Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (37)

KÊU GỌI GIÚP ĐỠ SUẤT ĂN QUA SONDE CHO BỆNH NHÂN COVID NẶNG TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC BV BẠCH MAI TẠI SÀI GÒN

FB Bs. Nguyễn Quang Bảy

Sáng nay giao ban trực tuyến với Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân Covid Bạch Mai tại Sài Gòn. Được biết trong đêm qua đã có 37 bệnh nhân nặng nhập viện, và dự kiến trong 1 tuần bệnh viện sẽ đầy bệnh nhân. Nói chung bệnh viện thiếu rất nhiều, từ đồ bảo hộ, vật tư thiết bị y tế, thuốc, máy tính… Giao ban xong ra về gặp TS Thu – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Thu tâm sự “Anh ơi, toàn bệnh nhân nặng phải ăn qua sonde mà bây giờ không mua được đồ ăn cho bệnh nhân”. Lòng mình trĩu nặng, vì là bác sỹ Nội tiết nên rất hiểu dinh dưỡng tốt là yếu tố sống còn giúp bệnh nhân nhiễm trùng nặng có cơ hội hồi phục, nhất là những người đã đến Bệnh viện tầng 5 thì đã trải qua thời gian mắc Covid dài, nhiều bệnh nền, suy kiệt. Thu bảo “Anh có kêu gọi được ai hỗ trợ suất ăn cho bệnh nhân thì tốt quá. Họ có thể mua đồ ăn được chế biến sẵn hoặc sản phẩm dinh dưỡng, rồi gửi đến Trung tâm Hồi sức tích cực chúng em. Đừng gửi tiền vì thủ tục mua rất phức tạp”

Các bạn, nếu giúp được cho bệnh nhân, xin liên hệ TS Nghiêm Nguyệt Thu – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, BV Bạch Mai. ĐT: 0912908521.

Xin đa tạ.

KHÔNG THỂ DÙNG TIN GIẢ ĐỂ KHUYẾN KHÍCH DÂN TIÊM SINOPHARM

FB Dũng Hoàng

Theo trang FB Phú Mỹ Thanh Niên (https://www.facebook.com/permalink.php...) thì quận 7 đã phổ biến cho người dân một phiếu đăng ký tiêm vaccine Sinopharm, trong đó ghi rõ TP HCM đã tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm cho 2.852.194 người.

Thông tin này nhanh chóng bị cư dân mạng (https://www.facebook.com/webkiemtin/posts/386795969465739) khẳng định là giả vì theo Cổng thông tin Bộ Y tế, Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, CDC Tp.HCM, thì "đến trước ngày 10/8, Tp.HCM chỉ được sử dụng vaccine Vero Cell nằm trong số 19.000 liều được Bộ Y tế phân bổ (thuộc 500.000 liều do Trung Quốc tài trợ)".

Vậy thì con số 2.852.194 người ở đâu ra? Đó chính là số người ở TP HCM được tiêm vaccine phòng chống COVID-19 từ đợt 5 đến hết ngày 10-8 nói chung chứ không phải tính riêng Sinopharm (xem https://tuoitre.vn/duoc-cap-them-vac-xin-tp-hcm-tang-toc...).

Thông tin sai thì đã đành. Nhưng lần này là của cơ quan chính quyền cấp quận. Vì sao? Vì "lỗi thằng đánh máy"? Hay vì quá hăng hái quảng cáo cho Sinopharm, nhất là sau khi Chủ tịch quận 7 Hoàng Minh Tuấn Anh ký văn bản "Tuyên truyền, vận động nhân dân tiêm vaccine Vero Cell"?

Nhà nước đã khẳng định nhiều lần việc tiêm vaccine loại nào là quyền lựa chọn của người dân và thông tin về vaccine phải minh bạch. Thông tin về số lượng người tiêm Sinopharm thất thiệt đến như thế, về mặt khách quan là làm xói mòn thêm niềm tin của nhân dân vào vaccine Sinopharm, vốn đã rất rất thấp.

Bổ sung: Trang FB Phú Mỹ Thanh Niên đã khóa bài (18g15, 12/8/2021)

image

 

clip_image004

clip_image006

KHU VỰC NÀO Ở TP.HCM CÓ NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC TIÊM VACCINE COVID-19?

Như Ý và Phương Mai - Zingnews, 12/8/2021

Từ 8/3 đến 13/7, TP.HCM được phân bổ hơn 4,1 triệu liều vaccine Covid-19. Đến nay, số lượng người được tiêm chủng là gần 3,9 triệu.

clip_image008

clip_image010

clip_image012

clip_image014

BIỆT ĐỘI VẬN CHUYỂN CẤP CỨU (*)

FB Nguyễn Tuấn Khởi

Xin chào... Biệt đội vận chuyển cấp cứu F0, F1 người già mắc bệnh mãn tính miễn phí đã sẵn sàng... hiện chúng tôi ưu tiên hoạt động về đêm từ 17h đến sáng để dành time hỗ trợ các bệnh viện thu dung... đây là 1 hoạt động nối dài của Dự án Bệnh Viện Tại Nhà... chúng tôi còn đang đợi 1 xe Ford 16 chổ cải tiến phục vụ vừa chở người vừa chở thuốc men thực phẩm của Foodbank đến các điểm khó khăn... khả năng xe sẽ về trong ít ngày tới... để được hỗ trợ xin vui lòng gọi em Lưu Nguyễn Văn 0941222273 hoặc Khởi kute 0934119383...ưu tiên nhắn Zalo... xin trân trọng cảm ơn... (xe phục vụ trước mắt tại Sài Gòn).

clip_image016

clip_image018

CHỦNG MỚI LAMBDA CÓ ĐÁNG NGẠI?

Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức

Lambda, chủng nCoV lần đầu phát hiện ở Nam Mỹ vào năm ngoái, ngày càng xuất hiện nhiều tại Mỹ. Giải mã gene phát hiện 1.060 ca nhiễm chủng Lambda ở Mỹ cho đến nay, theo sáng kiến chia sẻ dữ liệu GISAID.

Dù con số này tương đối nhỏ so với số ca nhiễm chủng Delta, nhiều chuyên gia vẫn cảnh giác với biến chủng này. "Tôi nghĩ bất kỳ khi nào một biến chủng được xác định và cho thấy khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, bạn đều phải lo lắng", tiến sĩ Gregory Poland, giám đốc Nhóm Nghiên cứu Vaccine tại trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận Mayo Clinic ở Mỹ, nói.

"Biến chủng đang phát sinh mỗi ngày. Câu hỏi đặt ra là liệu những đột biến có mang lại lợi thế cho virus để gây bất lợi cho con người hay không? Với Lambda, câu trả lời là có", ông nói thêm.

Khoảng 29 quốc gia đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Lambda. Chủng nCoV này lần đầu xuất hiện ở Peru vào tháng 12 năm ngoái và được cho có khả năng lây lan chậm. Nhưng sau đó, nó đã tăng tốc và chiếm tới 90% tổng số ca nhiễm ở đây.

Adam Taylor, nhà nghiên cứu về virus mới nổi tại Viện Y tế Menzies thuộc Đại học Griffith ở Queensland, Australia, cho biết nhiều cơ quan đang theo dõi biến chủng Lambda.

"Bằng chứng dịch tễ học đang được tập hợp để biết chính xác về mối đe dọa của Lambda, do đó trong giai đoạn này, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu các đột biến của nó ảnh hưởng như thế nào tới tốc độ lây nhiễm, khả năng né vaccine và gây bệnh nặng", Taylor cho biết trong bài đăng trên The Conversation.

Taylor nói thêm bằng chứng sơ bộ cho thấy Lambda có thể xâm nhập tế bào con người dễ dàng và né hệ miễn dịch tốt hơn đôi chút, nhưng vaccine vẫn có hiệu quả đối với chủng này. Tuy nhiên, hiện chưa rõ những đột biến có khiến Lambda trở thành chủng virus đáng lo ngại hơn hay không.

"Dữ liệu sơ bộ về protein gai của Lambda cho thấy nó làm tăng tính lây nhiễm, đồng nghĩa có thể dễ dàng nhiễm bệnh cho tế bào hơn chủng gốc xuất hiện ở Vũ Hán, cũng như hai chủng Alpha và Gamma", ông nói.

Taylor thêm rằng hiện còn quá sớm để xác định liệu chủng Lambda có gây bệnh nặng hơn hoặc tăng nguy cơ tử vong hay không.

Một thông tin khá tích cực là dù Lambda đã xuất hiện ở Mỹ vài tháng, số ca nhiễm còn tương đối thấp, theo tiến sĩ Preeti Malani của Đại học Michigan.

"Thật may khi các nghiên cứu cho thấy những loại vaccine hiện có vẫn giúp bảo vệ con người. Chúng ta đã rút ra được một điều trong đại dịch là mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng, do đó việc kiểm soát Covid-19 nhìn chung sẽ giúp kiểm soát Lambda", Malani nói.

Biến thể Delta có thể là một lời cảnh báo sớm cho tác động của sự ngần ngại vaccine và triển khai tiêm chủng chậm chạp. Với tỷ lệ lây nhiễm cao và gây nguy cơ bệnh nặng, tử vong cao, biến chủng đã gây ra đợt bùng phát mạnh ở Ấn Độ.

Khi nCoV truyền từ người sang người, nó sẽ biến đổi một chút giống như các loại virus khác, theo Poland. Những thay đổi hoặc đột biến có thể vô hại hoặc cũng có thể là cơ hội để chủng mới gia tăng tốc độ lây nhiễm và trở nên nguy hiểm hơn.

Tiêm chủng sẽ giúp giảm cơ hội tạo đột biến, bao gồm sự xuất hiện của chủng có khả năng tránh né kháng thể. "Chúng ta sẽ tiếp tục thấy ngày càng nhiều biến chủng xuất hiện và cuối cùng một trong số đó sẽ học được cách tránh hệ thống miễn dịch do vaccine tạo ra", Poland cảnh báo. "Nếu điều đó trở thành sự thật, chúng ta sẽ trở lại vạch xuất phát".

Tiến sĩ Malani cho biết con người sẽ ghi nhận thêm nhiều chủng nCoV khác cho tới khi tốc độ lây lan của Covid-19 thực sự chậm lại. "Cách duy nhất là tiêm vaccine rộng rãi để kiểm soát lây lan và ngăn đột biến. Đây là cuộc đua giữa tiêm chủng vaccine và sự phát triển của chủng mới", ông nói.

BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG ĐƠN VỊ TIÊN PHONG TRIỂN KHAI XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ SAU KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Bệnh Viện Chợ Rẫy

Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa vào quy trình xét nghiệm định lượng kháng thể, xét nghiệm nhằm phục vụ công tác điều trị COVID-19 cũng như hỗ trợ người dân khi có nhu cầu.

Để thực hiện xét nghiệm này, TS BS Trần Thành Vinh - Trưởng khoa Sinh hóa Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện nay để định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, khoa Sinh hóa sẽ sử dụng phương pháp định lượng kháng thể kết hợp. Phương pháp này áp dụng cho nhóm đối tượng có nhu cầu xét nghiệm để biết được cơ thể có kháng thể hay không và nếu có sẽ đạt được nồng độ bao nhiêu sau khi tiêm vắc xin, từ kết quả đó sẽ đánh giá lại khả năng đáp ứng của cơ thể đối với vấn đề tiêm vắc xin. Bên cạnh đó, phương pháp này còn áp dụng thêm cho nhóm đối tượng được bác sĩ chỉ định hay có yêu cầu xét nghiệm khi chẩn đoán nghi ngờ bị nhiễm hay đã bị nhiễm COVID-19, kết quả sẽ hỗ trợ chẩn đoán xem cơ thể có kháng thể nhiều hay ít và qua đó biết được đáp ứng sinh kháng thể của người bệnh.

TS BS Trần Thành Vinh còn cho biết thêm, thời điểm thích hợp để làm xét nghiệm định lượng kháng thể sau khi với người sau khi tiêm mũi 2. Thời gian thực hiện xét nghiệm đến khi người bệnh nhận được kết quả khoảng 60 phút. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm định lượng để tìm ra kháng thể kết hợp kháng SARS-CoV-2 chưa được phổ biến rộng rãi và hiện Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng xét nghiệm này. Về chi phí xét nghiệm, hiện Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về chi phí xét nghiệm về định lượng hay định tính kháng thể SARS-CoV-2.

Ngoài ra, TS BS Thành Vinh cũng đưa ra khuyến cáo, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng như sự biến thể khó lường của SARS-CoV-2, người dân dù được tiêm vắc xin hay khi biết kết quả định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin cũng không nên chủ quan mà phải luôn tuân thủ quy tắc 5K phòng chống dịch của Bộ Y tế ở mọi lúc mọi nơi.

clip_image022

clip_image024

DOPING ĐỒNG ĐỘI

FB Bs. Lê Minh Khôi

(Thư của một nữ bác sĩ mới nhận sáng nay - một sáng xanh trong ở Phía Tây thành Phố)

Dạ em chào anh Khôi,

Email này có thể hơi dài. Mong anh dành ít phút đọc ạ. Em cảm ơn anh.

Em là BS N, hiện đang công tác tại khoa… Bệnh viện Đa khoa...

Tình hình là mấy hôm nay em tham gia thầy thuốc đồng hành và đọc status của anh, em ko ngủ được, kể cả ăn bữa ngon em cũng cảm giác mình bất nhẫn. Em muốn vào Sài Gòn, anh ạ.

Em có nhắn tin trao đổi với Hiệu, và gởi email trao đổi với Cúc, thông tin em được biết là nếu em vào đó, có khả năng em sẽ được làm việc chỗ Bệnh viện chỗ anh. Em chuyên ngành nội khoa, thời nội trú em cũng có đi hồi sức, đặt nội khí quản được, cài đặt máy thở được. Liệu em có thể vào đó không anh?

Có chút rắc rối là sáng nay em có lên xin giám đốc cho nghỉ việc ở bệnh viện 1-2 tháng. Em cũng sẵn sàng nghỉ không lương. Nhưng giám đốc em bảo đi phải có kế hoạch chứ không được bộc phát. Nhưng khi em nói là vô chỗ anh, thì bác giám đốc có vẻ đồng ý, bảo em viết đơn và nếu trong anh đồng ý tiếp nhận em thì sẽ cho phép em đi.

Anh ơi, em muốn đi quá. Sáng nay em nói chuyện với mẹ. Em nói là thời khắc này, em không thể ăn ngon mặc đẹp, đi làm 8 tiếng ngày về nhà bật điều hoà ngủ được. Em biết sự góp sức của em không là gì, chỉ rất bé, nhưng anh ơi, mỗi cái bé nhỏ mới thành cái lớn được phải không anh?

Anh ơi, anh có thể liên lạc với sếp em đảm bảo chuyện em được tiếp nhận chỗ anh được không ạ, sếp em là bác…, chồng cô… hay comment trên facebook anh ấy ạ. Anh bỏ chút thời gian ra nói với cô là nếu em vào, chỗ anh tiếp nhận là được ạ.

Em biết là phiền anh lắm, vì giờ anh đang rất bận. Nhưng anh giúp em với.

Em cảm ơn anh

Em BN

clip_image026

SÀI GÒN ƠI MAU KHỎE LẠI!

