Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Công lý & một nền tư pháp

Huy Đức

Luật sư Lê Văn Hòa tuyên bố: “Tôi bỏ nghề luật sư từ hôm nay, 27-5-2021, vì đã mất hết niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam.” Tôi tin ông Hòa là người tốt nhưng tôi nghĩ, cũng như nhiều quan chức khác vỡ mộng khi về hưu, ông đã sai khi đặt niềm tin vào nền tư pháp thay vì đặt niềm tin vào công lý.

Càng đối diện với một nền tư pháp yếu kém hay tha hóa càng cần những người có niềm tin sắt đá vào công lý và không bao giờ ngã lòng.

Tôi may mắn là phóng viên viết về Quốc hội trong khoảng thời gian mà Quốc hội Việt Nam tranh cãi quyết liệt để thông qua Hiến pháp 1992 và những bộ luật rường cột đang áp dụng ngày nay: Bộ Luật Hình sự & Bộ Luật Tố tụng hình sự; Bộ Luật Dân sự; Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp… Nhưng tôi cũng không “embedded Hội trường Ba Đình”, tôi làm phóng sự điều tra và đặc biệt, được ngồi tường thuật các vụ án then chốt của Việt Nam trong khoảng 1989 - 2009.

Bài học đầu tiên về công lý mà tôi nhận được là từ phiên tòa xử vụ “Bỉnh Họt” (tôi nhớ) vào cuối năm 1989. Bỉnh Họt là một người Hoa ở Kiên Giang từng tham gia đưa người vượt biên theo “Phương án II” nhưng phiên tòa chỉ xử phần buôn lậu mà ông tham gia cùng với các quan chức địa phương. Các luật sư nổi tiếng nhất của Sài Gòn được mời xuống Kiên Giang như Trịnh Đình Ban, Trương Thị Hòa, Nguyễn Đăng Trừng.

Tôi ngồi trong tòa như một bồi thẩm viên, chứng kiến những pha tranh tụng tuyệt vời của các luật sư về những vi phạm tố tụng, về những bằng chứng cho thấy việc buôn lậu là có chủ trương. Nếu có một bồi thẩm đoàn và những người được bỏ phiếu cùng suy nghĩ như tôi thì chắc chắn phán quyết cho các bị cáo sẽ là “not guilty”. Nhưng, mức án đều như dự đoán.

Tôi cố gắng chắt lọc sự kiện và đưa tối đa tinh thần của phiên tòa lên mặt báo. Lúc đó, tôi phải viết tay, photocopy ra nhiều bản, nhờ một đồng nghiệp là anh Quang Tiên nửa đêm ra gửi hành khách xe đò Rạch Giá - Sài Gòn. Cứ 5 bản gửi, hai bản về tới tòa soạn chiều hôm sau trước giờ sắp chữ.

Trước phiên tòa, Bộ Văn hóa Thông tin cho xe chở hơn 30 nhà báo từ Sài Gòn xuống Rạch Giá định tuyên truyền cho chủ trương chống buôn lậu. Sau hai bài báo trên Tuổi Trẻ và một số báo bạn, các báo nhận lệnh chỉ đưa tin bản án chứ không cho tường thuật nữa. Bài thứ ba quan trọng nhất, tường thuật so sánh giữa lập luận của VKS, Tòa và các luật sư của tôi bị vứt vào sọt rác.

Người bạn, người đồng nghiệp mà tôi kính trọng cùng dự phiên tòa phúc thẩm Tamexco (1997) chắc đến bây giờ cũng không hiểu tại sao hôm ấy tôi đã làm tường thuật chính lại còn dành lấy phần ghi lại “lời nói sau cùng của các bị cáo trước Tòa”. Tôi biết, các bị cáo ấy không hề hy vọng vào bản án, họ hy vọng công chúng, người thân, gia đình nghe được những lời ruột gan của họ… Tôi cố gắng để thể hiện chính xác câu chữ và truyền tải tối đa thông điệp mà họ muốn.

Tôi biết, nếu Bầu Kiên chịu thỏa hiệp, anh có thể nhận một bản án mà giờ đây đã có thể rung đùi trên xe Rolls Royce. Nhưng cảm nhận về công lý của Bầu Kiên khác với những bị cáo bình thường. Việc công chúng chia sẻ, cảm nhận anh vô tội quan trọng hơn nhiều mấy chục năm trong bản án.

Khi xảy ra sự kiện viên đại úy công an lãnh đạm cầm điện thoại trong khi anh tài xế bị thương vẫn đang vật lộn với tên cướp, cà phê với hai đại tá công an nghỉ hưu, tôi hỏi họ nghĩ sao. Một vị từng làm ở Cục Cảnh sát điều tra nói ngay: “Ăn thua gì. Đó là sự vô cảm mà ta thấy. Sự vô cảm trong phòng máy lạnh của những người cấp bậc to hơn cậu ấy trước oan khuất của người dân, trước những hành vi phạm tội của những quan chức, ta không thấy nhưng, hơn nhiều lần, nguy hiểm."

Tuyên bố của LS Lê Văn Hòa theo tôi là vẫn rất có ý nghĩa. Hy vọng nó làm giật mình nhiều quan chức cao cấp như anh đang tại chức, đang vô cảm và đang tận hưởng những bổng lộc từ hệ thống. Dăm bảy năm trước, nói chuyện công lý với những Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Vũ Huy Hoàng… sẽ bị cười khẩy ngay. Họ chắc chắn đã từng tham gia các quyết định liên quan đến số phận của nhiều người. Họ đâu nghĩ có một ngày họ khao khát không chỉ là bản án mà vài dòng trên báo nói khách quan cho họ.

Tôi tin LS Lê Văn Hòa là một người tốt, nhưng cũng hơi thất vọng khi anh “nghe lời vợ về nhà”. Càng ở trong một hệ thống tư pháp mất khả năng cung cấp công lý, những người tốt càng không nên bỏ cuộc. Đừng tưởng có tam quyền phân lập là công lý tự đến. Công lý không chỉ được cung cấp bởi một hệ thống tư pháp “độc lập chỉ tuân theo pháp luật” mà còn cần sự đồng hành của những người không chỉ trong sạch, quả cảm và trí tuệ mà còn phải vững niềm tin và khát khao công lý.

Nguồn: FB Huy Đức