Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Trò chuyện với nhà thơ Eloisa Amezcua: Về đánh giá nhiệt tình cao hơn sự̣ hoàn hảo

Hiếu Tân dịch

Eloisa Amezcua là một nhà thơ đang làm việc, chị làm với nhiều nhà thơ khác. Tập thơ đầu tay được giải thưởng của chị, Từ Nội tâm Yên tĩnh được xuất bản năm 2018. Năm nay chị khai trương Costura Creative, một hãng đại diện và kinh doanh sách của cả loạt những nhà thơ đương đại đáng kính. Chị còn là biên tập viên sáng lập của tờ tạp chí thơ Những Mục tiêu Nông nổi. Chị đến từ Arizona; sa mạc và hệ thực vật của nó thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm của chị, cũng như gia đình, nỗi đau, chuyển động và kí ức. Chị là người ham hiểu biết và nhiệt tình, hiện đang sống ở Columbus, Ohio.

Nhà thơ Eloisa Amezcua thảo luận về việc chị đã đi từ đọc thơ đến làm thơ như thế nào, tại sao thời gian đôi khi là người biên tập tốt nhất, và tầm quan trọng của việc giữ liên lạc với các nhà văn khác.

Chúng ta hãy bắt đầu từ đầu việc đầu tiên. Chị có thể cho biết chị đến với công việc chị đang làm như thế nào ?

Tôi đến với thơ như một người đọc và chưa bao giờ thật sự thấy mình như một nhà thơ cho đến khoảng sau hai năm nghiêm túc đọc thơ. Lúc đó tôi đang học đại học và tôi đến trường với ý nghĩ sẽ trở thành bác sĩ, là nghề của gia đình tôi.

Bác sĩ khoa gì?

Cha tôi là bác sĩ tâm thần, và cả chị tôi cũng vậy. Ông nội tôi là bác sĩ thị trấn ở một thị trấn của Mexico, nơi cha tôi sống. tôi cũng thật sự quan tâm đến nghề này. Lớn lên tôi bị thu hút vào khoa học và toán, đặc biệt bởi vì tôi thấy trong hai môn này có những câu trả lời thật sự cho các vấn đề, và điều ấy luôn luôn làm tôi cảm thấy yên lòng. Và tôi nghĩ có phần nào chúng làm tôi chán tiếng Anh và văn chương, vì trong đó không có những câu trả lời cụ thể. Tôi nghĩ điều ấy làm tôi hoảng sợ.

Vậy thì khi chị đến với thơ, chị có cảm thấy nhẹ nhõm ở chỗ trong đó không có cái tính đúng đắn nghiêm ngặt này?

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm rằng tôi đã không buộc phải đúng. Rằng tôi có thể buông ra một cảm xúc và nó đủ là câu trả lời cho một điều gì đó. Và tôi chưa bao giờ... không phải tôi nghĩ người ta cần phải được cho phép để làm điều gì, nhưng tôi nghĩ tôi cần một ai đó nói với tôi rằng nếu tôi có một câu trả lời bằng cảm xúc mà có thể không biết chính xác nó đến bằng cách nào thì cũng ổn.

Đó không phải là một phương trình.

Đúng, nó không phải là một phương trình, và có những bước mà bạn cẩn đi. Không có một danh sách những cách để đi từ A đến B, ta chỉ đơn giản đến đó và sau đó suy luận xem điều đó xảy ra như thế nào. Nhưng thậm chí điều ấy chỉ là suy luận, chứ không phải một đường đi thực tế, cụ thể.

Với thơ, cái cảm giác thoả mãn về nó có khác những chuyện khác mà đối với chị là quá cụ thể không?

Tôi nghĩ về thơ, và đôi khi tôi vẫn nghĩ thế, như một câu đố trong đó tôi làm đầy từng mảng để đạt đến một cảm xúc hay một ý tưởng nào đó. Như vậy tôi không thể tắt đi một phần bộ não của tôi nó đang muốn giải quyết một cái gì, nhưng bây giờ tôi đang dùng từ ngữ để đạt đến đó. Và đặc biệt, tôi hết sức quan tâm đến hình thức và cú pháp, chúng phần nào là những quy tắc mà tôi đang sử dụng cho tôi, về việc tôi có thể thể hiện một cảm xúc thông qua cú pháp như thế nào, “Làm sao tôi đổ đầy cái bình rỗng này nó là bài thơ của tôi để thể hiện một cảm xúc?”

