Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (32)

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG VẮC-XIN PHÒNG COVID-19

Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Thành Phố Hồ Chí Minh

Ý KIẾN CỦA BÍ THƯ THÀNH ỦY TPHCM VỀ VẤN ĐỀ TRO CỐT CỦA NHỮNG NGƯỜI CHẾT VÌ DỊCH BỆNH

FB Nguyễn Thiện

Tối qua, tôi có nhờ bạn tôi, bác sĩ Xuân Sơn Võ, chuyển đến Bí thư Thành ủy TPHCM đề xuất: tạm thời đưa về chùa tro cốt của tín đồ Phật giáo chết vì dịch bệnh để chùa làm lễ cầu siêu, hương khói, gìn giữ vì khi gia đình có người chết thì các thành viên khác trong nhà đều bị cách ly chứ không nên để shipper tìm nhà giao ! Với người chết là tín đồ các tôn giáo khác, do tôi không rành nên kiến nghị thành phố nên trao đổi với các tôn giáo về xử lý tro cốt, có đưa về cơ sở tôn giáo được không ? Ngoài ra, trong email gởi Bí thư, bác sĩ Sơn còn đề nghị tổ chức Quốc tang cho những nạn nhân chết trong đại dịch vào thời điểm thích hợp.

Sáng nay, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã nhanh chóng cho biết thành phố đã thống nhất :

1/ Quân đội tiếp nhận tro cốt, tạm thờ cúng, chuyển đến từng gia đình một cách chu đáo.

2/ Tôn giáo tiếp nhận tro cốt, thờ cúng đối với những gia đình chưa có điều kiện nhận chuyển giao.

3/ Trung tâm hỏa táng không tự tổ chức chuyển giao bất cứ trường hợp nào nữa.

4/ Thành phố sẽ báo cáo Thủ tướng về việc tổ chức Quốc tang.

Tôi nghĩ quyết định kịp thời của Bí thư Thành Ủy TPHCM đã góp phần an ủi những đau đớn, mất mát không gì bù đắp được của các gia đình mất người thân vì dịch bệnh .

Tôi xin thông tin kết quả để các bạn biết và cám ơn các bạn đã đồng cảm và chia sẻ rộng rãi kiến nghị.

Nhờ các bạn chia sẻ thông tin để nhiều người được biết .

[Văn Việt: Xem bài liên quan trên Tuổi Trẻ Online: https://tuoitre.vn/tp-hcm-se-lo-toan-bo-chi-phi-hau-su-cho-nguoi-mat-vi-covid-19-20210807102513277.htm]

BỘ ĐỘI SẼ NHẬN VÀ GIAO TRO CỐT CHO THÂN NHÂN NGƯỜI MẤT VÌ COVID

FB Nguyễn Đức Hiển

Một trong những chiêu trò làm tiền của một số ít nhà đòn khi được thân nhân uỷ quyền mai táng, là khi giao tro cốt, họ nói khống về giá quan tài. Không chấp nhận thì họ không giao tro cốt.

Chuyện đó sẽ không xảy ra nữa. Lực lượng quân đội sẽ lo chuyện đó. Ai ngon thì gây với bộ đội đi.

Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng xác nhận lãnh đạo thành phố thống nhất là Bộ tư lệnh TP.HCM sẽ tiếp nhận, thắp hương và chuyển giao các phần tro cốt của bệnh nhân COVID-19 tử vong đến từng gia đình một cách chu toàn nhất.

Được biết trước tình hình phức tạp do dịch bệnh COVID-19 và hoàn cảnh khó khăn của người dân, dấu hiệu ép giá của một số cơ sở dịch vụ mai táng, từ nhiều ngày trước lãnh đạo UBND TP làm việc với ngành Y tế, BV 175 và các BV khác, Bộ tư lệnh TP.HCM về vấn đề mai táng bệnh nhân tử vong. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo vệ sinh phòng dịch, chu đáo về thủ tục để xoa dịu nỗi đau của gia đình, TP lo trọn kinh phí.

Đặc biệt việc quản lý tro cốt để trao lại cho gia đình bệnh nhân sẽ do quân đội đảm nhận. Tránh việc làm phiền, nhũng nhiễu gia đình người quá cố khi giao tro cốt.

Riêng những phần tro cốt mà gia đình chưa có điều kiện tiếp nhận, sẽ được gửi vào các chùa để tạm lưu giữ và cầu siêu cho đến khi người thân tới nhận.

Trung tâm hỏa táng có trách nhiệm phối hợp chung, tuyệt đối không tự chuyển cốt về từng gia đình.

"Trước ý kiến này của TP, Chỉ huy Bộ tư lệnh thành thống nhất cao. Bất cứ điều gì có lợi cho dân, cần thiết cho xã hội thì quân đội luôn sẵn sàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất; chăm sóc nhân dân chu đáo nhất"- Trao đổi với PLO, một lãnh đạo TP. HCM cho biết.

Xin cám ơn chính quyền và bộ đội!

* Bộ đội đã bắt đầu làm nhiệm vụ từ hôm nay 7/8/2021

[Văn Việt: Xem bài liên quan trên Tuổi Trẻ Online: https://tuoitre.vn/bi-thu-nguyen-van-nen-bo-tu-lenh-tp-hcm-se-dua-tro-cot-nguoi-mat-do-covid-19-ve-nha-20210807160054776.htm]

BÍ THƯ THÀNH ỦY

FB Quốc Ấn Mai

Khác với hình mẫu lãnh đạo biến chất trong phim Chủ tịch tỉnh, Việt Nam từng có một bộ phim mang tên Bí thư tỉnh ủy khi xây dựng lại phần nào hình ảnh bí thư Kim Ngọc.

Trong nhận thức chính trị có phần hạn chế của người viết, có thể Chủ tịch tỉnh (phim) sai chứ Bí thư tỉnh ủy (phim) không sai. Ở một nước mà Đảng lãnh đạo toàn diện thì việc xây dựng hình ảnh kiểu này... bình thường.

Cho đến khi có Bí thư Trần Văn Nam ở Bình Dương...

Bài viết này tôi nói về Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Nên. Cái tên thân mật Bảy Nên tôi nghe từ nhà báo Ngô Sơn cách đây hơn 10 năm. Lúc ấy Ngô Sơn và Cao Hùng (báo Lao Động) từng viết những phóng sự chấn động về Tây Ninh. Có một chi tiết tôi nhớ mãi về "phố Trần Dư"-một cách chơi chữ nói lái-"phố trừ dân". Phố chỉ có quan ở...

Ông Bảy Nên không bị cuốn vào vòng xoáy đất đai khiến rất nhiều cán bộ "ra đi" đó. Rồi lên Bí thư tỉnh Tây Ninh, rồi ra Trung Ương, rồi về Tp.HCM làm bí thư thành ủy.

Có 4 điều mà thường dân Sài Gòn như tôi ấn tượng với ông Nguyễn Văn Nên.

1- Cầu cứu thứ cần cứu.

Vaccine và máy thở, test kit Covid là ví dụ. Tranh thủ lúc Thủ tướng vào Nam, Bí thư Bảy Nên đã nói về việc cần mở kho tiêm ngay cho dân lô vaccine tặng 288.000 liều mà Bộ Y tế cho rằng "không có cơ chế". Cũng nói luôn thành phố thiếu máy thở, thiếu test nhanh và Thủ tướng chỉ đạo đáp ứng ngay được phần nào.

2- Nghe thứ cần nghe. (Dù muộn)

Lúc dịch mới bùng phát, chuyên gia dịch tễ Trương Hữu Khanh đã cảnh báo "Dịch Covid ở Tp.HCM phức tạp hơn Bắc Giang." Thật tiếc, cảnh báo này không được hệ thống chính trị trung ương lẫn địa phương quan tâm nhiều để chuẩn bị. Bác sĩ Trương Hữu Khanh và 8 vị chuyên gia dịch tễ khác sau đó được ông Bảy Nên mời tới để nghe ý kiến. Như đã nói, dù muộn rồi.

2- Tâm thế với nhân dân

Mong nhân dân lượng thứ vì trong 16 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, TPHCM vẫn còn rất nhiều việc chưa làm được, nhiều người chưa cứu được và đó là nỗi đau chung, khuyết điểm của hệ thống chính trị và người đứng đầu các cấp.

Tôi không coi đây là phát biểu dân túy. Nói thẳng, không chỉ thành phố mà cả trung ương cũng đầy khiếm khuyết trong chống dịch "hai hàng". Và ở đất nước này, tính từ 1930 đến nay, rất hiếm những chính trị gia có thể dùng cụm từ "mong nhân dân lượng thứ". Trước ông Bảy Nên có ông Bảy Phúc (Chủ tịch nước đương nhiệm) khi còn là Thủ tướng đã “Xin lỗi người dân để người dân thông cảm” - khi có chuyện đoàn xe công vụ tháp tùng Thủ tướng trong chuyến công tác tại tỉnh Quảng Nam có chạy vào phố đi bộ ở phố cổ Hội An.

