Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 161): Trịnh Công Sơn: Cho Một Người Vừa Nằm Xuống

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2021)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Cho Một Người Vừa Nằm Xuống – Sáng tác: Trịnh Công Sơn

Trình bày: Khánh Ly

Đọc thêm:

Đằng sau ca khúc “Cho một người vừa nằm xuống”

(Nguồn: Hợp Âm Việt)

Rất nhiều người đã nghe bài hát “Cho một người vừa nằm xuống” từ sau biến cố Tết Mậu Thân, năm 1968, nhưng chắc ít ai biết rõ những tình tiết đưa đến sự ra đời của nhạc phẩm này, để đến cả 40 năm sau vẫn còn có người muốn tìm hiểu.

Với những ai không quen biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS) – là tác giả bản nhạc – dù có nghe, hay đọc kỹ lời ca cũng khó có thể biết nhân vật được nói đến là ai; chỉ biết người ấy mới qua đời, và lúc còn sống đã có dịp bay cao trên trời.

Để hiểu rõ câu chuyện, có lẽ phải nhìn lại từ năm 1962. Đó là năm nữ ca sĩ Khánh Ly (KL) thật sự bước vào cuộc đời ca hát của mình, trình diễn ở phòng trà Anh Vũ, một trong vài phòng trà ca nhạc (sống) lúc nào cũng chật ních giới thưởng ngoạn, trên đường Bùi Viện ở Sài Gòn.

Ca sĩ KL ghi lại trong “Chuyện kể sau 40 năm” – chú thích trong ngoặc đơn là của Nguyên Giao:  “… Tôi vẫn đi hát ở Anh Vũ, và chính ở đó, tôi gặp Trung úy Không quân Lưu Kim Cương. Sau buổi hát, anh chở anh Sơn (người anh ruột của KL – không phải là TCS) và tôi chạy vòng vòng Sài Gòn… hát tiếp những bài tôi vừa hát; Đặc biệt là bài ‘Anh Đến Thăm Em Một Chiều Mưa’ … Anh bảo … Mai (tên thật của KL) chọn bài có gout lắm, cứ như thế, và anh cũng muốn em giữ mãi nụ cười. Anh thích thấy em cười vì nụ cười đó sẽ mở cho em tất cả những cánh cửa … Cuộc gặp gỡ giữa anh em chúng tôi và Trung úy Lưu Kim Cương đơn giản như vậy. Tôi biết ơn anh vì anh là người duy nhất có cái nhìn thiện cảm với tôi. Anh là người đầu tiên và duy nhất khuyến khích tôi đi theo nghiệp dĩ này …

Cho một người vừa nằm xuống, còn có tên khác là Hát cho người nằm xuống là bài hát được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết khoảng giữa/cuối năm 1968, khi người bạn thân là Chuẩn tướng Không quân Lưu Kim Cương bỏ mình trong bom đạn. Lưu Kim Cương là tư lệnh Không đoàn 33 Quân lực Việt Nam Cộng hòa đến khi tử trận qua chiến dịch Mậu Thân đợt hai vào giữa năm 1968. Ông đã tử trận vì trúng đạn B-40 của quân đội miền Bắc Việt Nam, trong khi đang đi trên xe Jeep mang quân ra giải vây vành đai phi trường Tân Sơn Nhất vào sau Tết Mậu Thân 1968 (giai đoạn ác liệt nhất của Chiến tranh Việt Nam). (Theo wikipedia.org)

Nhưng cuối năm 1962, KL lại rời Sài Gòn lên hát cho một phòng trà khác ở Đà Lạt, và lưu lại đó 5 năm. Năm 1964, tại Đà Lạt, KL gặp một người nhạc sĩ nghèo. Anh đến với cô bình thản như cơn mưa dầm của Đà Lạt vào đêm hôm đó. Qua vài câu chuyện, cô và nhạc sĩ trở thành hai người bạn. Người bạn ấy không ai khác, đó là nhạc sĩ TCS. Rất nhiều lần TCS đề nghị KL về Sài Gòn đi hát với ông nhưng cô đều từ chối bởi cô yêu Đà Lạt, sự yên tĩnh thanh bình của Đà Lạt đã quyến luyến bước chân cô, không như Sài Gòn vốn đông người và luôn nhộn nhịp.

Đến năm 1967, ca sĩ KL tình cờ gặp lại nhạc sĩ TCS giữa giòng người đi lại trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn, vào một buổi chiều êm ả. Từ một đêm mưa của Đà Lạt đến một buổi chiều trên đường phố Sài Gòn, tất cả đã bắt đầu như đưa đẩy định mệnh.

Vài hôm sau, trên nền gạch đổ nát bãi đất rộng sau trường đại học Văn Khoa Sài Gòn, một quán lá sơ sài được dựng lên với cái tên là Quán Văn. Tại đây, giọng hát khàn đục, và lôi cuốn của KL đã làm ngẩn ngơ, bàng hoàng & ngất ngây cả một thế hệ với những bản tình ca, và Ca Khúc Da Vàng mới lạ của TCS.

