Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

Quyền con người và tương lai giáo dục

Thái Hạo

Theo VietNamnet (https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dieu-tra-video-giang-vien-dai-hoc-phat-ngon-phien-dien-ve-cong-tac-phong-dich-763804.html), đoạn hội thoại trong hình là lời của nữ giảng viên và sinh viên Đại học Duy Tân (Đà Nẵng). Tờ báo cho biết đây là những “phát ngôn sai lệch, gây bức xúc” và công an Đà Nẵng đang điều tra.

Điều làm tôi khó hiểu đến mức như thấy một sự quái gở là tại sao lại “điều tra” một phát ngôn bình thường như thế?

Nữ giảng viên hỏi: “Từ đầu mùa dịch tới giờ Chính phủ đã hỗ trợ cho em cái gì chưa? Đã tiếp cận được vắc xin chưa?”, SV trả lời “Em không nằm trong diện hỗ trợ”. Câu hỏi trên có gì sai chăng? Nó chỉ là việc muốn biết một thông tin rất thông thường, không có gì là “nhạy cảm, bí mật” hay sai trái, vi phạm gì cả.

Hay là chỗ cần điều tra nằm ở đoạn dưới nhỉ? “Có dân nước nào chạy 1.500km về quê, như vậy hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém đúng không?” Câu hỏi này vi phạm gì ư? Tất nhiên đây là một câu hỏi tu từ, nhằm ý khẳng định rằng rất hiếm có “dân nước nào chạy 1.500km về quê” như nước ta. Điều này là sự thật và cái sự thật ấy ai cũng thấy, và điều đó chứng tỏ “hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém” – điều này lại cũng đúng nữa, không hề có một chút sai lệch nào. Nếu cô giáo nói “hệ thống an sinh xã hội của chúng ta không có hoặc vô hiệu thì mới là nói sai chứ!

Vậy rốt cuộc thì cô giáo đáng bị “điều tra” vì lý do gì? Hay là tại Cô nói “cô cảm thấy rất nhục nhã vì điều đó”? Chuyện tâm trạng vui, buồn, tự hào, nhục nhã là tình cảm cá nhân lành mạnh của con người, tại sao việc “thấy nhục” khi chứng kiến cảnh đồng bào vất vả gian lao mà bản thân không làm gì để giúp được lại đáng bị “điều tra xử lý”?

Một con người, với những quyền sơ đẳng của nó là nói ra suy nghĩ, tâm trạng, tình cảm của mình, đó phải là một điều hiển nhiên như hít thở không khí từng giây từng phút. Nhưng nhất là ở đây, một giảng viên đại học, thì càng cần chính kiến và lòng trắc ẩn với đồng bào đồng loại, vì thế việc nói ra lại càng phải được khuyến khích chứ? Hay là Đà Nẵng và ngành giáo dục nói chung muốn tất cả giảng viên và giáo viên trong hệ thống giáo dục phải là những kẻ vô cảm, vô trí, luôn bưng tai bịt mắt với nỗi đau và sự gian nguy của nhân dân?

Khi nào trong giáo dục còn kiểm soát suy nghĩ và tình cảm của con người thì khi đó mọi “cải cách đổi mới” chỉ là việc làm vô ích, hoàn toàn lãng phí tiền bạc và hao tốn sức lực của xã hội.

Sau sự kiện này, có lẽ sẽ không còn một tiếng nói trung thực thật thà nào trong ngành giáo dục ở Đà Nẵng (và Việt Nam) cất lên nữa cả. Và chúng ta chỉ còn thấy những giảng viên và giáo viên an phận, hèn nhát, vô cảm. Đà Nẵng và ngành giáo dục chỉ muốn dùng loại người ấy để dạy dỗ con người ư, hòng đưa đất nước tiến lên?

Cô giáo không vi phạm Hiến pháp và Pháp luật, càng không vi phạm đạo đức nhà giáo. Cô cần được khen ngợi vì đã nói tiếng nói của một công dân có trách nhiệm với đất nước, đã nói tiếng nói hiểu biết và nặng tình cho học trò để chúng biết và yêu thương đồng bào.

Giáo dục và giáo dục đại học Việt Nam nói chung sẽ vĩnh viễn không thể “đối mới” được nếu những hành xử kiểu khủng bố này còn được duy trì. Vì con người, vì quốc gia dân tộc hãy tôn trọng người thầy, cổ xúy họ nói thẳng nói thật, nói chân thành và tha thiết về hiện tình đất nước. Chỉ có như thế thì nền giáo dục và xã hội mới có tương lai.

Có thể là hình ảnh về văn bản