Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Đẻ sách (kỳ 4)

Chương 2

Theo chân những người tỵ nạn

2.9

“Anh cứ ngủ đi... Tôi sẽ ru anh bằng triết thuyết chủ nghĩa cộng sản, không, bằng thuật lý giải chủ nghĩa cộng sản mang bảng hiệu Minh Rô-lăng, với nhạc Trịnh Công Núi phụ họa đến ‘bố Hải Dớ cũng phải lịm đi’ như anh thường nói. Trời, nhìn dáng anh ngủ gục ngủ ngồi mà tôi biết vận mạng anh. Hay là cái cặp chân cong ăn cong thẳng ăn thẳng của anh nó cũng quyết định cả dáng ngủ? Đêm nay tôi có một điều mới làm quà cho chứng mất ngủ ở bà vợ ăn chân dân tỵ nạn của tôi, thay vì vài trăm, chắc nay cũng được đến cả ngàn, con tinh trùng lãng xẹt này. Ngủ ngoan nghe Hải, yên tâm là bên cái đầu ngả gục kia của anh, có một người cầm lái tuy không vĩ đại nhưng vô cùng an toàn. Tôi không muốn như người Pháp của tôi, như người Việt của chúng ta. Tôi muốn - như người Đức của bà xã tôi - không cần sự vĩ đại. Tôi cần sự an toàn. Lần trước anh gầm lên đòi tông ra khỏi xe ở thời kỳ nào trong cuộc “cách mạng trên xe hơi” của tôi? Ô là la… Thời kỳ Đệ Tứ - Đệ Tam. Giỏi và tài! Anh nấu phở đã giỏi, so sánh cũng tài. Phải rồi, tôi không xứng làm cách mạng salon, cách mạng của tôi chỉ được tiến hành một cách thường trực trên xe hơi theo xa lộ xuyên quốc gia. Trang sử đấu tranh giai cấp không phải là cái túi rộng thênh thang và ấm cúng như ở cơ thể con đại thử mẹ để đám chuột túi con chạy tới chạy lui mà thực tập sự trưởng thành. Nếu như Trotsky lên thay Lenine làm lãnh tụ nước Nga Xô Viết, nếu như Tạ Thu Tóm làm lãnh tụ Đảng cộng sản Đông Dương mà không sử dụng bạo lực cách mạng như một giải pháp bất khả kháng với bất kỳ ai thì họ sẽ phải chịu số phận lịch sử như đã từng để đảng cộng sản tồn tại. Còn nếu họ vẫn tiếp tục sử dụng bạo lực cách mạng thì cũng phải chịu số phận lịch sử như đã từng để Lenine tồn tại. Cũng vậy với thủ lãnh văn nghệ Đệ Tứ Nguyễn Hữu Đã trước các lãnh tụ văn nghệ Đệ Tam như Tố Tả, Nguyễn Đình Cử, Tô Mãi… Hải, anh ngủ say rồi. Tôi mới có thể tranh luận với anh. Nhưng kìa, anh bắt đầu nói, tỉnh lắm, có mê mớ gì đâu. Vậy đây là cuộc tranh luận giữa một người tỉnh có tư tưởng trong mơ với một người trong mơ có tư tưởng tỉnh. Chúng ta đúng là hai ý trung nhân của thể xác lẫn tinh thần, dù không giao hợp bằng hệ sinh dục hay qua tình tứ.”

“Anh khôn bỏ bu, cứ giả nai. Được đấy! Chúng tôi làm báo chí cũng không đến nỗi phí gỗ rừng cho độc giả Minh Rô-lăng. Ừ, đánh giá vấn đề Nhân văn - Giai phẩm của anh kể ra cũng độc đáo, dù có phần khắt khe với Nguyễn Hữu Đã, đồng hương Thái Bình thái lọ nhà tôi. Không sao, ông già đã ăn thịt cóc nằm dịch chơi hàng chục lần Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản khi bị lưu đầy ở quê nhà thì cũng dám sống chờ tới ngày cóc mở miệng. Mấy trự Trần, Lê, Hoàng, Phùng kia ai nấy đều có tác phẩm, không thơ thì văn. Người ta công nhận tác phẩm, thậm chí có ngày trao giải thưởng to đùng bát điếu cho các bài thơ, pho tiểu thuyết từng bị vùi dập, chứ không hẳn công nhận những vấn đề bị vùi dập. Ở chuyện này, Thuyết tác giả đã chết của nhóm các ông Lang Bạt bên Tây nhà anh lại hóa đúng. Văn nghệ sĩ sướng ở chỗ đó! Còn Nguyễn “thái lọ” không là văn sĩ, mà lãnh đạo văn sĩ. Thành ra, chắc tới chết cụ cũng bị dập vùi. Lãnh tụ khổ ở chỗ đó! Ớ ớ… Tiên nhân thằng nào bịt mồm bố nhé! Ngạt quá, chết mất! Ái đau, đau… Thôi đừng đùa! Đứa nào ngoạm chân tao đấy! Bá ngọ cả lò nhà mày! U ơi, con đi tỵ nạn chính trị chưa kiếm được đồng Đê-mác nào cho u mà con đã bị con cháu thằng Hít-le cắn mất cả hai chân rồi u! Hụ Hụ hụ! Thà ở quê làm con cóc cậu ông trời với cụ Đã vui hơn… Ái… Ối…”