4- Việc cần thiết có một quốc tang cho người Việt vì Covid.

Đây mới là đề xuất xứng tầm chính trị Bí thư thành ủy của thành phố trung tâm kinh tế quốc gia đang chịu sự tàn phá nặng nề nhất của cúm Tàu. Mọi người có thể ca ngợi việc ông Bảy Nên giao cho Bộ tư lệnh thành phố về việc hỗ trợ nhân dân khi mai táng song tôi cho rằng đó là một nhu cầu phù hợp thực tế. Hơn 2.000 ca tử vong do Covid là quá nhiều để người Việt cần một quốc tang cho những người xấu số.

Chính trị tại quốc gia độc đảng là một điều đáng chán, đó là góc nhìn riêng của người viết. Song cũng cần ghi nhận những cá nhân nỗ lực vì dân, vì cái chung của đất nước.

Thường dân như tôi chỉ xin ghi lại những ai có tính phụng hiến cho dân tộc, cho đất nước. Thôi ráng, làm được cho dân cái gì thì làm thưa các chính trị gia, nếu "đã mang lấy nghiệp vào thân". Làm việc công không cần khoe xưa học đèn đom đóm, không cần hứa bung toang; nghe miết mệt lắm

Chỉ cần đừng "ăn của dân không từ một thứ gì", dân đã mừng lắm rồi...

Chú thích: Ảnh CafeF

clip_image002

Các bài dưới đây liên quan đến chuyện bác sĩ Trần Khoa rút ống thở của ba mẹ (cũng là bác sĩ đi chống dịch, bị nhiễm COVID-19) để cứu một sản phụ sinh đôi, đang có dư luận cho là thông tin ngụy tạo.

Khi đăng bài, Văn Việt trong khả năng của mình, đã có những động tác xác minh nhưng rất có thể vẫn chưa đủ. Trong khi chờ đợi sự việc rõ ràng trắng đen, chúng tôi vẫn lưu các bài đó ở đây.

Chiều nay, lúc 13g10 ngày 8/7/2021, Báo Tuổi trẻ đăng tin theo Sở Y tế TP HCM “Vụ bác sĩ rút ống thở của ba mẹ nhường cho sản phụ là hư cấu” (https://tuoitre.vn/so-y-te-vu-bac-si-rut-ong-tho-cua-ba-me-nhuong-cho-san-phu-la-hu-cau-20210808125722448.htm)

TIỄN BIỆT BA MẸ (*)

FB Trần Khoa

Chào ba, chào mẹ!

Con mãi nhớ về ba, về mẹ người gắng với con cả cuộc đời!

Con vẫn chưa kịp vẽ lên ước mơ cho ba, mẹ thì giờ đây con đã mất đi ba mẹ.

Con không thể làm khác phải không ba? Ba vào tâm dịch, chiếc áo ấy vẫn mặc, ba trở bệnh khi ấy vẫn cầm thuốc cho người cần.

Mẹ cùng ba đi khắp Sài Gòn, cùng ba làm những việc mà ba mẹ cho là hạnh phúc. Con cũng thế mẹ ạ!

Xa nhà bao năm, tình yêu con có chỉ là những chuyến mẹ ba sang thăm, tình yêu ấy lớn lắm. Con quyết định nhường đi chiếc máy khi sản phụ ấy cần. Con tin mẹ cũng thế!

Cúi đầu tiễn biệt ba mẹ lần cuối.

SG 07/08/21

Ngày tôi mồ côi!

82 còn lại ai?

(*) Nhan đề của Văn Việt.

SÀI GÒN, ĐAU!

FB Trần Ngân Hà

Hôm qua là chuyện tro tàn đựng trong hũ cốt chở đi khắp thành phố.

Hôm nay là chuyện ống thở được rút ra khỏi gương mặt một người mẹ từ bàn tay của người con để đưa ngay cho một sản phụ đang mang thai chờ được cứu sống.

Một ống thở, chuyền từ người cha, qua giường người mẹ đến sản phụ mang thai mầm sống cần oxy. Người con – một bác sĩ đang chăm sóc cho cả ba bệnh nhân là cha, mẹ mình và cả người phụ nữ mang thai chuẩn bị sinh.

Cha mẹ của anh cũng là bác sĩ đang tham gia tuyến đầu chống dịch, cả hai đều nhiễm bệnh trong quá trình chữa trị cho các bệnh nhân trở nặng. Cả hai cùng tắt thở và nhường ống thở cho người bà mẹ mang thai sinh đôi được sống- ba sinh mạng sẽ được sống ngay sau khi họ chết.

Sinh - tử ly biệt trong khoảnh khắc. Nỗi đau và sự hy sinh… tất cả dành cho những người được sống sót.

Chính người con trực tiếp trao hơi thở và sự sống từ cha mẹ mình cho người sản phụ. Anh phải nén lại nước mắt và nỗi đau, anh đang thực hiện lời thề Hyppocrates: CỨU NGƯỜI.

Anh là một bác sĩ đã tuyên thệ, và đứng trước hơi thở tàn của cha mẹ mình, anh biết rằng chỉ cần trong tích tắc sẽ cứu được ba mạng sống, anh hiểu rằng mình không có quyền để định đoạt, nhưng mình có được trực giác và trái tim cao cả của cha mẹ anh đang chảy trong huyết quản nhắc nhở anh rằng, chính họ cũng đã tuyên thệ với lời thề Hypocrates: Cứu Người.

Chúng ta khoan hãy nói đến điều gì dẫn đến những câu chuyện đau lòng mà Sài Gòn đang nếm trải, chúng ta hãy dành một phút mặc niệm cho hai trái tim người cha mẹ – các bác sĩ của chúng ta đã hy sinh mạng sống để cứu người, và một sự kính cẩn nghiêng mình trước anh, và các y bác sĩ đang làm nhiệm vụ ở 172 bệnh viện, các trung tâm y tế, các điểm cách ly và các bạn sinh viên các trường y, các tình nguyện viên trên toàn thành phố về sự dấn thân và quả cảm của họ trước dịch bệnh covid-19 đang gieo rắc đau thương này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Những hậu quả nguy hiểm sẽ kép theo khi các chính trị gia và nhà cầm quyền quên đi các nguyên tắc đạo đức. Cho dù chúng ta tin và Thượng Đế hay nghiệp quả, đạo đức vẫn là nền tảng của mọi tôn giáo”.

Tất cả chúng ta sinh ra đời đều có giá trị bản thân và giá trị đó chỉ có thể được tôn tạo trong sự trưởng thành khi chúng ta sống và tuyên thệ với đạo đức làm người. Ở đó, chính các chính trị gia, nhà cầm quyền lại cần những cảm xúc thuộc về con người, để đưa ra những quyết sách dựa trên lương tri và tầm nhìn của một nhà lãnh đạo có ý thức biết tôn trọng các giá trị đạo đức con người.

Sài Gòn, trong những ngày qua, thật thấm thía khi đọc những vần thi ca sâu sắc và vô thường này:

Xuân ơi

Can cớ chi bùng vỡ

Hoa của trời

Chỉ rắc rải chúng ta

Vào cõi phù du này

(Mariko Aratani - Thính Đằng dịch)

***

Dưới đây là một đoạn chia buồn của một người anh và cũng là đồng nghiệp của vị bác sĩ vừa mồ côi cha mẹ hôm nay. Xin phép được đăng tải như một sự chia sẻ với các anh chị.

Đau và thương!

Em đột ngột trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ trong chiều hôm nay. Mới sáng hôm qua ba và mẹ em vẫn còn khoác chiếc áo blouse trắng lặn lội đi phát thuốc cứu người khắp Sài Gòn thì chiều nay đã vĩnh viễn ra đi để nhường máy thở cho những người trẻ cần hơn trong đó có một sản phụ. Em bảo với bác sĩ: Ba mẹ em không qua khỏi đừng phí hai máy. Em cũng là bác sỹ nhưng phải đối diện và đành phải bất lực trước sinh mạng của đấng sinh thành. Em đã không vì tình thân mà quên đi lời thề Hippocrates nhưng nghiệt nghã và đau đớn quá đỗi em ơi. Anh nghe mà quặn thắt trong lòng.

Em nhắn tin cho anh đúng một chữ "Đau"... Nhưng bây giờ làm sao có thể cảm nhận được nỗi đau của mình nữa. Em không muốn ai an ủi em, em chỉ nhắn cho vợ cũng đang trực chiến trong bệnh viện có thể về nhà được không vì em sợ một mình lúc này!