FB Nguyễn Phan Tú Dung

Không phải ngoa, chứ tôi là người cũng khá lì lợm, thuộc diện mạnh mẽ trước mọi tình huống. Thế mà tối qua giờ bao nhiêu suy tư, không thể nào chợt mắt... bởi nhìn thấy bao nhiêu cảnh đau lòng giữa chốn Sài Gòn, cảm thấy mình bất lực không thể cứu giúp biết bao nhiêu người đang cần lằm một hơi thở để trụ lại thế gian này, mà đôi khi chỉ một hơi thở cần cho một mạng người!

Từ sáng giờ bao nhiêu việc cũng đều liên quan câu chuyện Covid-19 và đang loay hoay chốt vài con số cuối cùng cho lương tháng 8.

Nói trong bụng, trưa nay ngủ chút chứ đêm qua không ngủ được… vừa tựa lưng xuống thì có điện thoại người thân gọi. Bên kia hoảng hốt, em ơi cứu giúp bà cô anh, đang trên xe cấp cứu chở khắp Sài Gòn mà không bệnh viện nào nhận.

Nhà có 3 chị em, người 65 tuổi, người 78 và người 85 tuổi. Cả ba chị em không có chồng con, cùng sống trong một căn nhà ở Q3. Cả 3 điều nhiễm Covid-19, bà 65 tuổi đã chết nằm tại nhà, chị 78 tuổi đang ôm xác người em 65 tuổi trong đau đớn chờ đợi sự cứu giúp. Chị cả 85 tuổi thì đang hấp hối, được đứa cháu mang đi khắp Sài Gòn, qua 4 bệnh viện mà nơi nào cũng từ chối. Cháu bà cũng là Bác sĩ của một Bv lớn TPHCM, để hiểu rằng tình cảnh không phải dễ.

Nhận điện thoại, tôi cũng biết rằng không dễ, thôi thi cố giúp được ai thì giúp..gọi một Bác sĩ người quen rất tình nghĩa ở BV Đa Khoa KV Thủ Đức..đồng ý nhận..mừng quá..gọi lại cho anh Bs cháu bà, bên kia trả lời, xe cấp cúu hết oxy không chịu chở nữa, bây giò làm sao? Haiz, tình huống éo le thật. Gọi trực tiếp Giám Đốc BV An Bình, mong anh giúp, Bs GĐ nói: Bs Tú Dung ơi, chẳng còn chổ trống nào, thôi cho vào em tính thử..vào cấp cứu, chưa tới cổng thì đã full, Bác sĩ vào thẳng trong xe cấp cứu kiểm tra luôn, phát hiện thêm cái u ở đầu do té ngã... Bs Giám đốc gọi tôi bảo, BS Tú Dung ơi, ca này vừa nhiễm Covid vừa chấn thương đầu (nghi chấn thương sọ não), chỉ có BV 115 và BV Chợ Rẫy mới có thể nhận…

Thôi thì, thương cho trót, lại một vòng gọi cho anh Bs bạn ở BV 115, anh bảo la liệt Bs Dung ơi, thôi cố gắng chứ làm sao, tôi đáp. Cuối cùng cũng đến đuọc BV 115, cảnh tượng hãi hùng, nằm la liệt ngoài sân, trời mưa lất phất, người bệnh và người nha tụm thành nhóm bất chấp mọi thứ... anh Bs cháu của cụ gọi tôi, Bs Dung ơi, không có vào BV được, nằm ngoài sân luôn, cứ 2 người ông một bình oxy thở...

Tôi lại an ủi, vào cổng viện là tốt rồi, thở oxy chút cho bà khỏe, tỉnh rồi tình tiếp....

Vâng, dù mạnh mẽ, lạc quan lắm nhưng tôi cũng không hình dung Sài Gòn lại có ngày này…

Cầu mong ánh bình minh mau xuất hiện cho Sài Gòn!

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và ngoài trời

Dù nắng hay mưa họ vẫn nằm giữa sân mà không có drap.

 

NỖI LÒNG Y TẾ TƯ NHÂN TRONG ĐẠI DỊCH

FB Nguyễn Đình Tuấn

1. Từ đầu tháng 4/2021, khi nhà nước có chiến lược tiêm Vaccine cho NVYT thì tất cả các BV công đã ồn ạt tiêm cho BS, ĐD… Trong khi chỉ vài BV tư ở SG được tiêm còn trên 95% y tế tư nhân là các BVĐK, BV thẩm mỹ, BV chuyên khoa, phòng khám đa khoa, PK chuyên khoa… thì chỉ nhận được câu trả lời “hãy chờ…” và ai ai cũng chờ đợi trong vô vọng đến tận sớm nhất là tháng 6/2021 thì mới được tiêm mũi 1 AZ.

Có lẽ vì tiêm trễ nên khi cuối tháng 6 chỉ có 1 số ít BS, DD thuộc khối y tế tư nhân (YTTN) được tiêm đủ 2 liều và khi nhà nước kêu gọi YTTN tham gia chống dịch thì cũng chỉ làm cái nhiệm vụ “lấy mẫu XN, tiêm vaccine… cho dân” chứ chuyên môn sâu trong hồi sức cấp cứu… thì mấy ai được dùng tới?

Bi kịch nhất là có những BS, ĐD... đi tiêm cho dân, đến cuối ngày nhìn những liều Vaccine thừa mà ứa nước mắt vì mình cũng chưa được tiêm mà không thể lấy cái đó tiêm cho chính mình (!).