“Chủ nghĩa cộng sản giải quyết tức là tạo dựng và thanh toán vấn đề Con người trên một trường tổng thể vĩ mô với việc coi Người Vật Việc cùng là ba biểu hiện của một đối tượng mà cao trào Tiểu thuyết mới của Pháp với những Roland Barthes này kia như là ví dụ nho nhỏ cuối cùng trên lãnh vực văn học vì trước đó và cả sau này người ta hiểu sai câu nói văn học là nhân học nên cứ coi con người như đối tượng duy nhất của chữ nghĩa mà đồ vật chỉ là cô vú em còn sự việc làm anh phu xe trong lâu đài văn chương ở đó con người tót lên ghế trên một cách sỗ sàng suốt mấy ngàn năm thế nhưng Tiểu thuyết mới ngắn hơi quá viết vài trang văn mà không chấm phết không xuống hàng không ý tưởng chủ đạo thì chỉ có mấy độc giả làm thầy tu đọc nổi kinh Tiểu thuyết mới thành thử khi chủ nghĩa cộng sản còn sống hùng và tạo ra Chiến tranh lạnh nóng rực trái đất thì Tiểu thuyết mới đã lạnh cẳng thoi thóp vì sao dễ ợt vì à anh Hải ngủ say rồi hết nói mớ rồi nên tôi có thể bắt đầu nói những quan điểm của kỹ thuật lý giải chủ nghĩa cộng sản mang bảng hiệu Minh Rô-lăng để tôi dừng xe làm ly café đặc và đi tiểu cái đã xong nhẹ bụng nở tinh thần rồi bây giờ tôi giải thích một nan đề mà ít người hiểu tại sao chủ nghĩa cộng sản không cần phân biệt Người Vật Việc ở tầm vĩ mô mà vẫn rành rẽ cái nào là Người cái nào là Vật và cái nào là Việc ở mức vi mô dễ ợt vì chủ nghĩa này coi Tư tưởng chính là mẹ của Người Vật Việc khi cần Tư tưởng đẻ ra Người khi muốn Tư tưởng hóa thành Vật khi có thể Tư tưởng làm Việc ha ha ha mấy chú phê bình gia văn học tưởng làm cha thiên hạ bằng ba cái bài tranh luận văn đàn tâng bốc Vật lên thành vua trong Tiểu thuyết mới mà không hiểu ông vua con trẻ này còn phải có thái hậu Tư tưởng chỉ bảo từng tí một đó chính là nội dung cuộc tranh luận vô tiền khoáng hậu bất phân thắng bại khiến người ta ví nó như một ngọn tháp Eiffel trong tư tưởng văn hóa thế kỷ 20 giữa chủ soái Tiểu thuyết mới Roland Barthes và lý thuyết gia chủ nghĩa cộng sản người Việt Nam Trần Đức Tốt Vấn đề đồ vật và vấn đề lý luận không đồ vật là cuốn sách chôn Tiểu thuyết mới Pháp bằng ngôn ngữ Việt mà thôi dẹp chuyện tiểu thuyết đi Minh Rô-lăng đang giải thích chủ nghĩa cộng sản cơ mà nghe đây anh Hải Dớ với tôi vấn đề không phải là chinh phục thế giới chủ nghĩa cộng sản mà chỉ là giải thích thế giới chủ nghĩa cộng sản vì với chủ nghĩa cộng sản giải thích tức là chinh phục rồi ô là la điều này mấy vị chống cộng chống gậy không sao hiểu được nói tiếp này chủ nghĩa cộng sản có một ngữ pháp riêng văn phong riêng hình tượng riêng cấu trúc riêng nên chỉ cần vốn từ vựng Người Vật Việc đã có thể tạo nên văn hóa văn minh của mình mà không một thứ văn hóa văn minh nào trước hoặc sau nó so sánh được về mọi mặt hay dở xấu tốt anh Hải đang ngủ mà mở mắt ra thế kia à đừng tôi sợ lắm nhắm một mắt lại đi nào để tôi nói tiếp tôi lý giải chủ nghĩa cộng sản chứ không bênh vực hay phê phán chủ nghĩa cộng sản thì cũng như các nhà khoa học giải thích thiên tai chứ họ không làm công việc của mấy già làng bình bàn bão lụt núi lửa động đất hạn hán dịch bệnh chiến tranh nhưng nếu ai chụp mũ rằng tôi ví chủ nghĩa cộng sản giống thiên tai thì tôi cũng không gân cổ cò lên cãi khi mà tôi hiểu chính thiên tai đã làm cho xã hội loài người tiến hóa trưởng thành lên văn minh hơn thậm chí có thể nói chính thiên tai đã làm nên con người hiện đại ví dụ nha cấm ví dụ làm sao giải thích được ok ví dụ này không có thiên tai sẽ không có tôn giáo đúng không nào mà không có tôn giáo sẽ không có văn hóa văn minh à lại có người hay ví chủ nghĩa cộng sản là tôn giáo tôi không bàn kỹ điều này hôm nay nhưng có thể nói trước rằng nếu như vậy thì chủ nghĩa cộng sản vừa là kết quả vừa là nguyên nhân trong vấn đề tôn giáo và thiên tai nhưng thôi anh Hải sắp tỉnh ngủ rồi mà băng nhạc Trịnh Công Núi cũng đã hết cuối cùng tôi có kết luận làm vui ý trung nhân của mình đó là chủ nghĩa cộng sản là thiên tai chí mạng cho chủ nghĩa tư bản chú ý toàn bộ lý giải trên là với chủ nghĩa cộng sản chứ không phải với người cộng sản hoặc với vật cộng sản hay việc cộng sản tức là tôi chỉ bàn ở phương diện chủ nghĩa với một anh Hải Dớ trong mơ chấm hết”

Robert Butler có hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy viết văn ở Mỹ cho biết: nhiều người thất bại vì phần lớn, họ viết bằng cái đầu, họ hướng đến tư tưởng của tác phẩm… “Nghệ thuật không chỉ xuất phát từ trí óc mà có khi xuất phát từ nơi bạn mơ mộng, từ vô thức. Nhưng đây cũng là vùng né tránh của nhà văn. Họ chưa đạt đến sự vô thức trong lối viết, hoặc nếu có chạm đến cũng ít người có bản lĩnh đến dấn sâu vào đó. Họ chọn cách viết tỉnh táo để an toàn.” Tâm sự với những bạn viết trẻ trong Khoa Viết văn - Đại học Văn hóa Hà Nội - ông cho rằng tiểu thuyết phải viết về con người, về cảm xúc của con người. [1]