Ngọn nén này xin dành để cầu nguyện cho Cô và Chú. Hôm nay Cô và Chú mất đi để cho những người trẻ hơn được sống.

Con xin chắp tay cúi đầu tiễn biệt.

FB C.P

***

Nam Mô A Di Đà Phật. Cả sản phụ và hai em bé sinh đôi chào đời đều đã được cứu sống.

Cập nhật lúc 00:30p: Quỹ Sống của nhóm bạn Kều Jang đã tặng cho bệnh viện nơi bác sĩ Trần Khoa đã cứu sống sản phụ và tự tay mổ cứu hai em bé chào đời 01 máy thở xâm lấn vào sáng nay, ngày 8/8/2021.

Tự hào về các bạn rất nhiều

Có thể là hình ảnh về hoa

Có thể là hình ảnh về trẻ em và văn bản cho biết 'Sự hy sinh xứng đáng!'

Em bé sinh ra từ mầm xanh của tình yêu thương giành giật được trong cõi tử sinh.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '00:37 17% Mình vừa nói chuyện với BS Khoa. Ngay sáng mai, "Be Strong Viet Nam" sẽ gửi tặng 1 máy thở xâm lấn tới bệnh viện mà BS đang làm việc. Xin tri ân & thắp một nén nhang tiễn biệt 2 bác! Bạn, Huy Nguyen và 170 người khác Yêu thích 11 bình luận Bình luận III Chia sẻ'

"NHỮNG NGÀY THƯỜNG ĐÃ CHÁY LÊN"

FB Nguyễn Quang Vinh

Tôi viết lại fb ngay sau khi lệnh chặn sau 3 ngày được dở bỏ.

Lấy tên cuốn tiểu thuyết của cố nhà văn Xuân Cang để đặt cho bài viết này là tôi muốn hướng về những điều vô cùng tốt đẹp và xúc động dù còn đó ngỗn ngang những nỗi lo về dịch dã và sự bực bội đang xảy ra của cuộc sống.

1. Tôi và bạn, chắc chắn không thể không rơm rớm nước mắt nghẹn lòng khi biết được bác sĩ Khoa đã viết những dòng xúc động này khi quyết định dành ống thở để cứu một sản phụ sinh đôi đang ngàn cân treo sợi tóc/ Rút ống thở ở ba mẹ mình khi mà nếu anh cứ để thế, có thể nhìn ba mẹ được sống thêm chút thời gian, nhưng ba mẹ anh, cũng như anh là thầy thuốc, hiểu rất rõ đạo đức ngành Y và giới hạn của sự sống. Hành động của anh cháy lên trong lòng mỗi chúng ta lòng kính trọng, sự biết ơn vô hạn, dù vô cùng đau xót: "Con chào ba, chào mẹ!

Con mãi nhớ về ba, về mẹ người gắng với con cả cuộc đời!

Con vẫn chưa kịp vẽ lên ước mơ cho ba mẹ, thì giờ đây con đã mất đi ba mẹ.

Con không thể làm khác phải không ba? Ba vào tâm dịch, chiếc áo ấy vẫn mặc, ba trở bệnh khi ấy vẫn cầm thuốc cho người cần.

Mẹ cùng ba đi khắp Sài Gòn, cùng ba làm những việc ba mẹ cho là hạnh phúc. Con cũng thế mẹ ạ!

Xa nhà bao năm, tình yêu con có cũng chỉ là những chuyến mẹ ba sang thăm, tình yêu ấy lớn lắm. Con quyết định nhường đi chiếc máy khi sản phụ ấy cần. Con tin mẹ cũng thế!

Cúi đầu tiễn biệt ba mẹ lần cuối.

SG 07/08/21

Ngày tôi mồ côi"

Tôi chỉ nhói lên câu hỏi: Trời ơi, vì sao lại thiếu máy thở đến mức ấy?

2. Nhân dân biết hết xấu, tốt của quan chức. Không gì có thể qua mắt được nhân dân. Họ phẫn nộ hay ca ngợi đều bộc trực và rõ ràng như mưa, như nắng. Vì thế, chỉ đạo của Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh sau khi lắng nghe dư luận là giao cho quân đội lo việc tiếp nhận và tang lễ cho những tro cốt người dân đã tử vong vì dịch bệnh covid 19 đã làm cho cộng đồng xúc động và khen ngợi. Mang ơn nhân dân, biết thờ nhân dân, sai thì " xin bà con lượng thứ", tất cả những gì ông Nên Bí thư làm đã làm cho Sài Gòn cháy sáng lên giữa tim dịch, cháy sáng lên niềm tin tưởng, khi và chỉ khi có những lãnh đạo có tâm và có tầm như thế thì còn hy vọng vào chiến thắng gần của việc chống dịch và một Sài Gòn sẽ khác đi rất nhiều một Sài Gòn trước đó với bao bế tắc.

3.Sau những lúng túng, sau những bảo thủ, sau những " ngao nghễ", từ chính phủ, bộ y tế, đến các thành phố địa phương đã bắt đầu có nhiều những thay đổi chống dịch, với rất nhiều quyết sách nhanh và đúng: Miễn phí tang lễ/ Chu cấp tiền trợ cấp cho các đối tượng khó khăn/ Phủ nhanh tiêm vac xin/ Cương quyết trong phong tỏa và những sáng tạo trong chống dịch, dần cởi trói những vô lý, cực đoạn trong cách ly, tập trung cứu người, tăng bệnh viện dã chiến cấp cứu....và cả tín hiệu vui bước đầu và cả những thận trọng đáng có để chuẩn bị cấp phép khẩn cấp cho vacxin Việt.

4.Càng thấy nhiều hơn "lửa" tình thân, lòng nhân ái của người Việt khi đọc được rất nhiều hành động từ thiện, cứu trợ, từ võ sư mất một chân đưa hàng trăm hộp cơm cho người nghèo, đến lời tuyên bố của Sài Gòn mở rộng cửa đón khám bệnh nhân, không bỏ rơi ai trong cơn nguy cấp, nghĩa đồng bào lan tỏa từ mọi nơi, có rất nhiều trên cộng đồng mạng, như những giọt mưa mát lành trong ngày nắng nóng dịch dã.

Chính quyền hãy lắng nghe dân, cứ tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, biết chịu khó đọc và chịu khó sàng lọc từ muôn vàn ý kiến dù có khi thái độ, câu chữ rất nặng nề, cực đoạn, rồi tìm kiếm giải pháp, thay đổi cách làm, đặt một chữ NHÂN DÂN vào con tim, chắc chắn mọi việc sẽ ổn.

Cứ lạc quan và vì nhau, yêu lấy cuộc sống này thì NHỮNG NGÀY THƯỜNG SẼ CHÁY LÊN.

Chúc quý bạn an lành.

 

 

TUYẾN TRÊN KHÔNG CÒN CHỖ

FB Nguyễn Đức Hiển

22:40 phút tối nay 6/8/2021

Chiều tối, anh bạn thân nhờ tôi can thiệp cho cháu anh. Gửi tôi cái ảnh thằng bé nằm thiêm thiếp trong một bệnh viện dã chiến. Thiếu BS và BS cũng đã kiệt sức. Nó được khám qua... zalo. Và khi anh gọi thì nó đã lơ mơ. Người gầy đét dù bình thường nó thích thể thao và nặng 80kg, cao gần mét tám. Gia đình xin chuyển viện.

Bác sĩ Giám đốc học chung cao cấp chính trị với tôi. Tôi gọi anh, anh nói nhầm rồi, BV dã chiến này của Bs X, và cho số.

Tôi quen vài bác sĩ ở BV dã chiến này. Họ nói với tôi là thua rồi anh Hiển, khu cấp cứu qua đông BN chờ chuyển tuyến trên. Tôi gọi nhờ BS GĐ, cuối cùng thằng bé được đưa vào khu cấp cứu BV Dã chiến. Mong là tuyến trên tối nay trống chỗ...

Một đồng nghiệp của tôi gọi nhờ: 5 người trong nhà anh gồm bản thân anh, vợ, con trai, em trai và mẹ cùng nhập viện một ngày. Mẹ anh và em trai thở máy. Mẹ anh bị nặng và được chuyển từ BVDC số 6 về Chợ Rẫy. Anh nhờ tôi hỏi thăm tình trạng của bà. Tât cả các số máy BS Chợ Rẫy tôi quen đều vô vọng, không thể gọi. Tôi hiểu, thời gian đâu mà nghe. Tôi nói với anh: Khoa bệnh Nhiệt đới của Chợ Rẫy là tháp 5, tầng cuối cùng trong tháp điều trị COVID, không phải ai nguy kịch cũng có chỗ ở đó như cụ. Thôi bạn bình tĩnh, chúng ta tin là đã làm hết sức... Còn chỗ nào tốt hơn nơi đó đâu.

