Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 141): Phạm Duy: Nương Chiều

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2021)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Nương Chiều – Sáng tác: Phạm Duy

Trình bày: Thái Thanh (Pre 75)

Đọc thêm:

(Trích Hồi Ký Phạm Duy)

. . .Sau một thời gian tập diễn rất ngắn, chúng tôi khởi sự lên đường công tác vào một ngày có những giọt mưa Xuân làm cho khung cảnh đồng quê như được bao phủ bởi một tấm màn mỏng phất phơ mầu xanh xám. Khi đó chúng tôi mới chỉ là những thanh niên khoảng 25, 26 tuổi, đầy nhiệt tình với Cách Mạng và với cuộc Kháng Chiến của toàn dân cho nên chân chúng tôi mang hia bẩy dặm (mỗi ngày nuốt 40 cây số đường đá như không) và lòng chúng tôi chan chứa tình nước, tình người. Tôi được khá nhiều người yêu mến – một nhà lãnh đạo kháng chiến đã nói ra điều đó khi gặp tôi ở Thái Nguyên – vì những bài dân ca mới mà tôi vừa soạn ra rất phù hợp với con người Việt Nam muôn thuở đang được sống trong một hoàn cảnh mới.

Trong kỳ lưu diễn ở miền Cao-Bắc-Lạng này, tôi soạn thêm được nhiều bài dân ca khác trong đó có bài Nương Chiều:

Chiều ơi. Lúc chiều về mọc ánh trăng tơ

Cho ngày mùa bài hát nên thơ, ơi chiều.

Chiều ơi. Mái nhà sàn thở khói âm u

Cô nàng về để suối tương tư, ới chiều…

Đây là một bài dân ca loại mới và có sự tiến bộ về phần nhạc thuật vì nó không còn đơn sơ như những bài đã soạn ra trước đây, chẳng hạn Ru Con hay Dặn Dò. Chính trong chuyến đi hát ở vùng này mà tôi thấy tôi đi đúng con đường thăng hoa dân ca. Một buổi nọ, sau khi trình diễn cho đồng bào thưởng thức những màn ca-vũ-kịch – Văn Chung cũng đã đưa ra một màn múa, diễn tả các động tác của nhà nông gọi là nông tác vũ – một bà mẹ quê xin ra hát tặng anh chị em trong đoàn văn nghệ một bài hát cổ truyền. Chúng tôi vỗ tay hoan nghênh. Bà mẹ đằng hắng, lấy giọng, rồi hát:

Ai có nghe tiếng hát hành quân xa

Mà không nhớ thương người mẹ già…

Đó là bài Nhớ Người Ra Đi của tôi. Nhưng bây giờ nó không còn là của tôi nữa. Nó là của dân chúng rồi. Tôi cảm động, muốn khóc oà lên…