“Theo tôi, mọi ý thức hệ và tất cả các thánh kinh đạo thuyết của xã hội loài người đều thua chủ nghĩa cộng sản ở sức quyến rũ ban đầu. Chủ thuyết này có cốt tủy chí tình là vấn đề Yêu và Ghét. Minh Rô-lăng chắc không thủng điều này đâu, nghe Hải Dớ biện luận trong mê mà tỉnh tỉnh mà mê này. Hải không bàn luận, tranh cãi với anh. Ở trong nước còn có kỳ phùng địch thủ. Đến Bun, không ai cãi nổi Hải. Qua Đức, trong gần 30 ngàn tường nhân và hơn 100 ngàn thuyền nhân, Việt Kiều trước 1975, chỉ với một ông Đồ Râu là Hải không rút lưỡi ra. Hải áp đặt anh, trấn áp anh bằng lề thói của vùng đất phải có “năm tấn thóc để góp phần đánh” cái danh “tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành”. Vậy thế nào là Yêu và Ghét, với học thuyết cộng sản?

Dạo làm tờ Nói chúng nó nói, “Hải Dớ chỉ võ mồm thôi, không biết đánh ai bao giờ. Yên tâm cãi nhau với ông ấy.”. Tôi bảo: “Cha ông tao, chú anh tao học đánh suốt mấy ngàn năm, mới nhất, không kể đánh ông anh Trung Quốc, là hai cuộc kháng chiến trường kỳ với ba đế quốc bự. Thế là đủ. Đố chúng mày biết bây giờ chúng ta cần học gì, thay cho tiền bối?” - “Xây dựng đất nước đã được thống nhất?” - “Làm kinh tế chứ gì? À không, bắt tay với Mỹ trước đã?” - “Không! Đi… tỵ nạn chứ?“ - “Sai bét! Thầy Hải cho cả ba em zero điểm. Bây giờ mời cô Hoài Nam, thơ ký Tòa soạn bán nguyệt san Nói bày tỏ ý kiến của mình?” - “Hoài Nam thua! Quỷ cũng hổng biết trong lưỡi anh Hải Dớ sắp uốn ra điều chi?” - “Vậy nghe đây: Học… đ.’!”. Cả phòng nhao nhao, la hét ầm ĩ. Này Minh Rô-lăng, hôm đó tôi nói ‘đ’.’ là theo kiểu nhà quê miền Bắc. Bây giờ kể lại cho anh, tôi dùng kiểu miền Nam nhé: ‘đụ’. Với dân Bắc chúng tôi, chữ ‘đụ’ chẳng xấu xa gì. Như chúng tôi chửi nhau bằng tiếng Bun, tiếng Đức vậy. Nói ‘đụ’ cho đỡ bẩn miệng, vì sắp tới tôi còn ‘đụ’ nhiều lắm! Đang kể tới đoạn nào? À, cả căn phòng làm báo hét hò inh ỏi. Tưởng tòa soạn Nói lại bị bọn Đầu trọc tấn công, các phòng bên cũng nháo nhác lên. Khu ký túc xá như ong vỡ tổ. Mấy em mấy chị bịt tai thỏ lại. Bọn đàn ông con trai giương mắt ếch ra. Họ luôn biết sau các câu tục tĩu của một thằng như tôi con nhà nông ba đời chân vòng kiềng đầu gối củ lạc bắp củ chuối thế nào cũng mở ra những đại lộ thâm thúy mà đi tới một chân trời chân lý. “Đánh nhau giỏi rồi. Giỏi đánh lại người khác, lại giỏi đánh người mình. Dân tộc Việt, từ nay trở đi, cần học đụ cho giỏi. Các bạn cũng biết có sắc dân lớn nhất nhì thế giới là Ấn Độ, họ ngược lại với chúng ta: Làm tình giỏi chiến đấu kém. Sách dạy thuật chăn gối cổ xưa nhất tên là Ca… xu … xu..…a.. ha ta magì đó là của họ đấy! Còn lịch sử chiến trường cổ kim mấy ai nhắc đến xứ này. Trong số báo tới Hải Dớ sẽ có bài cho mục ‘Bàn loạn thiên địa’, nhấn vô việc Ấn Độ có hai sản phẩm vô giá đáng kiêu hãnh với văn minh loài người: thuật tình dục và lò Phật giáo. Niềm tự hào thứ ba thuộc về thời hiện đại: có cái ông thi sĩ Tagore được đội vương niệm Nobel. Hết. Sẽ có bạn đọc cãi thuyết bất bạo động của me-xừ Gandhi thì sao. Cãi sao lại với Hải Dớ: ‘Vượt quá khuôn khổ tờ báo. Xin hẹn số báo năm sau.’ Về cái kém của dân Ấn, nhiều lắm: Ăn mày tha phương cầu thực được nâng thành giai cấp riêng này. (Chắc dân Thái Bình nhà tôi có cụ tổ bên đó?); Hệ thống đẳng cấp xã hội ngăn cách này; Tệ tham nhũng từ trong hành lang chính giới cho đến cảnh sát vỉa hè này; Nữ quyền thì bê bết. Đàn ông lại bụng to. Làm việc ở đâu cũng chúa là hay nịnh chủ. Lại còn can tội giỏi bắt chước, như thấy người ta có Hollywood thì mình Bollywood mà trăm bộ phim như một. Của đáng tội được cái diễn viên đẹp mông vú tranh nhau làm tổ trưởng và âm nhạc dào dạt lâm ly!” - “Em xin ngắt lời: Anh Hải đang nói về chủ đề đụ cơ mà?” - “Cái thằng, còn ‘trinh’ hay sao mà ‘máu’ thế! Từ từ, đụ gì thì đụ cũng cần có màn giáo đầu chứ mày. Thì quay về đụ: Chính Ấn Độ đang là quốc gia luôn xảy ra những vụ án hiếp dâm rúng động hoàn cầu, đặc biệt là hiếp dâm tập thể, đến mức báo chí gọi đó là đất nước ‘yêu râu xanh’. Tính hòm hòm cứ 22 phút lại có một vụ hiếp dâm và thủ đô New Delhi bị mang hỗn danh ‘thủ đô hiếp dâm’. Tức cười ở chỗ vì nước này thiếu phụ nữ, nên có chuyện khó tin: hiếp dâm để có vợ! Sao, thằng chú thủng vấn đề chửa thì bảo? E hèm, thưa độc giả Nói, bạn có biết người xứ sở nào uýnh nhau - ngoại xâm cũng như nội xâm - đã tài mà đụ nhau cũng cừ? Tôi không cho bạn một giây suy nghĩ; quá dễ: Trung Hoa. Hải Dớ không thể coi thường kiến thức Trung Hoa học của người Việt chúng ta mà giải thích lòng vòng như với vấn đề Ấn Độ học. Nói gọn trong một câu ba mệnh đề liên hoàn (không phải tam đoạn luận rắc rối đâu, đơn giản lắm): 5.000 năm lịch sử Tàu là 5.000 năm đánh nhau là 5.000 năm đụ nhau.”