Cả 2 gia đình 2 cháu tôi dương tính. Một đứa đi BVDC số 6. Nay ngày thứ 9, tối nay nó đã dừng uống hạ sốt. May quá!

Một đứa cháu khác, cả nhà bị dương tính từ 27/7. Phường chỉ đến giăng dây, xin đi viện không được phản hồi. Trưa nay bố nó và bố vợ mệt nặng, gào mãi mới có xe cấp cứu đến đưa đi. Bố vợ vào BV quận, bố nó – họ tôi – vào BV dã chiến.

Nửa tiếng trước nó gọi tôi: cậu ơi BV vừa thông báo bố vợ cháu nguy kịch nhưng tuyến trên hết chỗ. Cậu xem có cách nào?

Tôi nói cậu tin rằng tuyến trên hết chỗ thật (hết từ lâu, tôi nghĩ thế). Tôi biết can thiệp nhờ vả lúc này là không nên, sẽ làm họ rối. Nhưng biết sao được. Tôi là cậu nó, và người nhà đang nguy kịch. Tôi bốc máy... Thay vì trả lời còn cách nào chuyển viện cho người nhà đang nguy kịch không, họ cung cấp cho tôi những thông tin.

Bác sĩ ở BV tuyến trên thứ nhất: Hết chỗ anh ạ. Và anh nói thêm oxy đang rất thiếu, chỗ anh có 200 người cần thở oxy.

Bác sĩ ở BV tuyến trên thứ hai: Chỗ tôi, BN cấp cứu lọc máu phải nằm tràn ra hàng hiên.

Tôi nói với cháu mình:

Cậu tin các bác sĩ và chính quyền, nhưng tuyến trên hết chỗ rồi, con ạ!

----

6:44 sáng 7/8 tôi nhận tin:

BN là cháu của người bạn mà tôi xin chuyển vào phòng cấp cứu ở BVDC, được đưa vào cấp cứu nhưng quá nặng, tuyến trên hết chỗ, nguy kịch.

3g sáng xin được chuyển cấp cứu ở ĐHYD. BV này đồng ý. Cháu chết trên xe cấp cứu, trên đường đi.

LỜI CẢM ƠN CỦA THÂN NHÂN NGƯỜI ĐÃ CHẾT TỐI QUA

FB Nguyễn Đức Hiển

Gia đình bạn và tôi đều thức đêm qua trong nỗ lực cứu cháu, bị mắc COVID nằm ở BV Dã Chiến nhưng không có tuyến trên để chuyển viện. 3g sáng khi được đưa đến BV ĐH Y Dược thì cháu mất trên đường đi. Chàng trai mắc COVID cao gần 1m80 nặng 80 kg hai tuần trước còn rất yêu đời.

Giữa đau xót và bất lực, không có lời trách móc nào với bác sĩ hay chính quyền.

Giờ đã đưa tro cốt cháu về, bạn nói sẽ ngủ một giấc ngắn rồi gọi điện cám ơn các Y Bác sĩ ở hai Bệnh viện.

Họ đã "lao đi như những vị thần" từ nhiều tháng qua.

Họ – Y Bác sĩ nhân viên Y tế – đích thực là những thiên thần!

Người nhắn tin này, nhiều năm qua đã đồng hành cùng tôi qua việc góp tiền giúp Bệnh nhân và hỗ trợ Y Bác sĩ tuyến đầu gần đây.

----

* Hãy tiêm vaccine đi, nếu được tiêm!

clip_image004

ĐỘI PHẢN ỨNG NHANH KHU VỰC TP.HCM (*)

FB Hai Ngoc

Kính gởi cả nhà:

Sáng nay, Vietbank và Hoa Lâm Group vừa thành lập Đội phản ứng nhanh khu vực Tp.HCM để phục vụ nhân dân Tp. HCM và các Tỉnh/Tp lân cận, ai đang là F0 cần hỗ trợ có thể liên hệ đội Phản Ứng Nhanh Vietbank để được hỗ trợ kịp thời.

Đội Phản Ứng Nhanh được trang bị:

10 xe cứu thương, 100 máy tạo Oxy và nhiều trang thiết bị khác.

Xin cảm ơn sáng kiến thành lập Đội Phản Ứng Nhanh - Cấp Cứu 0 Đồng của Madame Trần Thị Lâm.

Hotline Hỗ Trợ Y Tế của Vietbank:

0824 606 606

Chúc mọi người sức khỏe vững vàng và bình an!

Chia sẻ thông tin để có nhiều người biết đến và được giúp hơnclip_image006

*Nhan đề của Văn Việt.

XE BUÝT THÁO GHẾ, THÀNH SIÊU THỊ MINI DI ĐỘNG

Châu Tuấn - Kim Út, Tuổi trẻ ngày 7/8/2021

TTO - Ngày 7-8, nhiều người TP.HCM hồ hởi khi được mua thịt, rau tươi, trái cây… với giá bình ổn thông qua những siêu thị trên xe buýt. Những siêu thị này vừa mở cửa đã đón hàng trăm lượt khách mỗi ngày.

Xe buýt tháo ghế, thành siêu thị mini di động - Ảnh 1.

Ghế trên xe buýt đã được tháo dỡ nhường chỗ cho các quầy kệ đầy ắp thực phẩm - Ảnh: CHÂU TUẤN

"Siêu thị mini di động" là mô hình mới do chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh trái cây và rau quả Grove Fresh phối hợp cùng Sở Công thương TP thực hiện.

Mỗi ngày, siêu thị sẽ hoạt động tại một địa điểm khác nhau do Sở Công thương bố trí, thường là những nơi xa chợ, siêu thị. Siêu thị mini này sẽ bắt đầu hoạt động từ 9h cho đến 16h, cung cấp thịt tươi, rau củ quả, trái cây và nhiều nhu yếu phẩm khác.

Hôm nay, siêu thị dừng chân tại số 33 đường Chương Dương (phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức). Chỉ trong một buổi sáng siêu thị đã cung cấp hơn 100kg thịt các loại và hơn 400kg rau quả, trái cây cho người dân nơi đây.

Xe buýt tháo ghế, thành siêu thị mini di động - Ảnh 2.

Nhiều khách hàng vui vẻ khi được mua đầy đủ thực phẩm tiện lợi ngay trên xe buýt - Ảnh: KIM ÚT

Chị Nguyễn Thị Ngoan (phường Linh Chiểu, TP Thủ Đức) cho biết lần đầu mua hàng tại "siêu thị mini di động", chị rất bất ngờ vì giá cả ổn định và rau củ rất tươi ngon.

"Hôm nay đi siêu thị tôi dự định chỉ mua thịt rồi về, nhưng đến nơi thấy rau củ, trái cây rất tươi ngon nên tôi đã mua thêm rất nhiều thứ. Ở đây tôi tìm được nhiều loại rau tươi với giá hợp lý, đi siêu thị này tôi thấy rất hài lòng", chị Ngoan chia sẻ.

Đại diện Grove Fresh cho biết, để đảm bảo an toàn mỗi lượt mua sắm sẽ có khoảng 2-3 khách lên xe từ cửa trước, mua sắm một chiều và đi xuống ở cửa sau. Ngoài ra, mỗi xe còn được bố trí một đèn sát khuẩn cho khách ngay tại cửa lên.

Đơn vị này cho biết đã tháo ghế trên xe buýt, lắp đặt quầy kệ, tạo nên siêu thị di động kiểu mới tiện nghi với đầy đủ hàng hóa. Đồng thời, mỗi loại rau củ, trái cây sẽ được đóng thành gói để khách hàng dễ dàng lựa chọn nhanh chóng.

Bên cạnh việc cung ứng nguồn thực phẩm cho các cá nhân có nhu cầu, Grove Fresh sẽ tặng khoảng 30 phiếu mua hàng (mỗi phiếu trị giá 300.000 đồng) cho bà con hộ nghèo, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại mỗi khu vực xe đến bán hàng.

Xe buýt tháo ghế, thành siêu thị mini di động - Ảnh 3.

Nhiều mặt hàng được bày bán như trái cây, rau củ, thực phẩm đóng gói, thịt tươi... - Ảnh: CHÂU TUẤN

 

Xe buýt tháo ghế, thành siêu thị mini di động - Ảnh 4.

Khi hàng bắt đầu vơi đi sẽ được các xe tải đến tiếp tế - Ảnh: KIM ÚT

 

Xe buýt tháo ghế, thành siêu thị mini di động - Ảnh 5.