Chị đã từ chỗ là một người tiêu dùng và bạn đọc mê say của thơ đến chỗ tham gia vào nó, và sau đó bắt đầu xuất bản thơ như thế nào? Chị đã đi như thế nào từ chỗ “tôi chỉ đọc thơ” đến chỗ chỉ sau vài năm chị đã là một nhà thơ có sách được xuất bản?

Lúc đầu phần lớn là bắt chước. Như kiểu, tôi thấy người khác làm một việc như thế nào tôi hình dung mình sẽ làm việc ấy như thế nào, nhưng bằng kinh nghiệm của riêng tôi, hoặc theo ý tưởng mà tôi có.

Chúng ta ra ngoài đề một chút nhé? Chị có nghĩ là tính độc đáo đang được đánh giá quá cao không?

Ồ vâng. Đúng. Tôi nghĩ có đất để dụng võ. Tôi cực kì quan tâm đến cái cách mà người ta có thể tỏ ra độc đáo trong hình thức và cú pháp, bởi vì mọi người chúng ta đều cùng nói về những cảm xúc. Các đề tài thì như nhau, nhưng việc có khả năng thử với các hình thức và cú pháp khác nhau cho người ta có được chút độc đáo. Tôi nghĩ đó là chỗ có thể đạt được tính độc đáo. Trong khi các ý tưởng thì thường lặp lại. Nhưng tôi không nghĩ điều ấy là dở.

Lúc trước chúng ta đang nói về việc chị đi từ chỗ đọc thơ đến chỗ làm thơ như thế nào. Chị nói chị chủ yếu chỉ bắt chước người khác, hoặc chị gần như sử dụng những cách thức của họ để hình dung ra bản thân chị sẽ làm như thế nào.

Vâng, và sau đó nó trở thành vấn đề tìm ra những cách thức của riêng tôi. Tôi rất có quy tắc khi ngồi xuống viết một bài thơ. Tôi rất sợ viết lung tung và tôi không viết theo lối nhật kí, bởi vì nếu tôi ngồi xuống mà trong đầu chưa có một nhiệm vụ cụ thể thì tôi thấy khó mà viết được cái gì. Tôi là người viết chậm là vì thế. Cho nên để gài tôi vào viết, tôi sẽ tự cho mình một lời nhắc hay những quy tắc mà tôi sẽ phải tuân theo, hoặc là tổng số từ, hoặc là số âm tiết nhất định trong một dòng. Chỉ là những quy tắc ngớ ngẩn mà tôi tự lập ra cho mình. Nhưng chúng bắt tôi viết, bởi vì sau đó tôi cảm thấy như tôi đang điền vào.

Từ chỗ đó chị đã tiến tới có một quyển sách như thế nào? Có phải có cái gì đó chị cảm thấy như chị được cấp phép, hay chị có một vị thầy? Quá trình ấy diễn ra như thế nào?

Jericho Brown mời tôi tham gia và lớp dạy viết [writing workshop] của ông. Tôi đã theo hai hay ba giáo trình văn học với ông, chuyên về thơ. Khi còn là một sinh viên lớp dưới ở đại học tôi đã có mặt trong khóa văn học ngay trong ngày đầu tiên. Trước khi lớp học bắt đầu ông tiến đến gần tôi và hỏi “Em có trong lớp dạy viết của tôi không?” Và tôi trả lời đại loại “Không ạ, em học trong lớp Tâm lí học bất thường vào thời gian ấy.” Ông bảo: “Em chuyển lớp đi và sang học khóa thơ của tôi.” Cho đến thời điểm ấy tôi chưa bao giờ viết một bài thơ, mà đấy lại là lớp sáng tác thơ nâng cao. Và ông biết rằng tôi chưa bao giờ làm thơ.

Có người đã làm việc đó cho chị, vậy trong chị cái gì đã giúp chị cũng tương tác với các nhà thơ trẻ, các nhà văn trẻ?