“Này anh Minh Rô-lăng, đó là chân lý điền dã mà tôi khoái nhất trong bút danh Hải Dớ của mình. Sông Hồng, cái thằng Tổng biên tập Nói ấy (sau này thất tình thất tính chi đó nhảy xuống Danube xanh chết uổng đời trai đỏ), hôm đó phán: ‘Chỉ với một câu ba mệnh đề liên hoàn, ký giả Hải Dớ đã trả thù dân tộc, ít nhất cho cuộc chiến tranh Biên giới Trung-Việt tháng Hai năm 1979.’ Nói sướng cái lỗ miệng, chứ nhát như tôi dám đụ đ’. ai. Đụ mình còn không xong! Kìa, anh chú ý tay lái! Đoạn vòng đồi Hoechstadt - Baiersdorf này mới thêm hai nấm mồ bên đường trong quý I đầu năm nay. Nhưng tôi đang mở thao láo con mắt trong mơ không vì sợ chết. Mở mắt. Tôi nhìn lại những năm tháng sóng sánh của đời mình khi làm báo Nói với tự do ngôn luận đúng nghĩa của nó ở Bun ngày đó. Khổ thế đấy, nhìn về quá khứ - dù quá khứ đẹp - người Việt chúng tôi vẫn cần lặn vào giấc ngủ để nhìn. Kém thế đấy! Người Việt Nam không đủ khách quan quay lại quá khứ trong sự tỉnh táo bình thường. Nông dân như tôi, chui vào cơn mê. Vĩ nhân tỉnh lẻ như nữ sĩ họ Âm đệm Thu tên Hương thì dùng tiểu thuyết. (Mà lại tiểu thuyết không đề chứ! Ý chừng nữ sĩ nhắn nhe cố nam văn hào Nhất Thiêng rằng, tiểu thuyết hữu đề luận đề luận điểm của ổng hết thiêng rồi; chui vào mớ đề điểm đó nhìn về quá khứ thì phải phiền đến ông lão Lịch sử thong manh trên bảo dưới không nghe phán xét giùm.) Chốn đô thành, cánh trí thức vẫn còn mê rượu, nước mắt và nước Hồ Gươm - tóm lại toàn là chất lỏng; tưởng dễ bề trôi về dòng sông của hôm qua. Dân Nam Kỳ mạnh bạo hơn, song cũng không hiệu quả là bao: hoặc rủ rê cái cột điện vượt biên giới của thời gian hoặc chửi thề dưới gậm bàn quán cà phê bất kể thời gian nào hoặc coi kiếm tiền là cách ứng xử với thời gian. Thôi, tôi nhắm mắt lại đây.”