Sau mỗi lượt khách ra vào, các nhân viên sẽ tiến hành xịt nước khử khuẩn - Ảnh: KIM ÚT

 

Xe buýt tháo ghế, thành siêu thị mini di động - Ảnh 6.

Dù mới vận hành, siêu thị được hàng trăm người dân ghé mua mỗi ngày - Ảnh: CHÂU TUẤN

 

Xe buýt tháo ghế, thành siêu thị mini di động - Ảnh 7.

Quầy thanh toán được bố trí ngay cửa ra vào - Ảnh: KIM ÚT

 

Xe buýt tháo ghế, thành siêu thị mini di động - Ảnh 8.

Mỗi người dân sau khi mua thực phẩm sẽ được tặng thêm 1 món quà bất kỳ - Ảnh: CHÂU TUẤN

 

 

HỖ TRỢ VÀ GIẢI CỨU: THÔNG BÁO SỐ 4

FB Xuân Sơn Võ

Cuối buổi sáng nay, chuyến xe đầu tiên của chương trình đã xuất phát từ Đà Lạt, chở theo 5 tấn bắp cải của chương trình, và 1,8 tấn rau tần ô, do cô Nguyễn Thuỷ và team của cô ấy gởi tặng bà con Sài Gòn.

Chúng tôi sẽ giao cho anh Hoàng, thuộc đội thiện nguyện Sài Gòn Vùng Ven, 1 tấn bắp cải, và 600kg tần ô, anh Phạm Văn Dũng, người làm từ thiện bền bỉ nhất mà tôi biết từ lâu nay, 1 tấn bắp cải và 600kg tần ô. Số lượng còn lại sẽ do bộ phận điều phối tại Sài Gòn phân bổ. Ngày mai sẽ có chuyến tiếp theo.

Do xe chỉ được phép dừng tại một điểm, nên toàn bộ sẽ đổ xuống điểm tập kết ở Cửa hàng cây kiểng Phương Nam 123 Lê Quyên phường 5, quận 8. Sau đó, bộ phận vận chuyển của anh Tùng, phối hợp với anh Tài, thuộc nhóm vận chuyển từ thiện, sẽ tổ chức giao đến các điểm.

Chân thành cám ơn cô Nguyễn Thuỷ và team của cô. Cám ơn tất cả các bạn đã đóng góp tiền, và động viên tôi cùng các bạn như gia đình chị Trần Thị Mỹ Chi và anh Tám Cỏ, con của hai bạn là bạn Tùng Trương, thực hiện chương trình này.

Mọi người vui lòng đăng kí nhận rau tại bộ phận điều phối tại Sài Gòn. Cám ơn mọi người.

clip_image008

NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH

FB Đoàn Ngọc Hải

Thành phố Hồ Chí Minh 19giờ36 phút tối nay thứ 5 ngày 05-8-2021.

Kính gửi bà con cô bác trong và ngoài nước đã ủng hộ cho QUỸ VÌ ĐỒNG BÀO.

Kính gửi bà con cô bác là những người lao động nghèo ở các tỉnh về Sài Gòn mưu sinh (bán vé số dạo, nhặt ve chai, phụ hồ...).

Tôi bị chặn Facebook 07 ngày vừa qua nên tôi không thể báo cáo thu, chi và tồn quỹ hàng ngày vào mỗi buổi tối đến với mọi người theo quy định mà tôi đã đề ra. Dù bất cứ vì lý do gì tôi cũng thành thật gửi lời xin lỗi đến tất cả bà con cô bác trong và ngoài nước.

Vừa qua mỗi ngày tôi nhận được cả ngàn cuộc gọi và tin nhắn. Tôi đã quá tải, riêng việc trả lời tin nhắn tôi đã không còn thời gian và sức khỏe, quỹ và sức người của tôi có hạn mong bà con cô bác nghèo thông cảm tôi vẫn chưa thể và không thể đến hết được với tất cả người nghèo.

Trong những ngày vừa qua đích thân tôi đã chở hàng chục tấn gạo, gần 10 tấn thịt đến với hàng ngàn bà con lao động nghèo đang ở trọ thuê, đang bị cách ly trên địa bàn quận Tân Phú, quận 3, quận 1, thành phố Thủ Đức, quận 7, quận 4, quận 8, quận 12, tỉnh Bình Dương... có quận tôi đã chở nhiều chuyến thịt, gạo như quận 4, quận 8, thành phố Thủ Đức, quận 7, quận 12. Mỗi ngày tôi chở 02 chuyến sáng và chiều, mỗi ngày từ 300 đến 500kg thịt, sữa cho các cháu trong khu cách ly và nhiều tấn gạo (gạo của chùa Vĩnh Nghiêm tặng bà con nghèo). Buổi trưa tôi phải ngủ một chút vì tôi bị bệnh huyết áp cao thì chiều tôi mới có thể lái xe tiếp được tốt và an toàn (số liệu mua thịt trong 7 ngày qua sẽ công khai trong báo cáo hàng ngày ở mục chi và số tiền mua thịt chỉ chuyển khoản).

Từ những lần thực tế tận mắt với bà con nghèo ngoài tỉnh đang ở trọ tại các khu dân cư nghèo tôi đã quyết định đến trại hòm Tân Lập 85 Hoàng Văn Thụ, phường 15, quận Phú Nhuận gặp Cô Đào 83 tuổi, Cô là chủ trại hòm này. Khi nghe tôi trình bày muốn mua áo quan làm từ thiện cho người lao động nghèo ngoài tỉnh về Sài Gòn mưu sinh không may qua đời vì tai nạn giao thông, vì tai nạn lao động, bệnh già...(chiếc áo quan đối với gia đình họ là cả một vấn đề). Cô Đào đã nắm chặt tay tôi và nói: Cô sẽ giúp Hải và giúp quỹ, sự hỗ trợ rất lớn, quỹ chỉ trả cho Cô một phần nhỏ. Cô yêu cầu tôi không công khai chi tiết số tiền chênh lệch sự giúp sức của Cô trong mỗi chiếc áo quan tặng người nghèo. Gia đình Cô làm nghề này đã 04 đời.

Con xin được thay mặt QUỸ VÌ ĐỒNG BÀO mãi mãi trân trọng cảm ơn tấm lòng thiện nguyện của Cô (chương trình áo quan cho người nghèo lâu dài).

Những gia đình nghèo nào ngoài tỉnh có người không may qua đời (bán vé số dạo, nhặt ve chai, phụ hồ...) cầm giấy chứng tử bản chính đến nhà riêng của tôi 246/11 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh để nhận áo quan. Nếu vì lý do nào đó mà không có giấy chứng tử thì tôi sẽ nhờ người xác minh thật, giả ngay để nhanh chóng giao áo quan cho gia đình người đã qua đời. (phục vụ 24/24 giờ).

QUỸ VÌ ĐỒNG BÀO sẽ cố gắng lo cho bà con nghèo cái ăn khi lúc gặp khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh... cái áo quan khi không may qua đời.

Tôi còn sống ngày nào, giờ nào là trong đầu tôi còn nghĩ đến bà con nghèo và chân tay tôi còn hành động cho bà con nghèo trong khả năng tôi có thể hết sức để làm.

Kính chúc bà con cô bác nghèo luôn khỏe, may mắn và hạnh phúc.

Trân trọng!

Đoàn Ngọc Hải (Ksor Hải)

Ghi chú: tôi đã chính thức chuyển qua lái chiếc xe cứu thương mới 51B 50934 do vợ chồng nghệ sĩ Việt Hương mua tặng tôi.

Tôi nhận chở hài cốt liệt sĩ về quê miễn phí bất kể nơi đâu. Liên hệ với tôi 0902976979, xin nhắn tin-tôi sẽ trả lời.

Tôi sẽ thường chở bệnh nhi nghèo về quê miễn phí ở 02 bệnh viện nhi trung ương ở Hà Nội và bệnh viện nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh (huyện Bình Chánh).

QUỸ VÌ ĐỒNG BÀO, tài khoản Đoàn Ngọc Hải 6868 9 6868 9 ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thủ Đức.

Mỗi người ủng hộ mười ngàn đồng, hai mươi ngàn đồng... các bạn và tôi sẽ làm nên những điều kỳ diệu cho họ.

PVOIL Việt Nam đồng hành với hành trình này.

“CHỈ TÌNH THƯƠNG Ở LẠI” (*)

FB Miền Tỉnh Thức Sài Gòn

"9g đêm hôm qua nhận một cuộc điện thoại kêu cứu tìm nguồn cung cấp bao bọc tử thi! Chưa bao giờ mình nghĩ sẽ có ngày phải đi tìm mua mặt hàng đau đớn này. Anh em MTT đêm qua phải lùng sục mọi mối quan hệ ngoài HN, gọi các cơ sở chuyên cung cấp cho PCCC, cứu hộ cứu nạn... và đang chờ trả lời.