2. Khi dịch bệnh lên cao trào, quá tải BV… các BV tư nhân có ca dương tính là đóng cửa, nhiều BV tư cũng đã chủ động phân luồng để kiểm soát bệnh dịch và vẫn tham gia KCB cho dân và cũng có nhiều BV “xin phép” được tiếp nhận b/n Covid thì chỉ nhận được đáp án “hãy đợi…”.

Và rồi cách đây 2 ngày SYT cũng đã cho phép 04 BV tư nhân tại SG “được tiếp nhận và điều trị b/n Covid” nặng thuộc tầng 4, 5 theo tháp 5 tầng, trong bối cảnh hầu hết trên 85% số giường tại các BV dã chiến ở SG vẫn đang quá tải với b/n tầng 2,3 và các BV Hồi sức Covid tầng 4, 5 thì BS, DD... cũng kiệt sức thì việc huy động đến YTTN là rất đáng trân trọng cho sự điều hành của nhà nước (!).

https://tuoitre.vn/4-benh-vien-tu-nhan-se-tiep-nhan-va...

Nhưng có ai hiểu rằng, chưa kể vấn đề về nhân sự BS, DD… mà chỉ về cơ sở vật chất và TTBYT thì:

- 01 BV tư nhân để chuyển đổi 20 giường sang hồi sức… đủ tiêu chuẩn để tiếp nhận b/n thuộc tầng 4,5 thì phải tự bỏ ra ít nhất 35 tỷ.

- Nhiệm vụ nhận bệnh nhân Covid thì phải theo chính sách chung của toàn TP và điều phối của ngành y tế và hiện nay cũng chưa có bất kỳ qui định nào về việc thu phí trong bối cảnh dịch bệnh thế này đương nhiên cũng chẳng BV tư nào đặt vấn đề thu phí b/n cả mà chỉ muốn tập trung cứu chữa người dân mặc dù nhiều người dân có tiền vẫn sẽ muốn có chỗ để vào điều trị nhưng “làm gì có chuyện tự vào được khi dưới sự điều phối phân bệnh chung của ngành…” (lại con gà và quả trứng).

3. Khi Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn gửi thư kêu gọi NVYT tham gia chống dịch, có lẽ ai ai đã và đang làm trong ngành Y cũng đểu nao lòng cho 01 cuộc chiến mới mà kẻ thù thì ở trong bóng tối… Từng lời sẽ chia, từng lời động viện, từng lời an ủi cũng lan truyền trong các cộng đồng ngành Y là có thật!

Nguồn lực nhân sự YTTN ở VN nhất là ở SG những năm gần đây là rất lớn, họ có thừa trí tuệ và kỹ năng để tham gia chống dịch và trong tình hình dịch bệnh thì ai ai làm ngành Y cũng muốn cống hiến bằng tất cả tài năng và sức lực của mình nhưng cái gì để họ đồng ý hi sinh sức khỏe và có thể cả tính mạng của họ để lao vào vòng hiểm nguy mà không có sự bảo vệ và sẽ chia? Chỉ có thể là lương tâm nghề nghiệp (!).

Nhà nước có thể liệt kê ra nhiều thứ như lương tâm, lòng nhân ái, Y đức... vâng vâng và vâng vâng, nhưng đã làm gì để giúp họ có thể tham gia cùng chống dịch khi mà họ cũng phải cần hổ trợ về cơ sở vật chất, TTBYT, vật tư tiêu hao, công cụ dụng cụ hay thậm chí là cái khẩu trang N95 hay bộ đồ bảo hộ cho NVYT?

Chiều nay, tôi có ĐT cho 1 đồng nghiệp BS khá uy tín vì nghe nói chị ấy đang được tài trợ nhiều khẩu trang N95 và nhã ý xin cho 1 trong 4 BV tư nhân này thì câu đầu tiên của chị là: “Bệnh viện nào vậy em? Ôi, BV đó giàu lắm đó…”.

Ôi! Ngay cả người trong nghề còn không hiểu được “bản chất của vấn đề” huống chi là dân thường? Dịch 02 năm qua các BV tư họ sống thế nào? Chuyển thành BV điều trị Covid bằng niềm tin à? Khi mà các BV nhà nước thì đang được tài trợ và BYT trang bị máy thở, ECMO hay cả từng đôi găng tay thì 1 BV tư 250 giường mỗi ngày cần ít nhất 250 bộ đồ PPE cấp 4 cũng phải tự lo lấy?

Trong bối cảnh hiện nay, ai ai cũng muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho dân, cho b/n mình nhưng đôi khi lực bất tòng tâm là có thật và mơ ước vẫn luôn là ước mơ khi mà không có sự đồng hành và hổ trợ từ cộng đồng.

Mong lắm thay?

P/s: Tôi xin phép kêu gọi mọi hỗ trợ cho NVYT gồm khẩu trang N95, Đồ bảo hộ, bông băng cồn gạt, Vật tư tiêu hao, TTBYT (những máy móc có giá trị lớn có thể cho mượn tôi sẽ chịu trách nhiệm, hết dịch trả lại) như máy thở, mornitor, điện tiêm… cho 1 BV tư tại SG đang chuẩn bị để có thể sởm tiếp nhận điều trị b/n Covid ngay trong tuần này.