“Dân Ý thì sao anh Hải Dớ? Em nghĩ rằng cũng so được với người Hoa trong ‘chuyện ấy’ và trong chiến tranh.” – “Cậu không sai. Nhưng chỉ sắp đúng! Văn minh thời La Mã, Hy Lạp cổ nghe nói bị lụi tàn vì đàn ông đàn bà Ý đa tình dâm tính quá độ. Đi xung trận cứu nước lại còn lo canh giữ vợ ở nhà, thì giơ chìa khóa cửa mình vợ ra để mà giết giặc à? Chiến trận chưa xong, vội quay về làm tình một phát không thì bướm người yêu bị mốc chắc? Chưa hết, họ còn đụ rất bừa bãi. Khoa học có các tài liệu cho thấy nhiều nam giới La Mã, Hy Lạp bị chết do kiệt sức sau các trận mây mưa trong những nhà tắm hơi công cộng.” - “Vậy đề nghị tác giả ‘Bàn loạn thiên địa’ phân tách luôn việc Đánh và Đụ của ba đế quốc bự là Nhật, Pháp và Mỹ?” - “Cảm ơn gợi ý. Đã chuẩn bị sẵn chủ điểm này, tôi có thể ‘mở đài’ luôn. Trước hết về Nhật, thú thật, tôi chưa đủ kinh nghiệm và hiểu biết con người và xứ sở ấy trong chuyện ta đang bàn. Tôi chỉ có lòng căm thù truyền từ cha ông rằng, đó là kẻ gây ra hai triệu người Việt chết đói thảm thiết hồi 1945 (mà dân Thái Bình chắc phải dự phần tới nửa triệu, vì riêng họ Đinh xã tôi mất cả thảy 333 người!). Chậc! Thì cũng chỉ biết Nhật họ lùn. Lùn là lùn so với Tây, chứ đâu lùn so với ta. Thế mà ta cứ bảo họ lùn. Hừm, làm như hễ thằng nào đã khiến hai triệu người chết đói thì phải lùn? Đủ thấy dân mình đã chủ quan lại kém về môn cơ thể học. Uýnh nhau, dân Nhật rành quá rồi. Võ Nhật võ sĩ Nhật kỷ luật nhà binh Nhật. Hết phải bàn. Chuyện giao hợp giao cấu của họ, theo tôi biết, với khoa học thế giới còn là bí ẩn. Bí ẩn không bởi các khoa học gia lười biếng, mà do các nghiên cứu hàng đầu lãnh vực nằm cả trong tay người Nhật, dù ở Nhật hay Mỹ, Anh, Pháp… Nên dại gì họ vạch quần cho người xem cu ngó bướm của họ! Một điều Hải Dớ nhấn rất mạnh: Thảm họa tình dục mà các nam quân nhân Nhật Hoàng gây ra cho các nữ nạn nhân Triều Tiên, Trung Hoa hồi giữa thế kỷ trước không thuộc về lãnh vực làm tình. Đấy đâu phải là đụ, giữa đàn ông với đàn bà, giữa hai con người. Đấy cũng không phải là đụ, giữa bọn đực của phe chiến thắng với giống cái của xứ bại trận, như một loại chiến lợi phẩm. Khi Hải nói vậy với một số người ít học (nhưng đụ nhiều), họ cãi: ‘Ông nói thế chó cái nó cũng không nghe nổi! Cả một tập thể đàn ông dùng vũ lực và đực tính để hủy hoại danh dự và nữ tính của một cộng đồng phái yếu, thì gọi là gì? Nói huỵch toẹt, chúng nó rút cu ra quất vào chỗ nhậy cảm nhất của một nửa dân tộc, thế bảo là gì?’. A đấy, đấy! Họ rơi vào bẫy của Hải Dớ: ‘Đúng! Nếu bạn muốn gọi đó cũng là đụ thì đó chính là cái đụ của cả dân tộc Nhật vào cả dân tộc Hàn, dân tộc Hán. Khái quát hơn, ở tầm văn minh loài người, đó là cái đụ của võ lực dương tính vào phần âm tính yên hòa. Nó báo hiệu mâu thuẫn ghê gớm nội tại trong tập thể nhân loại chúng ta. Dương diệt Âm. Thế là bỏ mẹ loài người rồi! Âm mà suy thì nhân sẽ tận; hết sinh sản, nảy nở. Có sinh nở cũng ra quái thai dị nhân. Quả nhiên, thế kỷ 20 với hai cuộc đại chiến tanh tưởi mà từ thân thể mỗi người Việt chúng ta ngồi đây - các Biên tập viên Nói - đang còn tỏa mùi. Bây giờ sẽ khép lại màn một của kịch bản Nhật-Mỹ-Pháp với nhát dao buồn đang đâm vào tim ta. Các bạn tôi ơi, sáng nay Đinh Văn Hải đọc tờ báo bồ, nguyệt san Cánh Diều của tường nhân ở Tây Đức. Và Hải tôi đã đẫm lệ trước đoạn tin về một nữ tường nhân người Hoa phải nhảy từ toa lét tầng bốn xuống. Cô chết. Chết, để tránh sự tấn công tình dục của ba nam tường nhân khác, người xứ Phi châu nào đó. Đau ở chỗ em là sinh viên năm cuối Đại học Dresden, một trung tâm văn hóa lớn của Đông Đức, từ bỏ giảng đường đi tỵ nạn vì một ý định cụ thể: Sang Tây Đức để in cuốn truyện đầu tay mang tên Cưỡng Hiếp Thượng Hải. Bà ngoại của nữ sĩ chưa kịp thành danh là một nạn nhân trong tai nạn tình dục tập thể Nhật-Hoa và sinh ra mẹ cô mang dòng Nhật. Thương lắm ru!

Yasuji Kaneko, 87 tuổi, vẫn nhớ như in tiếng thét của vô số phụ nữ bị ông hãm hiếp khi còn là lính Nhật thời Thế chiến II. Một số nạn nhân là các thiếu nữ Triều Tiên, làm nô lệ tình dục trong những nhà thổ quân đội. Một số khác là những phụ nữ sống trong các làng mạc Trung Quốc. “Họ khóc thét lên, nhưng chúng tôi chẳng bận tâm họ sống hay chết”, Kaneko nói trong cuộc phỏng vấn. “Khi đó chúng tôi là lính Thiên Hoàng; dù trong nhà thổ hay ở ngoài làng, chúng tôi hãm hiếp họ không một chút ngần ngại“. Bà Lee Yoong-soo, 78 tuổi, người Hàn Quốc, kể bà chỉ mới 14 tuổi khi bị các binh sĩ Nhật lôi ra khỏi nhà vào năm 1944 rồi bị đưa đi làm nô lệ tình dục ở Đài Loan. Giới sử học ước tính 200 ngàn phụ nữ Triều Tiên, Trung Quốc đã phải phục vụ trong các nhà chứa của quân Nhật trên khắp châu Á thời 1930-40.