Cả ngày hôm qua team MTT ở SG cũng tìm các cách để làm sao tiếp oxy nhanh đến các bệnh viện và trung tâm y tế quận (tầng 3 trong tháp bệnh viện điều trị Covid). Phải hỗ trợ oxy cho những nơi này, để họ giữ hơi thở của các bệnh nhân F0 chưa hoặc vừa có triệu chứng chuyển nặng, giảm tải cho các bệnh viện tầng 1, 2 (vì cũng không còn có thể tiếp nhận). Có chứng kiến bệnh nhân ra đi vì không có oxy để thở thì sẽ thấm thía lời Phật dạy “đời người chỉ dài bằng một hơi thở”, bởi thở vào mà không thở ra thì xem như mất mạng.

Cũng có chút niềm vui là ngày hôm qua Chương trình "Chỉ tình thương ở lại" tiếp tục hỗ trợ máy thở, khẩu trang N95 3M, đồ bảo hộ PPE đến với 2 bệnh viện (Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông và Bệnh viện dã chiến thu dung số 6) và Trung tâm y tế Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức."

- Trương Xuân Hạnh, TNV chương trình -

#chitinhthuongolai

Website chương trình: https://chitinhthuongolai.org/

clip_image002[1]

- Chương trình trao tặng vật tư y tế đến Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông (Số 50 Lê Văn Việt, Phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức)
- Thời gian trao: 04/8/2021
- Số lượng quà trao tặng: 
+ 1250 đồ bảo hộ cấp 4 - trị giá 206.250.000; 
+ máy thở cố định cao cấp MV2000 EVO5, hãng Mek-ics - trị giá 385.000.000
+ Tổng trị giá quà trao tặng: 591.250.000

clip_image004[1]

clip_image006

    - Chương trình trao tặng vật tư y tế đến Bệnh viện dã chiến thu dung số 6 (Khối chung cư R1, Khu tái định cư 38,4 ha phường An Khánh, TP. Thủ Đức)

    - Thời gian trao: 04/8/2021

    - Số lượng quà trao tặng:

    + 600 đồ bảo hộ cấp 4 - trị giá 99 triệu;

    + 3000 khẩu trang N95 (được tài trợ) - trị giá 23.400.000;

    + thuốc (được tài trợ) - trị giá 5.770.000.

    + Tổng trị giá quà trao tặng: 128.170.000.

    (*)“Chỉ Tình Thương Ở Lại” là chương trình hỗ trợ hoàn toàn phi lợi nhuận, và nương nhờ vào tình thương của những tấm lòng hảo tâm trong và ngoài nước dành cho người dân Sài Gòn khi đứng trước làn sóng hiểm nguy dồn dập của đại dịch.

    Chương trình Thiện nguyện Hỗ trợ “Chỉ Tình Thương Ở Lại” được khởi xướng và dẫn dắt bởi Thầy Minh Niệm và Cộng đồng Miền Tỉnh Thức trong và ngoài nước

  • Hotline: +84 347 05 1017

  • Email: info@chitinhthuongolai.org

  • Website: chitinhthuongolai.org

LEO MÁI NHÀ (*)

FB Peter Ngữ Lê

Các nữ tu leo lên mái nhà cheo leo để thòng rau quả xuống chia sẻ với người nghèo. Khi con tim đong đầy yêu thương thì sẽ có những sáng kiến để vượt qua những trở ngại và lan toả yêu thương clip_image010Rất cảm động…clip_image010[1] Các Soeurs dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân- Huế đang phục vụ ở Cộng Đoàn Khiết Tâm, Thủ Đức- Sài Gòn clip_image010[2]

P/S: một người hàng xóm bắt được quả tang các Soeurs leo mái nhà, thanks FB An Le! Cuộc sống này cần những việc làm chan chứa yêu thương như thế clip_image012

clip_image014

*Nhan đề của Văn Việt

ƠN GỌI THỜI COVID

Têrêsa Nguyễn Thị Dung – TGP Sài Gòn, 06/08/2021

clip_image016

TGPSG -- Trình thuật Mc 16, 9-15 kể về việc Đức Giêsu Phục sinh hiện ra và sai phái nhóm Mười Hai đi rao giảng Tin Mừng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Suy niệm đoạn Tin Mừng này dưới góc nhìn của một nữ tu đã được thánh hiến, được tuyển chọn và được sai đi trong tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng trên địa bàn Sài Gòn…đã thôi thúc tôi xác tín hơn về sứ vụ của mình.

1. Nhận ra ơn gọi được sai đi

Chắc chắn Chúa không trực tiếp sai tôi đi như sai nhóm Mười Hai tông đồ, nhưng trước tình hình dịch bệnh với vô số anh chị em bệnh nhân đang phải đối diện với đau khổ, sợ hãi và hoang mang, Chúa đã sai tôi qua các "trung gian" của Ngài. Vì thế, tôi đã hăng say lên đường để đến với các bệnh nhân. Tự kiểm điểm bản thân, tôi biết mình còn "non" và "xanh" lắm! Non vì sức tôi có hạn, xanh vì tôi cũng sợ Covid như mọi người chứ đâu có anh hùng! Nhưng khi trở về với lòng mình, trong đêm thanh vắng đối diện với Chúa Giêsu Thánh Thể (từ xa), trong đầu tôi xuất hiện câu nói “Ghét của nào trời trao của ấy”. Quả thật, kinh nghiệm cuộc sống đã cho tôi thấy những việc xảy đến với tôi đều nằm ngoài ý muốn của tôi.

Sự giằng co xen lẫn chút lo sợ, nhưng tôi vẫn muốn trải nghiệm và thử sức…Khi tôi nhớ lại lời của tiên tri Amốt: “Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung, Chính ĐỨC CHÚA đã bắt lấy tôi khi tôi đi theo sau đàn vật, và ĐỨC CHÚA đã truyền cho tôi : "Hãy đi tuyên sấm cho Ít-ra-en dân Ta."” (Am 7,14-15), tôi đã vui vẻ đón nhận ý Chúa. Tôi tin Chúa sẽ thêm sức cho tôi như Ngài đã đồng hành với Amốt. Tuy nhiên, tôi vẫn có một chút trăn trở và lo âu bởi vì tôi không biết bản thân sẽ làm được gì khi đến với các bệnh nhân, chuyên môn nghiệp vụ tôi không có, tôi phải ứng xử với người bệnh thế nào đây?

Thêm một lần nữa, câu nói của Thánh Phaolô hiện lên trong suy tưởng “Ơn ta đủ cho con” (2Cr 12,9) đã giúp tôi có thêm động lực để dấn thân. Tôi tin rằng Thánh Thần đã biến đổi nhóm Mười Hai thì chắc hẳn Ngài cũng có cách để biến nỗi lo âu sợ hãi trong tôi nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và tôi tự nhủ: “Cô vít với chả cô veo, nó không đáng sợ đâu…”. 

Trong cách thực hành việc đạo đức, nếu con người chỉ quy về cho bản thân thì Chúa Thánh Thần đâu còn chỗ để thi thố quyền năng của Ngài. Tôi xác tín chính Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn tôi và thúc đẩy tôi thêm can đảm để tin tưởng rằng mọi việc thiện hay việc đạo đức mà mình muốn làm thì Ngài luôn hiện diện và tiếp sức cho.

2. Ơn gọi thời Covid

Ngày đầu tiên bước vào phòng bệnh, tôi đã tiếp xúc với nhiều bệnh nhân F0 đang nằm bất động, họ cần được hỗ trợ bằng các máy móc, dây dợ chung quanh người! Tôi chả hiểu sao lại có nhiều dây đến thế? Còn tôi, khi khoác trên người bộ áo bảo hộ màu trắng kín mít như người tuyết, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng máy móc pip pip… Lúc đó, quả tim tôi run lên bần bật. Tôi hoang mang lo sợ, nước mắt chảy ra và càng thấm thía câu nói “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” hơn bao giờ hết.

Trong thinh lặng, tôi tự hỏi sao mình lại khóc? Có ai bắt tôi làm đâu? Tôi tự nguyện mà? Lúc này, tôi đang ở trong bệnh viện này để làm gì? Tôi chẳng nhớ ngày giờ bắt tay vào việc trong vai trò là “người nhà của bệnh nhân”. Phải chăng đây là cơ hội để tôi thể hiện chân dung người nữ tu của mình ngay tại bệnh viện này?

Gương Cha Thánh Đaminh và các ngôn sứ đã cho tôi thấy rằng, những người bình thường vẫn hay được Thiên Chúa trao cho một sứ vụ khác thường để làm chứng cho Chúa ngay trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế phản ứng tự nhiên của con người là thân thưa với Chúa về sự thật bất xứng, bất lực của mình trước sứ vụ được trao. Khi đó, các ngài được Chúa trấn an bằng chính sự hiện diện của Ngài và bằng quyền năng của Thánh Thần.

