Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Thuật ngữ chính trị (71)

Phạm Nguyên Trường

226. Fourteenth amendment – Tu chính án Thứ Mười bốn. Tu chính án XIV được thông qua ngày 9 tháng 7 năm 1868, được nhiều người coi là một trong những tu chính án có ảnh hưởng nhất vì nói tới các quyền công dân và quyền được bảo vệ như nhau trước pháp luật và buộc chính quyền các bang phải công nhận quyền công dân của những người nô lệ gốc Phi vừa được giải phóng.

Phần thứ nhất của tu chính án là quan trọng nhất, trong đó có các điều khoản: Điều khoản quyền công dân (chính quyền các bang phải công nhận quyền công dân của những người nô lệ gốc Phi vừa được giải phóng), Điều khoản Đặc quyền và Miễn trừ (ngăn chặn một tiểu bang đối xử với công dân của các tiểu bang khác theo cách phân biệt đối xử), và Điều khoản bảo vệ bình đẳng trước pháp luật (phải bảo vệ như nhau tất cả mọi người, kể cả không phải công dân Mĩ); Điều khoản chuẩn mực tố tụng (cấm tước quyền tự do, tài sản và đời sống của một người mà không thông qua thủ tục pháp lý công bằng).

227. Fourth international – xem International socialism.

228. Fourth Republic, French – Đệ tứ Cộng hòa Pháp. Đệ Tứ Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: la Quatrième République) là chính phủ cộng hòa Pháp từ năm 1946 tới năm 1958, được quy định bởi hiến pháp Đệ tứ Cộng hòa. Đệ Tứ Cộng hòa được thành lập sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để thay thế cho Đệ Tam Cộng hòa. Hiến pháp của Đệ tứ Cộng hòa được thông qua vào ngày 13 tháng 10 năm 1946.

Đệ Tứ Cộng hòa chứng kiến thời đại tăng trưởng kinh tế ở Pháp và sự hồi phục của các thiết chế xã hội và nền công nghiệp quốc gia sau Thế chiến II, cũng như đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển quá trình hội nhập châu Âu - làm thay đổi lục địa này trong dài hạn. Thành tựu đáng kể nhất của Đệ tứ Cộng hòa là cuộc cải cách xã hội và phát triển kinh tế. Vào năm 1946, chính phủ thành lập hệ thống an sinh xã hội toàn diện để đảm bảo bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp cho người tàn tật và người già, cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe tới tất cả mọi người.

Một số nỗ lực được tạo ra để củng cố ngành hành pháp nhằm đối phó với tình trạng bất ổn từng diễn ra trước chiến tranh, tuy nhiên, tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục và dẫn tới một số thay đổi trong chính phủ – trong 12 năm tồn tại, đã có tới 21 chính phủ. Thêm vào đó, chính phủ không thể đưa ra các quyết định hiệu quả trong vấn đề giải phóng thuộc địa tại nhiều nước thuộc địa của Pháp. Sau nhiều khủng hoảng liên tiếp, đặc biệt là khủng hoảng Algérie năm 1958, Đệ tức Cộng hòa Pháp chính thức sụp đổ. Tướng Charles de Gaulle trở lại để chỉ đạo chính quyền chuyển tiếp nhằm xây dựng Hiến pháp mới cho Cộng hòa Pháp. Đệ tứ Cộng hòa giải thể sau cuộc trưng cầu dân ý, ngày 5 tháng 10 năm 1958, mở đường cho việc thành lập Đệ ngũ Cộng hòa, với quyền lực Tổng thống được củng cố, như chúng ta đang thấy hiện nay.

229. Franchise – Quyền phổ thong đầu phiếu. Quyền phổ thông đầu phiếu là hiện tượng của thời hiện đại. Ở Anh, quyền bầu cử của đàn ông được nới rộng trong những năm 1832, 1867, 1884 và trở thành quyền của tất cả đàn ông vào năm 1918; một số phụ nữ được bảo đảm quyền bầu cử vào năm 1918 và năm 1928, tất cả phụ nữ đều được quyền bầu cử. Trước đó, hầu như không có chế độ dân chủ nào cho tất cả phụ nữ trưởng thành quyền bầu cử. Trong chế độ dân chủ ở Athens, phụ nữ, nô lệ và người không phải dân chính gốc không có quyền bầu cử. Ở Việt Nam, ngay sau khi giành được độc lập, tất cả mọi công dân trưởng thành đều có quyền bầu cử.