Năm 1993, chính phủ Nhật đã tuyên bố xin lỗi về việc phụ nữ nước ngoài phải làm nô lệ tình dục, và thừa nhận quân đội Nhật hoàng đóng vai trò trực tiếp thuê mướn các nhà thầu để buộc phụ nữ vào làm. Hai năm sau, Tokyo lập một quỹ bồi thường, nhưng lại dựa trên các nguồn đóng góp tư nhân chứ không phải tiền chính phủ. Nhưng giờ đây một số quan chức Nhật lại đặt câu hỏi: liệu việc xin lỗi có cần không? “Thủ tướng Nhật Abe hôm qua đã bác bỏ việc phụ nữ Trung Quốc, Triều Tiên bị bắt làm nô lệ tình dục”. Nhận xét của ông Abe được đưa ra chỉ ít giờ sau khi Tổng thống Hàn Quốc Roh yêu cầu Tokyo làm rõ quá khứ thực dân của mình.” [2]

Cho Hải xin lỗi, đã làm các bạn nữ Ban biên tập chúng ta phải khóc theo Hải. Khóc theo đàn ông, nước mắt người đàn bà mặn gấp đôi. Hình như người Nga hoặc người Tiệp, không thì người Ba Lan, nói vậy. Thôi, giờ sang chuyện Mẽo vui hơn! Hè hè... Chú Sam nhiều tiền, nhiều súng đạn đấy. Nhưng tiền không phải tinh trùng, súng và đạn đâu phải là buồng trứng và trứng. Người xứ này quen thói quân tử cao bồi, không giấu quanh co như người Nhật. Chiến tranh gia và tình dục gia Hoa Kỳ nói thẳng tưng cho dân chúng đóng thuế ở Mỹ rằng ‘Cả make warmake love chúng ta đều theo ý Chúa, tức là thực dụng. Đánh nhanh đụ nhanh, kiểu fast food.’ Cuối cùng nói đến ông đế quốc bự thứ ba người Việt uýnh thắng: Pháp...”

“Minh Rô-lăng, tôn trọng anh - một dân Pháp - tôi tạm ngừng ở đây. Còn anh không cần ngừng lời. Nghe tôi thì tai anh cứ nghe. Miệng anh cứ việc lý giải chủ nghĩa cộng sản theo cái thứ ngữ pháp của anh đi. Cứ để nhạc Trịnh ru hai ta theo cái cung la thứ đau đáu của nó. ‘Chaque homme a son job’. Anh hay dạy tôi vậy. Chúng ta không tranh luận. Chúng ta cũng không độc thoại. Song thoại một cách đơn thoại, chúng ta không đối thoại. Đó là hình thức mới của diễn đàn tự do mà chỉ những người đi tìm tự do trong khi đi tìm Đê-mác, như người Việt và như người 24 sắc dân khác đến nước Đức, cần sử dụng khi mà tự do và Đê-mác còn chưa ở tầm chân và tầm tay mình. Theo ngu ý tôi, dân Đức chính hiệu con đại bàng vàng không muốn cho chúng ta - kể cả anh - có được đồng thời tự do và Đê-mác của họ. Hoặc họ cho ta tự do, ta lại không đủ thế lực dùng cái tự do đó; hoặc họ để ta có Đê-mác, ta không đủ tinh thần làm chủ thứ Đê-mác này. Người Việt tỵ nạn, nhất là các bác thuyền nhân, rồi ngay cả các bác Việt Kiều rồi Vịt Kiều, tưởng bở rằng đít đặt vào đất tự do là lưỡi tự do theo. Cứ muốn đối thoại với nhau trong tinh thần tự do dân chủ đa nguyên đa đảng. Nực cười nhất là đòi đối thoại ngang cơ với chính quyền và đảng cộng sản nữa chứ! Sai! Ba lần sai. Thôi thì hai lần rưỡi sai. Nhưng Hải Dớ còn lo cãi nhau với Minh Rô-lăng cũng hết đời tỵ nạn. Mâu thuẫn Trong-Ngoài, Bắc-Nam, Quốc-Cộng, Phật-Chúa, Tỵ nạn Mới-Cũ đã có Cánh Diều chuyên chở. Mà này, anh là nửa Pháp thật đấy, nhưng kiến thức về Đánh và Đụ của Gà Gô-loa trong anh cũng cóc bằng tôi. Để tôi kể tiếp…”