Hiện nay, tôi đang phục vụ bệnh nhân hồi sức, gồm hơn sáu mươi giường bệnh. Tôi bắt đầu quen với công việc chăm sóc bệnh nhân của mình. Trước mỗi ca trực, tôi thường rảo qua các phòng bệnh một lượt và không quên đem theo nước, bánh, sữa cho các bệnh nhân cùng với sự ân cần lễ phép “con mời cô, mời chú… dùng nước, bánh, sữa ạ”. Các cô chú có cần hỗ trợ gì cứ nói, con sẽ giúp ạ... và các bệnh nhân đáp lời: Tôi cám ơn sơ nhiều, may mà có các sơ chứ không biết phải làm sao nữa.

Có lần, tôi vào phòng bệnh mà không có bánh, tôi đã bị nhắc khéo: “Sơ ơi cho xin thêm bánh đi, uống thuốc vào con đói lắm”. Sau đó, vài bệnh nhân nói với tôi: “Sơ ơi! Sơ xem giúp con mặc tã đúng chưa?", "Sơ ơi tôi bị bệnh gì mà người ta nhốt tôi ở đây vậy?", "Khi nào tôi được về nhà?", "Tôi chẳng biết lối nào để đi nữa hay sơ giúp đưa tôi về được không?". Nghe vây, tôi ân cần đáp lại: "Dạ! con vào đây để giúp cô chú mà, cô chú phải ăn nhiều vào để mau chóng khỏe lại thì con mới đưa về được!". Nghe vậy, có bệnh nhân đùa: "Thế sơ có trái cây hay có bia không? Cho con xin ít đi, con thèm quá!".

Hiện giờ, các bệnh nhân đã biết và quen các sơ nên mỗi lần vào phòng bệnh là các bệnh nhân thi nhau nhờ giúp, nói chuyện rôm rả. Bác sĩ trưởng khoa và Dược sĩ Thoan nói: “Sao bệnh nhân khoa mình ăn uống nhiều thế, con thấy họ ăn liên tục”.

Thế đó, ơn gọi thời Covid của tôi chẳng khác gì một cô bảo mẫu! Nhưng qua những việc nhỏ bé mà chúng tôi giúp các bệnh nhân hàng ngày đã cho tôi xác tín rằng chính Chúa muốn gửi chị em chúng tôi đến đây phục vụ. Mặc dù chẳng quen biết, chẳng có họ hàng, nhưng chị em chúng tôi ai ai cũng nhiệt tình, năng nổ chăm sóc cho các bệnh nhân như những người ruột thịt của mình. Trong cầu nguyện, tôi sực nhớ lời Chúa Giêsu đã nói: “Khi các con làm cho một trong những kẻ bé mọn đây là các con đang làm cho chính Ta vậy”. Ơn gọi của chúng tôi là thế, được sai đi để phục vụ. Bởi thế, đời sống của người tu sĩ không chỉ gò bó trong 4 bức tường với những giờ kinh sách đúng giờ giấc nhưng là ra đi để phục vụ anh chị em muôn phương.

3. Đôi điều cảm nghiệm về sứ vụ trong mùa Covid

Là một tu sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch, tôi thấy mình khá liều và không còn cảm thấy sợ hãi giống như "chiên con” phải đi vào… giữa tâm dịch nữa! Cuộc chiến chống Covid đã cho tôi nhiều cảm nghiệm thú vị.

Tôi đã chứng kiến và thấy thực tế đất nước chúng ta vẫn còn rất nhiều tấm lòng vàng, sẵn sàng sẻ chia tình người giữa đại dịch. Cụ thể, nơi các bác sĩ, điều dưỡng và các tình nguyện viên, thường ngày họ chỉ làm việc theo hành chính và chuyên môn, bây giờ họ kiêm luôn cả vai trò của hộ lý khi thay tã và làm vệ sinh cho các bệnh nhân. Các mạnh thường quân cũng sẵn sàng “chi mạnh” để cứu người. Các cấp lãnh đạo cũng căng đầu tính toán, nghĩ ra đủ cách để đảm bảo các chốt giữ an toàn cho dân và gìn giữ môi trường sống ngày một tốt hơn.

Hơn bao giờ hết, “bình an và bình thường” trở thành khao khát chung của cả nhân loại trong cơn đại dịch. Dịch bệnh đã cho thấy “Người giàu cũng khóc”. Họ khóc vì dù có lắm tiền nhiều của thì bây giờ cũng khó mua được một mớ rau xanh, chứ nói chi đến việc mua sức khỏe và hạnh phúc… Dịch bệnh đã tàn phá kinh tế, môi trường và nhất là mạng sống con người. Mọi người đều ước mong được trở lại cuộc sống bình thường vốn có.

Tự đáy lòng, tôi thầm tạ ơn Chúa vì qua cơn dịch bệnh này, tôi biết trân quý những gì đang có: Sức khỏe, tình người, môi trường sống… Bệnh nhân 6022 đã chia sẻ với tôi: “Tôi theo đạo Phật nên từ trước đến giờ tôi không có ý niệm gì về các sơ cả. Qua dịch bệnh này, tôi mới biết các sơ. Thật lòng tôi chỉ biết cúi đầu”. Tôi chẳng mong nhận được lời cảm ơn từ các bệnh nhân, nhưng tôi thấy mừng vì họ vui khỏe hơn và nhận thấy một sự nối kết rất lạ kỳ giữa thời dịch bệnh.

Qua việc phục vụ bệnh nhân Covid, tôi càng hiểu rõ hơn về gương mẫu phục vụ của Chúa Giêsu: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Người còn dạy các môn đệ rằng: “Vua các dân thì dùng uy mà thống trị… nhưng giữa anh em không phải như thế” ( Lc 22,25- 27). Quả thật, trong thời gian dịch bệnh đã không còn tồn tại sự phân biệt giữa người (bệnh nhân) giàu nghèo hay thuộc tôn giáo nào…mà chỉ có chung một mục đích: các bệnh nhân mau bình phục và cầu mong dịch bệnh mau chấm dứt.

Tôi thầm cảm tạ Chúa vì Ngài đã cho tôi được làm con Chúa, được sống ‘Ơn Gọi’ dâng hiến và được thấy sứ mạng của chúng tôi thật ý nghĩa trong thời dịch bệnh.

Têrêsa Nguyễn Thị Dung
Dòng Đaminh Gò Vấp

MUÔN KIỂU RÀO CHẮN CÁC CON HẺM TẠI TP.HCM

Y Kiện – Zingnews, 6/8/2021

Nhiều tuyến đường, con hẻm tại TP.HCM được phong toả bằng dây kẽm gai, cành cây khô, đồ vật hỏng... để siết chặt chuyện đi lại của người dân.

clip_image018

Sau 28 ngày áp dụng Chỉ thị 16, chiến lược chống dịch tại TP.HCM có nhiều điều chỉnh để khắc phục những hạn chế, nhất là việc nhiều người dân ra đường không có lý do chính đáng. Tại TP Thủ Đức, đọan đường Nguyễn Quý Đức (quận 2 cũ) bị lực lượng chức năng giăng kẽm gai để kiểm soát tình trạng đi lại của người dân.

clip_image020

Việc rào nhiều tuyến đường và hẻm là một trong các biện pháp hạn chế người dân đi lại, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch, giữ vững, mở rộng vùng an toàn.

clip_image022

Nhiều rào chặn do chính người dân lập nên để bảo vệ cộng đồng dân cư của mình.

clip_image024

Trước tình hình lực lượng chứng năng mỏng, không thể chia ra trực hết tất cả các hẻm, nên nhiều nơi đã chọn cách rào cứng lại bằng vật dụng khác nhau.

clip_image026

Đoạn đường Ung Văn Khiêm hướng ra đường Điện Biên Phủ được rào chắn bằng các cành cây khô.

clip_image028

Bất kỳ vật dụng nào cũng có thể được trưng dụng để chặn các con hẻm.

clip_image030

Theo quy định, người cố tình trốn khỏi khu cách ly, khu phong tỏa là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

clip_image032

Đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2 cũ) cũng bị giăng kẽm gai. Theo quan sát của phóng viên, người dân tại khu vực này chấp hành khá tốt, không có trường hợp nào tự ý leo rào di chuyển ra ngoài.