Sẽ không biết ngày mai ai hay người thân trong chúng ta sẽ vào nơi ấy… nên mọi đóng góp luôn được trân quý dù từng cái khẩu trang.

 

TỪ TOKYO ĐẾN SÀI GÒN

FB Satoki Tsuyuri

Số ca dương tính được báo cáo ở Tokyo trong những ngày gần đây vào khoảng trên dưới 4000 người, nghĩa là tương đương với Sài Gòn.

Cần lưu ý là Tokyo không hề xét nghiệm nhiều. Tỷ lệ dương tính trong xét nghiệm lên tới 22.5%, chắc hẳn là cao hơn ở Sài Gòn.

Còn số người không rõ nguồn lây cũng khoảng 2500 người. Tokyo không tiến hành truy vết F1.

Do vậy con số người nhiễm thực sự ở Tokyo nhiều khả năng cao hơn chứ không thấp hơn Sài Gòn.

Với mức độ sức ép như vậy, hai thành phố đang chống chịu ra sao?

Đầu tiên, hãy thử so sánh lực lượng y tế chống dịch.

Hiện Sài Gòn có tổng cộng trên 46.000 giường bệnh, trong đó 6000 giường (ở tầng 4 và 5) dành cho bệnh nhân nặng (số liệu ngày 5/8).

Về nhân sự y tế, Sài Gòn có hơn 20.000 người tham gia chống dịch, đã nhận được hỗ trợ 11.000 người từ cả nước, và đang yêu cầu bổ sung 12.000 người.

Trong khi đó, Tokyo có gần 6000 giường cho bệnh nhân Covid, trong đó có gần 400 giường cho bệnh nhân nặng (số liệu ngày 11/8).

Không rõ số lượng nhân viên y tế tham gia chống dịch nhưng tương ứng với số giường trên, lại không truy vết hay xét nghiệm diện rộng, con số chắc chắn là không lớn. Và Tokyo, dù luôn là "tâm dịch" của Nhật Bản, chưa từng nhận chi viện từ các tỉnh thành khác. (Cũng xin nói thêm, quân đội chỉ tham gia mở một điểm tiêm chủng lớn, và công an chưa từng nhúng tay vào chống dịch).

Có thể nói, Sài Gòn đang sử dụng nguồn lực y tế lớn gấp nhiều lần Tokyo. Nhưng liệu công suất của hệ thống y tế này có đáp ứng được nhu cầu điều trị hay không?

Hãy nhìn vào tỷ lệ lấp đầy giường bệnh ở Sài Gòn: tầng 3 (4.385/4.716), tầng 4 (4.238/4.551), tầng 5 (1.450/1.458), nghĩa là trong khoảng 92-99%.

Trong khi đó ở Tokyo tỷ lệ đó nằm trong khoảng 50-60% (3.667/5.967 và 197/392).

Như vậy là, Tokyo lại đang ở trong trạng thái dễ thở hơn hẳn Sài Gòn, nơi đang bên bờ vực khủng hoảng y tế vì quá tải.

Nhưng có phải Tokyo đang “bỏ rơi” không điều trị bệnh nhân? Thử nhìn số ca tử vong. Ở Tokyo mỗi ngày hiện chỉ là 0 đến 2 người, trong khi ở Sài Gòn đang gấp cả trăm lần như vậy.

Làm thế nào để với nguồn lực ít hơn mà vẫn dễ thở hơn và hiệu quả cao hơn rõ rệt như vậy?

1. Phải chăng là năng lực điều trị những ca bệnh nặng? Tôi không nghĩ vậy khi Sài Gòn đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn về thiết bị, thuốc và y bác sỹ giỏi đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm chống Covid.

2. Hay là cách thức phân loại và điều trị bệnh nhân? Điều này đúng, khi Tokyo đã áp dụng tháp 4 tầng gồm nhà riêng, khách sạn, giường bệnh và giường bệnh ICU từ rất lâu. Việc đưa ra điều kiện rất khắt khe cho bệnh nhân nhập viện (ca nhiễm sốt cao trên 39 độ trong hơn 5 ngày hoặc độ bão hòa oxy dưới 95%) đã giảm tải cho hệ thống y tế và nhờ đó, giúp tập trung nguồn lực hạn hẹp cho những bệnh nhân thực sự cần điều trị. Phòng trước tình trạng gia tăng bệnh nhân, Tokyo đang tiếp tục nâng cao điều kiện nhập viện.

3. Còn do tỷ lệ bệnh nhân nặng thấp? Điều này lại càng đúng và có được không phải nhờ người Nhật có đặc điểm vượt trội gì về sức khoẻ, mà nhờ có được chiến lược tiêm vaccine hợp lý, ưu tiên cho lực lượng y tế và người già cùng người có bệnh nền. Tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vaccine ở người già (từ 65 tuổi) đã vượt 80%.

Sài Gòn đang đặt mục tiêu kiểm soát dịch trước ngày 15/9. “Kiểm soát” được hiểu là không để có các chuỗi lây cộng đồng không biết được nguồn gốc. Dù đã từ bỏ mục tiêu đưa số dương tính về 0, xem ra, đây vẫn là một mục tiêu không thực tế. Thay vào đó, lối ra cho Sài Gòn liệu có thể là mô hình Tokyo không?