“Thưa các bạn Nói, dân Phú Lang Sa - với biểu tượng Nã Phá Luân bách chiến bách thắng trong phòng the và sa trường - hiển nhiên là lãng mạn và điệu nghệ với hai cuộc chơi ấy của tạo hóa. Xứ này hơi ít ánh mặt trời, so với vùng Địa Trung Hải, có thể vì thế họ lạnh hơn trong vụ mần tình bằng bộ phận sinh dục theo lối chính thống. Không biết về số lượng tinh trùng và trứng ở người Pháp so với người Mỹ ra sao, song vì không nhiều đô la như người Mỹ, nên - để là cường quốc - dân Pháp tốn nhiều nước bọt hơn. Tức là họ faire l’amour faire la guerre bằng lưỡi và ngôn ngữ. Hôn kiểu Pháp, nhất thế giới! Cua đào kiểu Pháp: cũng nhất! Mà ngoại giao Pháp, càng nhất! Tôi ngờ rằng chính giới y học và tình dục học Pháp đã làm phong phú thêm khái niệm oral ở việc chính thức hóa vụ làm tình Miệng và chiến tranh Miệng.” - “Hấp dẫn, bổ ích như thế thì Hoài Nam có thể nghe anh Hải Dớ song thoại kiểu đơn thoại hết đêm. Dù biết anh không bao giờ bỏ rơi cái đích dễ thương của mình. Nhưng là nữ Nam tò mò muốn biết sớm màn Đụ và Đánh của anh đã sắp dẫn tới màn Yêu và Ghét của chủ nghĩa cộng sản chưa ạ. Anh cứ Đánh cứ Đụ lâu thế, Nam chỉ sợ người nam trong anh mệt thôi.” - “Hải Dớ, để chị giả nhời Hoài Nam. Đằng nào chị đây cũng đang ê-đít Hải, ồ xin lỗi ê-đít bài của Hải. Trước tiên, chị đề nghị Hải Dớ chuyển khái niệm chủ nghĩa cộng sản sang thành chủ nghĩa xã hội. Chúng ta là những người hiểu biết và ăn nằm cùng nhau, ối lại xin lỗi, sinh hoạt cùng nhau trong nhóm báo đây rồi, nói ra không phải phân biệt Nam-Bắc nhưng quả là các bạn ra đi từ các tỉnh thành phía Nam của tổ quốc không thể nào hình dung được chủ nghĩa cộng sản. Đến như chị đây, mang tiếng đảng viên 25 năm bí thư chi bộ 10 năm thường trực đảng ủy 5 năm mà cũng chửa biết chủ nghĩa cộng sản cao bao nhiêu, vòng eo thế nào, mông ngực ra sao. Cái mà chúng ta chứng kiến, đó chỉ là chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, của Bun mang âm hưởng Liên Xô. Tất nhiên, Bun thì theo từ tiết tấu trở đi. Cả tờ Nói này và cả nước Bun, rồi nửa nước Việt Nam, đều biết chuyện chị có con hoang. Chị xấu hổ lắm chứ, nhưng vẫn tự hào về 15 năm thanh niên xung phong của mình. Nói chỉ để Hoài Nam và mọi người thấy, nhận xét về chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là từ máu tủy chị, cũng tức là xương thịt con chị - á hậu toàn Bungary với nước da bánh mật. Theo các thầy ở trường đảng (nói rất nhỏ với nhau ngoài lớp học mà bọn chị nghe lỏm) thì chả có quốc gia nào trong 13 nước cựu xã hội chủ nghĩa là con chính thức của chủ nghĩa cộng sản. Vấn đề là ở chỗ chủ nghĩa cộng sản không hề có con chính thức! Các em đừng ngạc nhiên rồi lại… làm bậy. Hì hì... Chị đâu phải tấm gương. Giải thích về chủ nghĩa cộng sản, hoàn toàn không dễ. Và chị luôn đi tìm người nào làm được điều đó, để tôn thờ. Với linh cảm của người nữ chiến binh từng trải qua chiến trường ác liệt và có khao khát tình ái - tất nhiên cả tình dục - chị cho rằng, chủ nghĩa cộng sản là một người đàn ông tuyệt tốt đẹp nhưng không mang khả năng sinh đẻ, một sĩ quan được huấn luyện cừ khôi mà không có năng lực chiến trường bom lửa. Đấy như một người tình trăm năm lý tưởng, một sĩ quan tham mưu sa bàn văn phòng... Kế đến, về cái thắc mắc sốt ruột rất dễ thương và đáng trách của em Hoài Nam. Này nghe đây, chị bảo cho mà biết: Em ăn gì mà em chậm hiểu vậy? Ghét tức là Đánh, là chiến tranh, là diệt nội (chiến), là chống ngoại (xâm). Trước khi qua đây xuất khẩu lao động, ở miền Nam em học lịch sử được mấy điểm, trường nào lớp nào, thầy cô nào dạy? Yêu là cái ‘vụ ấy’ đấy. Qua Bun mấy năm rồi sao Hoài Nam của chị vẫn hiền như ma sơ thế ư? Ồ, cho chị nói thẳng như người Nam của em là đụ mới hay. Gọi con mèo là con mèo sẽ ra bản chất. Ngôn ngữ lúc này trở thành sự vật. Thế nào nữa Hải Dớ? Đoạn tiếp khó quá! Khó về logic chứ không vì từ vựng. Chị sợ lời chảy không trôi ra nghĩa…” - “Cảm ơn chị đã minh họa lời ý của Hải bằng cả hạnh phúc và bất hạnh của chính đời mình, qua chính thân thể mình. Cái này bọn trí ngủ ưa gọi là Hiện sinh đấy ạ. Hải đã khóc hơn một lần về chị rồi. Nay không khóc nữa. Vâng tiếp lời... Nói chung, khoa học hiện đại đã đi tới thống nhất, động tác giao hợp ở loài người thường có ba chức năng: Sinh sản, tình ái và tình dục. Cả ba chức này đều có chữ Yêu bao trùm. Yêu con cái; Yêu người thương; Yêu ‘cái ấy’. Riêng chức cuối, khá phức tạp: Tình dục nếu không tự nguyện thì có nằm dưới bóng râm của cây Yêu không? Những cú đụ trong các vụ lạm dụng tình dục, tấn công, cưỡng hiếp thì sao? Khi đó Đụ có thể coi là Đánh không? Không. Suy diễn thô thiển, không hiểu một li tấc gì về cơ chế và hành trình của sự đụ. Nói thật tình Đụ vô cùng phức tạp và tinh tế. Còn phức tạp và tinh tế hơn nhiều lần sự sinh đẻ ở người nữ. Nam ký giả Hải Dớ cho rằng, không khi nào con người có thể giải thích nổi hành vi giao hợp, nếu như người nam còn đeo cái cà lủng cà lẳng giữa thân mình và đi giữa trần gian. Dù có lớp quần áo, các bài giảng đạo đức hay cái còng số 8 che phủ. (Có lẽ vì thế việc xẻo dương vật của chồng hay người yêu liệng vô toilet ở cuối thế kỷ trước và đầu thế kỷ này không còn trở nên ác mộng nữa. Đó là một sự thật đen). Hải thấy thế này: Xét về tính tương hỗ, cái thằng đực đê tiện trong các vụ cưỡng bức - nó đê tiện về đạo lý, pháp lý, song về mặt vật lý, cơ thể nó và con chim của nó vẫn ‘yêu’ người đàn bà kia và cái bướm ở người đàn bà. Nên luận điệu Đánh và Đụ vẫn tạm dùng được để làm nhịp cầu đi đến sự lý giải bản chất của các chủ nghĩa chính trị nhân văn (nói cho mỹ từ là mang bộ mặt con người): đó là giải quyết vấn đề Yêu và Ghét, Bạn và Thù, Ta và Địch. À nói luôn không sợ mất lòng: Chưa đến kỳ họp thành viên Ban biên tập, Hải cũng khẳng định dưới ngọn đèn kia, nếu Nói chỉ được phép nói đến chủ nghĩa xã hội là phải dừng, Hải Dớ sẽ không nói ở Nói nữa.”