Là một biên tập viên, phải nói là tôi luôn căng mắt dỏng tai tìm kiếm tác phẩm của những bạn trẻ mà tôi thấy hay và hứng thú. Tôi thấy phấn khởi rằng là biên tập viên tôi có thể làm cho các bạn viết trẻ những gì mà người khác đã làm cho tôi. Do đó tại tạp chí mà tôi làm biên tập, tôi đã thật sự vui thích đăng những bài thơ đầu tiên của hai người.

Một người là người viết trong trường trung học. Người kia tôi đã nghe cô ấy đọc bài thơ tại một buổi đọc thơ, và tôi thích nó. Tôi đến gặp cô và nói cô gửi nó cho tôi. Là biên tập viên, tôi không đi tìm những tác phẩm hoàn hảo. Tôi tìm tác phẩm kích thích. Tôi nghĩ rằng có lẽ đó chính điều mà Jerico đã thấy trong tôi hoặc động viên tôi – không viết những gì hoàn hảo, mà viết những gì kích thích. Và mục tiêu của tôi không phải là rời lớp dạy viết của ông với một bài thơ hoàn hảo, mà với 10 ý tưởng cuối cùng có thể thành thơ.

Được kích thích hào hứng về một cái gì hơn là cứ mãi soạn đi soạn lại một bài thơ hoàn hảo. Đó là một ý tưởng đôi khi giữ người ta ở một chỗ, kiểu “Ồ, tôi phải chữa bài này thành sản phẩm cho thật hoàn hảo, và tôi chưa thể đạt đến chỗ ấy” Chị làm gì khi không cảm thấy nhiệt tình?

Tôi không viết đều đặn. Tôi có khuynh hướng viết thành từng đợt cấp tập, bởi vậy có khi vài tháng viết liên tục rồi mấy tháng sau lại không viết gì, rồi có khi lâu lâu lại viết một chút. Tôi nghĩ đã có một cách làm rất có ích với tôi là ra khỏi tác phẩm và để thời gian chỉ làm công việc biên tập. Tôi đôi khi hơi bị tràn ngập, và đối với tôi cái ngưỡng để coi một bài thơ là “hoàn thành” là liệu còn có thể thay đổi cái gì trong đó nữa không. Nếu tôi không thể tìm thấy cái gì còn thay đổi được, thì công việc của tôi là xong. Và tôi thường làm việc cho tác phẩm một cách liên tục, tới tấp trong một khoảng thời gian rất ngắn, chẳng hạn tôi quần thảo trên bản nháp một dỏng đến mấy ngày. Và bây giờ tôi đã tìm ra cách, tôi sẽ viết một bản nháp và để nhiều tuần nhiều tháng không nhìn đến nó, rồi sau đó quay trở lại.

Và thời gian đó có tác dụng gì cho chị?

Tôi nghĩ nó làm cho tôi thành một biên tập viên có cái nhìn phóng khoáng hơn về công việc của mình, bởi vì có những thứ tôi có thể thay đổi trong một bài viết. Ta luôn luôn có thể di chuyển một dấu phẩy hoặc ngắt dòng theo cách khác. Nếu tôi vừa bắt đầu làm cái gì đó trong năm giờ, thì thật dễ dàng mổ xẻ săm soi nó. Nếu tôi nghỉ một chút, tôi cảm thấy như tôi quay trở lại nó với cái nhìn tươi mới. Tôi quay trở lại với nó với cảm giác như tôi chưa hề viết nó, như thể một ai khác đã viết nó. Và tôi có thể quay trở lại với nó, phóng khoáng hơn, và không mổ xẻ nó. Hoặc mổ xẻ nó, nhưng làm một cách tự tin hơn.

Tôi đã bắt đầu có thể làm điều đó trong sáng tác của mình – và tôi trở lại với nó suôn sẻ hơn, nhưng cũng bớt căng thẳng hơn. Tôi đã có thể không quá cầu kì với nó. Không hiểu sao việc biên tập sau một thời gian xa rời tác phẩm khiến tôi thỏa mãn hơn nhiều, phần nào vì tôi cảm thấy như tôi đang thật sự nhìn ra những sức mạnh của việc viết.