* Ảnh: Tokyo chỉ giãn cách mềm, chưa từng hạn chế chặt chẽ đi lại của người dân

clip_image028

TPHCM: VẬN ĐỘNG BỆNH NHÂN COVID-19 KHỎI BỆNH THAM GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH

Báo Phụ nữ, 12/8/2021

PNO - Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM vừa có công văn khẩn về đẩy mạnh một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.

Văn bản này được gửi cho Giám đốc Sở Y tế TPHCM và Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 việc vận động, sử dụng các bệnh nhân COVID-19 đã hoàn thành điều trị để tham gia tình nguyện phục vụ phòng, chống dịch.

clip_image030

TPHCM hiện cần trên 12.000 nhân sự y tế tham gia phòng chống dịch.

Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ phận Thường trực của Bộ Y tế khảo sát cơ sở tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 để tham mưu việc điều phối lực lượng y tế tại các cơ sở tiếp nhận, điều trị; quy trình chuyển và điều trị bệnh nhân COVID-19; hướng dẫn thuốc điều trị tại các cơ sở tiếp nhận, điều trị trong tháp 5 tầng.

Sở Y tế cũng có trách nhiệm tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM việc quản lý, cập nhật kịp thời, thường xuyên khả năng tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 của từng cơ sở tiếp nhận, điều trị để thực hiện tốt quy trình phân loại, điều chuyển và điều trị hiệu quả, đặc biệt là bệnh nhân COVID-19 nặng. Ban chỉ đạo đề nghị Giám đốc Sở Y tế báo cáo chậm nhất các nội dung này vào ngày 13/8.

Trước đó, Tổ điều phối nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch COVID-19, cho biết TPHCM cần bổ sung 12.000 nhân viên y tế gồm 2.800 bác sĩ; 8.200 điều dưỡng, kỹ thuật viên và 1.000 giảng viên, sinh viên tham gia công tác phòng, chống dịch để phục vụ tại khu cách ly, điều trị F0 và khối cấp cứu.

Tuyết Dân

 

CHUYẾN RAU VUI VẺ

Chào bạn,

Rất vui gặp bạn ở đây. Mình là người sáng lập Chuyến rau vui vẻ và TRẠM OXY CỘNG ĐỒNG. Hai dự án rất mới trong lần covid này tại Sài Gòn. clip_image032clip_image034

Đáng lẽ mùa mưa này mình lên núi và gặp Thầy để học thêm về trồng cây. Nhưng bạn cũng biết đó, tất cả chúng ta kẹt ở đây.

Trong những ngày tháng này, nếu không có việc gì để làm thì sẽ dễ lo âu, mình là một người như vậy.

Những chuyến rau ra đời tình cờ từ vườn bắp cải clip_image036mình định gây quỹ một ít để tặng miễn phí bà con cần.

Nhưng mình may mắn gặp nhiều người bạn tuyệt vời vào những ngày biến động này.

Và cùng nhau, với rất nhiều trợ lực, tình cảm và chút mộng mơ, tụi mình mang về gần 200 tấn rau và các lương thực thực phẩm tặng miễn phí ở các khu vực phong tỏa, bệnh viện dã chiến, bếp ăn từ thiện... vui.

Và Trạm Oxy cộng đồng xuất hiện vào giữa đợt nghỉ giải lao cho Chuyến rau vui vẻ Giai đoạn 2: tháng 8/2021, vì mình muốn tìm một bình oxy cho em TNV của Chuyến rau vui vẻ, gia đình em 8 người bị F0 và cần oxy để thở và lên viện cấp cứu.

Và câu chuyện về Trạm Oxy cộng đồng bắt đầu từ đó: một số TNV của Chuyến rau vui vẻ cùng hỗ trợ.

Mình không còn nhiều thời gian như trước dành cho Chuyến rau vui vẻ giai đoạn hai, nhưng thật may là cả đội cùng hỗ trợ cho mình và các nơi.

Ảnh này hôm nay chụp ở kho rau vui vẻ đợt hai, trong một ngày mưa clip_image038rất to ở Sài Gòn. Trên đường đi lên, mình gặp xe tải của Chuyến rau vui vẻ mang rau sang cho Quận 7, cảm giác lạ lắm.

Trong ảnh là mình, lúc về, các bạn TNV bảo ghé lấy rau miễn phí, còn lại một ít. Vậy là mình mang một túi khoai, dưa leo, đậu bắp, rau muống, rau ngót tươi ngon đến đầu hẻm phong tỏa của em TNV mình vừa nói ở trên mà có câu chuyện Oxy này.

Mình rất biết ơn tất cả những tình cảm, sự đồng hành của các bạn, những ngày tháng này chúng ta ở đây, vì nhau!

