

***

Lạy Chúa, “cho con làm người, bàn tay cha nâng đỡ chở che; cho con vào đời, mẹ thương yêu dạy con bước đi; cho con thắm nụ cười, cho con lớn thành người, ôi, tình mẹ cha qua bao la, ôi tình thương Chúa tựa biển xa…”

Cám ơn Chúa đặt để bên con hình bóng cha mẹ thật cụ thể và sống động để con dễ dàng có được những cảm nghiệm về tình thương của Cha trên trời.

Cám ơn Chúa cho con một mái nhà yên bình, đầy niềm vui và hạnh phúc của tình thân anh chị em để con nghĩ về ngôi nhà Nước Trời mai sau, nơi có toàn thể anh chị em Dân Chúa .

Và trên hết, con cám ơn Chúa cho con có một người Mẹ tuyệt vời trên mọi người mẹ, chính là Mẹ Maria. Như sợi dây rốn của thai mẹ truyền bao khí huyết và vui buồn cho thai nhi, tràng chuỗi Mân Côi chính là sợi dây nối kết con với Mẹ. Nhìn lại lịch sử bao thăng trầm của Giáo Hội, nhờ khí cụ kinh Mân Côi, Mẹ đã giải thoát con cái Mẹ khỏi mọi thế lực của thù địch.

Giờ đây, Mẹ ơi! Trong ngày lễ kính Mẹ hôm nay, xin dâng lên Mẹ những lời kinh Mân Côi đang vang lên nơi những mái nhà, trong những tâm hồn như món quà dâng Mẹ trong ngày Sinh Nhật Mẹ để xin vòng tay nhân ái của Mẹ chở che chúng con những tháng ngày,và xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa giải thoát chúng con khỏi mọi hình  thức của đại dịch.

Kính Mừng Maria....

Bệnh viện Dã Chiến, ngày 8-9-2021

Mừng kính Sinh Nhật Mẹ,

Nt. Marie Đoàn Tuyết, SPC.

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Một người học online, cả nhà nói thầm

clip_image050

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Khi các món đồ lần lượt trở nên thiết yếu

clip_image052

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Người có thẻ vàng, người có thẻ xanh

clip_image054