Chính là vì làm việc đó vì tình yêu chứ không phải vì nhu cầu hoàn thiện.

Chị đã không làm với cây búa và những chiếc kẹp.

Đúng, đúng. Nhưng đôi khi cái phóng khoáng nhất mà ta có thế làm cho bản thân là cắt đi một đoạn hoặc một dòng, hoặc cắt đi mọi thứ chỉ chừa lại một dòng.

Khi tôi là một nhà văn trẻ, tôi nghĩ chỉ cần có khả năng bắn một cái gì đó từ bộ não của mình ra và kiểu như “Đó, ta lã làm được rồi, chỉ một phát!” như kiểu một tôtem báo rằng tôi đã thật sự là một nhà văn. Rằng tôi có thể có một thứ đã thành hình đầy đủ. Và nay nghĩ lại tôi thấy đó là ngụy biện, và trái lại, tôi tiếp cận nó theo kiểu “Đây có đúng là tác phẩm mà mình có thể thật sự sống với nó không?”

Khi tôi nghĩ về việc viết, và thực hành viết, tôi nghĩ nó là 50% đọc, 40% sửa, và 10% viết.

Đó thật sự là một phương trình tốt.

Tôi cho rằng mọi người vẫn nghĩ rằng viết chiếm 90% còn lại 10% là mọi thứ khác.

Khi chị nói về có khoảng trống giữa những bản nháp, có phải đối với chị nó giống như bỏ hóa qua mùa vụ? Giống như thu thập những tài liệu/sự kiện khác? Nó có làm tâm trí chị trở nên rõ ràng? Điều gì xảy ra trong cái khoảng giữa ấy?

Đôi khi nó chỉ là quên rằng tôi đã viết cái đó. Đó là điểu tốt nhất có thể xảy ra.

Chắc chắn chị phải bỏ hóa. Chị không thể trồng cấy hết mùa này đến vụ khác. Trong tất cả những chuyện ấy, cái gì chị thấy thoả mãn nhất, cái quá trình ấy?

Tôi nghĩ đó là việc trở lại sau thời kì bỏ hóa, trở lại với cái tôi đã viết. Đó có thể là phần mà tôi ưa thích. Nó tốt hơn xuất bản, khi ta trở lại với cái mà ta gần như đã quên rằng ta đã viết nó ra. Và ta đọc lại cho mình nghe, và như thể “Quái thật, mình viết đấy.” Và nó không quá tệ, nó không hoàn toàn quá tệ.

Chị nói gì với cái nhà văn bên trong chị nó đang lén lút ở đó và như thể “Cái của nợ này thật gớm ghiếc, mi không phải là một nhà văn thật sự!” Chị đấu tranh với mối ngờ vực ấy như thế nào?

Khi tôi có mối nghi ngờ như thế thì tôi đọc những tác phẩm đương đại. Tôi sẽ đọc các tạp chí. Đôi khi tôi chỉ cần nhắc nhở mình những thứ tạp nham nào đang được xuất bản vào lúc này, theo cách chẳng hạn “Ồ, mình nghĩ tác phẩm của mình có thể đương đầu với các ‘thể loại’ này.” Giống như, các bạn mình đang viết gì vậy nhỉ? Những người có tác phẩm mà mình yêu thích hiện đang làm gì? Và như vậy tôi sẽ lướt qua các tạp chí mà họ đang viết và tôi như thể kêu lên “Ôi, tuyệt.”

Chị cảm thấy giống như trong số đó?

Đúng, tôi thấy giống như trong số đó. Và tôi thấy như tất cả chúng ta cùng ở trong đó. Tôi sẽ đọc cái gì đó và tôi thấy như kiểu “về phương diện nào đó, đây là một bản thảo đáng tởm” tôi hi vọng, hoặc tôi có thể giả vờ nó là thế, và cảm thấy dễ chịu hơn về nơi mà bản thảo đáng tởm của tôi đang ở.

Tôi muốn nói, chị làm việc với nhiều... thật sự

đáng sợ.