Sài Gòn

11/08/2021

clip_image040

 

clip_image042BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TƯ VẤN KHÁM BỆNH ONLINE CHO BỆNH NHÂN KHÔNG PHẢI BỆNH COVID-19

Bệnh Viện Chợ Rẫy

clip_image044Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Đặc biệt, tại TP.HCM, việc hạn chế di chuyển với các tỉnh thành khiến bệnh nhân ở các tỉnh khó có thể đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhất là đối với các bệnh nhân có bệnh mãn tính, phải tạm thời khám chữa bệnh tại địa phương hoặc gặp phải trở ngại khi sử dụng toa thuốc mới... Điều này đã gây không ít lo lắng cho người bệnh, ảnh hưởng phần nào đến diễn tiến của bệnh lý.

clip_image046Nhằm giúp bệnh nhân ổn định tinh thần, để thân nhân bệnh nhân có thể tự chăm sóc sức khỏe cho người thân theo từng bệnh lý đặc thù, đồng thời phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của bệnh, tránh tình trạng đưa bệnh nhân đến cấp cứu trong những tình huống không cần thiết, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm COVID -19, nhưng cũng không để bệnh nhân trở nặng mới đưa đến bệnh viện làm lỡ thời gian vàng điều trị cho bệnh nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy đưa vào hoạt động 30 số điện thoại di động chuyên tư vấn khám bệnh online qua điện thoại cho bệnh nhân không phải là bệnh nhân COVID -19.

clip_image048Theo đó, với 30 số điện thoại di động này, đại diện cho 30 chuyên khoa từ Ung thư, Nội tiết, Tim mạch, Chấn thương chỉnh hình, Thần kinh, Hô hấp, Tiêu hóa, Tiết niệu, Thận nhân tạo, Chăm sóc giảm nhẹ… sẽ thường trực 24/24 để tư vấn, khám bệnh qua điện thoại hoặc video call cho bệnh nhân khi bệnh nhân có thắc mắc về các bệnh lý nói trên. Các “tổng đài viên đặc biệt” của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ bắt đầu hoạt động từ 9h sáng thứ Năm, 12/8/2021

clip_image050Để tránh mất thời gian cho việc tư vấn, quý cô, bác có nhu cầu tư vấn khám bệnh online (không phải bệnh COVID-19), vui lòng liên hệ qua số điện thoại “đường dây nóng” của chuyên khoa cần khám. Ví dụ, muốn tư vấn về bệnh tim mạch – vui lòng liên hệ số điện thoại: 0911825962.

clip_image052Với giải pháp mang tính thực tiễn nói trên, Bệnh viện Chợ Rẫy hy vọng rằng không chỉ những bệnh nhân COVID-19 mới được điều trị mà các bệnh nhân mắc bệnh lý khác vẫn được chăm sóc sức khỏe an toàn trong mùa dịch này.

clip_image048[1]DANH BẠ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN CHUYÊN MÔN ONLINE:

1. Chuyên khoa Phẫu thuật tim: 0911825948

2. Chuyên khoa Phẫu thuật tim trẻ em: 0911825949

3. Chuyên khoa Nội tiết: 0911825950

4. Chuyên khoa Ngoại thần kinh: 0911825951

5. Chuyên khoa Ngoại tiêu hóa (4B1): 0911825952

6. Chuyên khoa Gan mật tụy (4B3): 0911825953

7. Chuyên khoa Ngoại tiết niệu (5B1): 0911825954

8. Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình (5B3): 0911825955

9. Chuyên khoa Tai mũi họng (6B1): 0911825956

10. Chuyên khoa Mắt (6B3): 0911825957

11. Chuyên khoa Tim mạch can thiệp: 0911825958

12. Chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu: 0911825960

13. Chuyên khoa Ngoại lồng ngực: 0911825961

14. Chuyên khoa Nội tim mạch: 0911825962

15. Chuyên khoa Rối loạn nhịp: 0911825963

16. Chuyên khoa Nội hô hấp (8B1): 0911825964

17. Chuyên khoa Nội tiêu hóa (8B3): 0911825965

18. Chuyên khoa Nội thần kinh (9B3): 0911825966

19. Chuyên khoa Cơ xương khớp: 0911825967

20. Chuyên khoa Viêm gan: 0911825968

21. Chuyên khoa Bệnh nhiệt đới: 0911825969

22. Chuyên khoa Nội thận: 0911825970

23. Chuyên khoa Phỏng: 0911825971

24. Chuyên khoa Thận nhân tạo: 0911825972

25. Chuyên khoa Y học hạt nhân: 0911825973

26. Chuyên khoa Huyết học (nội trú): 0911825974

27. Chuyên khoa Điều trị - Giảm nhẹ: 0911825975

28. Chuyên khoa U gan: 0911825976

29. Đơn vị tuyến vú: 0911825977

30. Chuyên khoa Hóa – Xạ trị: 0911825978

 

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Mưa rồi mấy bạn ơiiii!!

Hi vọng trời mát hơn xíu và đất mềm hơn! clip_image056

clip_image058

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Nhớ tiếng rao Sài Gòn, nhớ bánh mì nóng, cút lộn, bắp xào...

clip_image060

TRANH Thăng Fly Comics

Bài này dành tặng cho các bạn bên Bếp Sẻ ChiaNét chữ xinh. Cảm ơn các bạn đã luôn hỗ trợ những suất ăn và các buổi học các bé bên Bệnh viện Nhi Đồng lâu nay. Thật là những bồ tát giữa nhân gian.

Mong dịch chóng qua để các em sớm được gặp lại. clip_image032[1]

clip_image062