Hãy nghe bà Đặng Tuyết Mai – trước là phu nhân của Thiếu tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ (NCK) lúc giữ chức Thủ tướng VNCH –  mô tả liên hệ giữa Lưu Kim Cương (LCK) và Trịnh Công Sơn (TCS) trong một cuộc phỏng vấn năm 2009 ở Hoa Kỳ:

… Anh LKC và chị rất là say mê nhạc của anh TCS và con người của anh TCS nữa. Chị hay nấu nướng. Trong Câu lạc bộ Không quân, anh LKC có một câu lạc bộ nhỏ là Mây Bốn Phương, luôn luôn kéo anh TCS vào đó. Chị đem đồ nhậu đến. Anh TCS làm được bài nhạc mới là hát, và hay tả cho nghe. Chị hay đến câu lạc bộ Mây Bốn Phương để nghe anh TCS đàn hát những bài hát mới. Giao tình của anh TCS với anh LKC rất mật thiết. Cũng lạ, một người rất là nhà binh, to lớn, cường tráng. Còn anh TCS rất là mỏng manh, ốm yếu. Nhưng hai người gần nhau vô cùng trong tình nghệ sĩ. Anh LKC có rất nhiều nghệ sĩ tính, hát rất hay. Thành ra, họ rất thân mến với nhau. Hàng tuần, họ gặp nhau hai, ba lần …

Từ năm 1967, NCK giữ chức Phó Tổng thống VNCH, có Trung tá LKC trong số những sĩ quan thân tín Không quân chung quanh.

Đúng mùng một Tết Mậu Thân (31 tháng Giêng năm 1968), một cánh quân của quân đội miền Bắc Việt Nam tấn công căn cứ Không quân trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Có mặt tại căn cứ, LKC đã “không quân đánh bộ” thành công chỉ huy đánh trả và chiến thắng hôm 23 tháng Hai, và được vinh thăng Đại tá.

clip_image001[4]

ĐTKQ-Lưu Kim Cương

Mặc dù bị tổn thất nặng nề trong cuộc tổng công kích đợt 1 Tết Mậu Thân, tới trung tuần tháng 4, 1968 quân đội miền Bắc Việt Nam lại mở cuộc tổng công kích đợt 2. Nhật báo Chính Luận ở Sài Gòn trong số ra ngày mùng 7, tháng 5, năm 1968 đăng tin: “Sáng ngày mùng 2 tháng 5 vào hồi 10 giờ, Ðại tá Lưu Kim Cương, Tư Lệnh Không Ðoàn 33 đã bị tử thương trong lúc ông đương đích thân chỉ huy một đơn vị bảo vệ vòng đai phi trường để đẩy lui một cánh quân Việt Cộng tại khu nghĩa trang Pháp gần ngã tư Bảy Hiền. Ông đã bị một tên Việt Cộng thủ súng B40 (phóng lựu đạn, để bắn xe tăng) vẫn còn sống, bắn một trái B40 trúng tấm mộ bia ngay bên cạnh Ðại tá Cương, sức nổ và miểng đạn đã chặt đứt một cánh tay của ông và gây thêm nhiều vết thương nặng khác, khiến ông tắt thở tại chỗ. Một phóng viên truyền hình Pháp chạy theo Ðại tá Cương cũng bị tử thương ngay bên. Ðại tá Lưu Kim Cương năm nay 34 tuổi có 2 con. Ông là người rất vui tính, có nhiều máu văn nghệ, chiếm được nhiều cảm tình trong giới quân đội cũng như báo chí. Tưởng cũng nên ghi nhận đây là lần đầu tiên một sĩ quan mang cấp Tá của quân đội ta nói chung và của Không quân VN nói riêng đã hy sinh trong lúc trực chiến với địch.”

Nhà báo/Nhà văn Văn Quang có ghi lại: “Một buổi chiều năm Mậu Thân 1968, ngồi ở nhà hàng Pagode tôi gặp Khánh Ly và Ngọc Anh đi cùng Trịnh Công Sơn. Chúng tôi rủ nhau đi ăn cơm chiều. Ăn ở một quán bụi xong đã đến giờ giới nghiêm – thời gian đó Sài Gòn giới nghiêm từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng. Khánh Ly nhờ tôi đưa Trịnh Công Sơn về … Đêm đó là đêm đầu tiên tôi đưa Trịnh Công Sơn về building Cao Thắng. Ở cái building đó chỉ có một phòng gắn máy lạnh, là của một thương gia bán huy chương ở ngay chợ Bến Thành thuê làm phòng riêng, cho tôi ở chung nhưng không lấy tiền. Sơn mang đến cây đàn guitar, ở lại phòng tôi vài ngày, tôi không nhớ rõ bao nhiêu ngày. Nhưng chính ở đó anh sáng tác hoặc hoàn tất bản ‘Tình Xa’. Tôi có cái máy ghi âm hiệu Akai, trong khi tôi đi làm, Sơn vẫn thường dùng để nghe lại bản nhạc mình đang hoàn thành. Rồi chợt một hôm nghe tin Lưu Kim Cương chết ở phi trường Tân Sơn Nhất, Khánh Ly lên phòng tôi, cô ngồi lặng, Sơn chỉ nhìn và cũng lặng yên. Ít ngày sau, bài ‘Cho Một Người Vừa Nằm Xuống’ ra đời … “.

(FB Trần Xuân Lộc)