 

 

CHA XỨ CHĂM LO CHO NGƯỜI NGHÈO TRONG ĐẠI DỊCH COVID

TGP Sài Gòn, 07/08/2021

clip_image034

TGPSG -- "Chỉ có các cha xứ và các gia đình mới biết được những người nghèo khổ đang ở tản mát khắp nơi trong địa bàn giáo xứ"

Hướng ứng lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, cha Vinh sơn Nguyễn Minh Huấn – chánh xứ Hoàng Mai – đã nói với tôi: "Con để ý trong các khu nhà trọ xem có ai khó khăn về vật chất, kể cả lương giáo cha sẽ gửi quà chia sẻ với họ."  Từ đó tôi đã nhận từ nơi cha xứ những phần gạo, mì tôm, trứng, rau xanh... đến các gia đình nơi xóm trọ để trao tận tay.

clip_image036

clip_image038

Ngày 2-8-2021 cha Vinh Sơn Nguyễn Minh Huấn đã ngỏ lời với cha G.B Nguyễn Minh Hảo thuộc giáo phận Ban Mê Thuột:

“Kính thưa cha, Giáo xứ Hoàng Mai con phụ trách thuộc hạt Xóm Mới, Gò Vấp, với số giáo dân hơn 5000 người. Trong thời gian vừa đại dịch vừa qua đã có trên 300 gia đình bị phong tỏa, hiên nay còn khoảng 80 hộ gia đình còn bị phong tỏa, rất nhiều những anh chị em ở phòng trọ từ các tỉnh đến thành phố đi làm đang gặp khó khăn. Vì thế con xin cha và cộng đoàn có thể giúp đỡ cho những anh chị em này trong giai đoạn khó khăn không thể xoay xở được. Mặc dù con cũng đã cố gắng lo lắng cho họ cũng như đi xin chỗ này chỗ khác nhưng lực bất tòng tâm. Xin cha và công đoàn chia sẻ. Xin Chúa ban muôn phúc lành cho cha và quý vị.”

clip_image040

clip_image042

Đáp lại lời ngỏ của cha Vinh sơn Nguyễn Minh Huấn, các cha và bà con Kinh Thượng, lương giáo mọi miền trên ba tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, chung góp những món quà: từ Ea HLeo, qua Nam Thiên đến Châu Sơn, về Trung Tâm Sắc Tộc, cho đến Bùi Phát, huyện Đăk Song, Đăk Nông. Rồi hai xe tải đã chở một khối tình thương Ban Mê Thuột nặng 32 tấn lên đường (lần lượt từ lúc 18g và 22g), chạy suốt đêm, vượt qua mọi cung đường quanh co, lên đồi xuống lũng...

clip_image043

Vào lúc 2g30 sáng thứ Năm ngày 5-8-2021, chiếc xe tải mang biển số: 47C 099.72, từ Ban Mê Thuột đã chở 15 tấn hàng xuống khuôn viên nhà thờ Hoàng Mai.

Tiếp theo lúc 5g30 chiếc xe tải mang biển số: 47C 085.23, cũng từ Ban-Mê-Thuột chở 17 tấn hàng.

Ra đón nhận có cha chánh xứ Vinh sơn và 10 anh em thiện chí của giáo xứ. Khuôn viên nhà thờ Hoàng Mai hôm nay đầy ắp các loại: gạo, mì tôm, chuối, thanh long, bơ sáp, bắp cải, cải thảo... Sau khi xuống hàng cha xứ Hoàng Mai đã điện thoại cho các anh em thiện chí giáo xứ Tử Đình đến nhận 15 tấn hàng về chia cho bà con tại giáo xứ, ngài cũng gọi điện thoại cho các dòng tu đến nhận quà.

clip_image045

clip_image047

Cha Vinh Sơn nói: “Từ 2g30 sáng tới lúc này đã là 8g30, hơi mệt nhưng rất vui, chúng tôi đón nhận nhiều tấn hàng tình thương, do các cha và con lương giáo miền Tây Nguyên, giáo Phận Ban Mê Thuột, gửi tặng bà con nghèo trong đại dịch Covid này. Chúng tôi sẽ phân chia cho bà con giáo xứ Tử Đình, các gia đình trong giáo xứ, các gia đình trong khu nhà trọ và các dòng tu. Xin cảm ơn cha Hảo, và tất cả mọi người, đã hy sinh vất vả để chia sẻ cho chúng tôi những phần quà này.”

Ông Giuse Nguyễn Trung Hiếu - Chánh Trương giáo xứ Tử Đình - nói: 'Chúng con cám ơn cha Hảo và tất cả bà con Giáo phận Ban Mê Thuột, đã thương nhớ đến giáo xứ Tử Đình chúng con. Chúng con rất cảm động trong lúc khó khăn bởi dịch Covid, chúng con đã nhận những món quà này. Xin Chúa trả công bội hậu cho quí vị.”

clip_image049

Sau đó các ông trùm và anh em thiện chí đã chở quà về các giáo khu để chia cho các gia đình, ưu tiên nhất là các hộ nghèo.

G.B Nguyễn Tài

CHỦ PHẢI ĐI CÁCH LY KHÔNG TIN TỨC, CHÚ CÚN VẪN ĐỢI ĐÃ 2 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN…

FB Hoàng Nguyên Vũ

Một bác sĩ BV Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp (Q8, TP. HCM) hôm nay chia sẻ bức ảnh chú cún nằm đợi chủ đã 2 tuần tại BV này.

2 tuần trước, người chủ dẫn đến đây khám cô vít, em cún được dắt theo. Khi vào khám bệnh, chủ để em ở phía ngoài, nhờ nhân viên y tế trông hộ.

Thế rồi người chủ không trở lại. Người này có kết quả dương tính, phải đi cách ly luôn, không được quay lại nhắn ai trông bé cún và cũng không kịp tạm biệt em.

Chắc người chủ độc thân, đã lường trước khả năng mình mắc bệnh nên đã mang em cún theo khi đi khám, hơn là để em ở nhà một mình không ai chăm sóc, nếu mình đi cách ly.

2 tuần rồi cún vẫn ở đó, được các bác sĩ và nhân viên y tế cho ăn và dẫn đi vệ sinh. Cún vẫn nằm yên đó chờ chủ về, không đi đâu và không theo ai, dù có người muốn dắt em về nhà nuôi để em đỡ buồn.

Không biết người chủ của em cún bây giờ ra sao. Hy vọng bạn ấy sẽ sớm khoẻ mạnh để trở lại đón em cún về nhà.

Một câu chuyện nhỏ rất nhói lòng, của Sài Gòn những ngày tháng này…

clip_image051

"SÀI GÒN CỐ LÊN"

Kiro Đinh

Mình sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn từ nhỏ nhưng chưa quay 1 video nào về Sài Gòn cả, không vì dịp gì cả mình chỉ muốn ra đường ghi lại những hình ảnh ở Sài Gòn, và bây giờ mình lại có dịp sử dụng những footage này để làm thành 1 video gợi nhớ lại thời gian nhộn nhịp của Sài Gòn trước dịch. Hy vọng dịch bệnh sớm qua mau mọi thứ sẽ mau trở lại như trước!

SÀI GÒN

Dzung

Hôm nay Sài Gòn trải qua hơn 60 ngày giãn cách, “Thành phố không ngủ” nay đã im lìm từ 18h tới 6h sáng hôm sau. Đây thực sự là một quãng thời gian kì lạ và khó khăn với Sài Gòn, với những con người gắn bó với mảnh đất này. Cá nhân tôi không muốn nói lên những lời hi vọng hay cầu chúc gì cao siêu. Chỉ mong bình an và sức khoẻ luôn ở bên tất cả mọi người.

Hôm nay xin cùng với 2 người anh em Trần Hậu và Cường Nhóc gửi tới mọi người bản hoà tấu với tựa đề “Sài Gòn” như một sự chia sẻ về cảm xúc cũng như tinh thần trong quãng thời gian này. Đây là nhạc phẩm được sáng tác bởi cố nhạc sĩ Y Vân thường được biêt tới với câu điệp khúc “Sài Gòn đẹp lắm”.

Sài Gòn đẹp lắm, đẹp dù có đang yên ắng, dù có đang nhiều phiền muộn. Và sẽ một ngày sớm thôi Sài Gòn lại đẹp nhất với những gì là Sài Gòn!

-----

“Sài Gòn”

- Composed by NS Y Vân

- Arranged by Dzung

- Mix & Master by Tran Hau

- Video edited by Dzung

- Tran Hau: Drum

- Cuong Nhoc: Bass

- Dzung: Guitar & Synthesize

ẢNH Minh Hòa

Đường Nguyễn Huệ chiều hoàng hôn cuối tuần...không một bóng người !!!

SaiGon đêm "giới nghiêm" thứ 13

Aug 6, 2021

Minh Hoà Photography

Instagram: minhhoaphoto

clip_image053

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Dân thành phố sống chậm

clip_image055