Chị làm việc với một cộng đồng chuyên nghiệp nhưng cũng là một bè đảng tinh thần với nhiều... thật sự. Tôi muốn nói rằng tôi không nghĩ là nói ngoa khi nói rằng một số trong những tài năng lớn nhất trong thơ ca đương đại.

Những nhà thơ lớn khủng khiếp.

Những nhà thơ quá sức tô son đánh bóng và được công nhận, không chỉ “tốt cho bọn ta”...

Như một nhà thơ được giải.

Vâng, do đó, nó giống như, một điều có thật.

Vâng, thật đáng kinh hãi. Nhưng như vậy, dù sao, nó cũng khích lệ.

Chúng ta có thể nói đôi chút về điều đó được không, về thơ của chị mà cũng về công việc của chị với thơ ca? Cái cộng đồng ấy làm gì cho chị?

Điều buồn cười là có một cảm giác về trách nhiệm giải trình. Nó không phải là cạnh tranh, mà chỉ là bạn nhìn các bạn bè và họ hỏi bạn rằng bạn đang làm tác phẩm nào? và không phải hỏi như một quan tòa. Tôi cảm thấy thoải mái nói “không có gì” nếu tôi đang không làm gì. Nhưng có cái gỉ như buộc bạn phải nói về công việc của bạn, theo cách nó bắt bạn phải tỏ ra thật nghiêm túc. Tôi nghĩ rằng cái hay nhất của việc ở trong cộng đồng với các nhà văn, là họ coi việc viết lách là nghiêm túc. Nếu tôi đi chơi với một nhóm bạn bè không phải nhà văn, thì không ai hỏi tôi đang viết gì. Và thậm chí nếu họ có hỏi, thì họ cũng không hiểu nó thật sự là như thế nào. Các nhà văn khác nghĩ về việc viết lách của bạn một cách nghiêm túc, và họ cũng thành thật quan tâm đến nó, điều ấy thật sự hay. Điều đó không xảy ra thường xuyên. Cũng chỉ nhờ học hỏi ở mọi người mà tôi biết đi loanh quanh là thật hứng thú. Tôi sẽ nói về một dự án mà tôi đang làm hoặc một bài thơ mà tôi đang cố viết, chúng sẽ như thế này “Ồ, cái này nhắc tôi nhớ về nó,” hoặc “Bạn đã đọc cái này chưa?” Tôi cảm thấy như tôi đang liên tục học tập.

Chúng ta nói chuyện về cộng đồng ấy nhé, và về chẳng hạn vai trò của nó trong việc khởi nghiệp của chị?

Tôi đã làm việc trên một cương vị kiểu như hành chính trong sáu năm qua. Và khi đến lúc phải chuyển đi, khi tôi chuyển từ Phoenix sang Columbus, tôi có phần bị thua thiệt vì công việc mà tôi sắp làm khi chuyển đến. Tôi đã làm với nhà thơ Natalie Diaz trong hơn một năm, làm trợ lí cho bà. Khi đến lúc quyết định sắp tới tôi sẽ làm gì khi chuyển đi, tôi nghĩ – “Nếu tôi đã làm loại công việc này cho một số người thì sao nhỉ?” Hóa ra rõ ràng là có thể làm việc này toàn thời gian với tư cách đại diện cho nhiều người là điều khả dĩ.

Và từ đó là vấn đề với tới những người có tác phẩm mà tôi ngưỡng mộ, và những người tôi tin tưởng và kính trọng. Điều đó thật sự quan trọng đối với tôi vì rốt cuộc thì sinh kế cả hai chúng tôi lâm nguy. Và bởi vậy tôi thấy vấn đề thật sự nghiêm trọng. Ở trong cộng đồng với tất cả những con người ấy thì thật tuyệt, nhưng tôi không coi là đương nhiên sự kiện là cả hoá đơn tiền thuê nhà của tôi lẫn của họ có lẽ cùng đến từ chỗ ấy. Và tôi yêu tất cả tác phẩm của họ, đó là may mắn cho tôi.

Nguồn: https://thecreativeindependent.com/people/poet-eloisa-amezcua-on-valuing-enthusiasm-over-perfection/