Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

“Tôi yêu tiếng nước tôi,” phiên bản Mỹ

Robert McCrump, nhà văn Anh, “A ‘tyrant-clown’ has destroyed my love affair with America”, The Guardian, ngày Chủ Nhật 6 tháng Chín 2020

Trần Ngọc Cư trích dịch (đầu đề là của dịch giả)

 

Tôi luôn yêu nước Mỹ vì ngôn ngữ của nó, tính gãy gọn của Mark Twain hay Abraham Lincoln và nét hùng hồn trong văn phong của Frederick Douglass và Herman Melville. Từ đầu chí cuối, đấy là một xã hội được xây dựng bằng ngôn từ và ý tưởng, biểu hiện thăng hoa của lý trí và nỗ lực mưu cầu hạnh phúc, tìm kiếm “một khối đoàn kết hoàn hảo hơn”, vốn là giấc mơ của Thế giới mới. Tư tưởng của những vị cha già khai quốc, được những danh nhân Mỹ từ Franklin D. Roosevelt, Lyndon B. Johnson, đến Martin Luther King và ngay cả Ronald Reagan nhắc lại, rất quyết liệt và đầy lý tưởng nhưng luôn luôn nhân đạo.

Một phần sức hấp dẫn của Hoa Kỳ, như một thử nghiệm dân chủ, là chủ nghĩa thực dụng Anglo-Saxon, sẵn sàng luôn coi chủ nghĩa cấp tiến của mình là tạm thời, là một công việc đang được tiến hành. Như cựu Tổng thống Obama đã nói tại lễ truy điệu [Dân biểu, nhà tranh đấu dân quyền] John Lewis, bất cứ một người dân bình thường nào cũng có thể tiếp nhận công việc chưa hoàn thành của xã hội và làm lại nó bằng những từ ngữ mới. Đối với nhiều người Anh, vốn bị giam hãm do sự kế tục truyền thống cổ xưa, xơ cứng, thì động cơ thúc đẩy tìm tòi cái mới của Mỹ thật là hân hoan, phấn khích. Sự táo bạo của một đất nước tự kiến tạo, từ thế hệ này sang thế hệ khác, bằng ngôn ngữ và ý tưởng của thời điểm đang sống, vẫn là sự khẳng định kỳ thú nhất về tham vọng của con người trong Thời đại Lý trí.

Trí tuệ tuyệt vời của bản Tuyên ngôn Độc lập với tư cách một bản tuyên bố sứ mệnh là cung cách nó vận dụng bản ngữ Mỹ để phục vụ một lá cờ chính nghĩa. Ngôn ngữ làm cho tính nhân văn chưa vẹn toàn trở nên nhân văn. Không có lời nói, không thể có biểu hiện của suy nghĩ hoặc sự cảm thông; và suy nghĩ nuôi dưỡng cái tâm hướng nội của con người. Đây chính là sức mạnh tinh thần được những nhà lập quốc công nhận là một đảm bảo tốt nhất cho nước cộng hòa.

Không có điều gì trong việc này là hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Vốn là một tiến trình sôi nổi, đầy sức sống và lạc quan, quá trình lên men tư tưởng thường ồn ào, lộn xộn và đôi khi bạo động. Đúng vậy, cây tự do đã từng được tưới bằng máu của những người yêu nước. Nhưng tính nhân văn cơ bản của nước Mỹ sẽ luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ biểu diễn, luật sư và chính trị gia.