Vài suy nghĩ về những trào lưu tiểu thuyết thế kỷ XX

Nét độc đáo của những người theo trào lưu Tiểu thuyết mới là kết hợp biện chứng giữa tạo dựng hư cấu với suy tư lý luận về bút pháp. Nhân vật có lúc bị triệt tiêu, quy giản về con người vô danh mà thể tồn tại là tiếng nói, nhìn ngắm, những dạng đối thoại ngầm... Và bản thân việc tự sự đơn tuyến cũng bị phá vỡ, hàng loạt ngoại đề ngẫu nhiên của ký ức hay hoang tưởng, sự giao cắt các mạch tự sự đồng thời hoặc cắt đứt rất đột ngột, làm ta liên tưởng người viết như đang làm phim.

Tiểu thuyết mới đã gây nên cơn chấn động văn đàn thế giới. R. Barthes đề cao Robbe-Grillet tới mức suy tôn là Copernic của tiểu thuyết đương đại. J. Sartre khi viết tựa cho cuốn “Chân dung một người xa lạ” của N. Sarraute đã ngẫu hứng đưa ra một thuật ngữ gây tranh cãi là “Phản tiểu thuyết” (Antiroman). Tuy nhiên trào lưu tiểu thuyết mới không tồn tại được lâu, chỉ trong 2 thập niên, đến cuối 1960s thì chìm dần.

Tiếp theo trào lưu tiểu thuyết mới đang bị phai mờ thì Hậu hiện đại trong tiểu thuyết xét cho cùng vẫn là trở lại hư cấu, tự sự để nhân danh “tạo ra lạc thú khi đọc văn”, có điều nó không quay về với ảo tưởng hiện thực chủ nghĩa và nhân văn chủ nghĩa thuần chất thế kỷ XIX mà các nhà tiểu thuyết mới đã từng phá hủy tận nền móng.

Bây giờ cách hư cấu lại được cách tân bằng kêu gọi độc giả tự khẳng định bản sắc cảm xúc của mình, tự tác động vào năng lực bản thân để giữ một độ gián cách với văn bản tiểu thuyết, khách quan hóa, nhất là dựa vào tính liên văn bản tới mức có thể tham gia phóng tác nó. Tác phẩm “Nếu đêm đông có một lữ khách” của I. Calvin là đặc trưng cho mối liên hệ “tác giả - độc giả - hư cấu”. Hai tác phẩm nổi tiếng của U. Eco - “Tên của hoa hồng”, “Con lắc Foucault” - cùng toàn sự nghiệp sáng tác của ông là ví dụ điển hình tiểu thuyết hậu hiện đại, ở đó văn bản chẳng qua là mớ các ký hiệu và rồi chính nó cũng lại sản sinh ra hàng loạt ký hiệu khác.

Cho dù các nhóm thơ Việt Nam bây giờ (Mở Miệng, Phi Thời Tiết, Tân Hình Thức, Khoan Cắt Bê Tông, nhóm Hải Phòng…) hoặc các cây bút tiểu thuyết cấp tiến đang có cách tân chưa được thành công lắm thì họ vẫn làm được một việc tiên phong phá cách. Hai trào lưu tiểu thuyết nói trên, dù đã biến khỏi văn đàn thì phần tinh túy là tinh thần dấn thân, triết lý hoài nghi về hiện sinh những kiếp người (nội dung), và cách kể không cốt truyện, cách tác giả và độc giả cùng hư cấu, tự sự độc thoại nội tâm hay tự sự đan xen, gián cách (hình thức) vẫn đang tồn tại, góp phần phát triển văn học Việt Nam hôm nay.” [3]

“Anh thật hung hăng con bọ xít. Cái miệng làm hỏng cái tay. Thế rồi từ vụ Đánh và Đụ có thành bài được không? Tôi đâu thấy Nói đăng!” - “Bà ấy đúng là đàn bà… có con ngoài giá thú, khi cố tình hủy mất bài báo của tôi. Mà thôi, không xảy ra chuyện Đánh và Đụ bị kết thúc tồi tôi đã không gặp anh, Minh Rô-lăng à.” - “Á à ra anh bỏ Bun qua Đức vì thế? Hải Dớ tỵ nạn Đánh và Đụ. Ly kỳ! Như chưa ai biết việc này. Nhưng qua nguồn tin em Phương, tôi suy ra không vì tranh chấp khái niệm chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội gì hết. Mà vì, nhìn vào mắt tôi này: vì em Hoài Nam, bà chị ghen! Đúng chửa?” - “Anh biết cái cóc nhái gì! Của em Phương, bằng lá tre hay lá đa, rô ron hay diếc trắng? Nói tôi nghe? Nếu không khám phá điều sơ đẳng đó, anh không thể cậy lưỡi em nó điều nào cả?” - “À há, ai cãi lại cậu ông trời. Nữ chiến binh đeo con ngoài giá thú còn phải chào thua anh. Đùa thôi, tôi tôn trọng quyền tự do cá nhân nơi bạn mình. Hải Dớ, về mặt văn bản học (ngành này có lâu rồi, Pháp quốc sinh ra nó) và âm thanh học văn bản (môn này chưa có vì Minh Rô-lăng còn ngồi đây, là lá la), tôi thú vị ở sự khu biệt chữ đụ và chữ đ.’ khi anh sử dụng trong diễn thuyết và trong bài viết. Dù vô tình, dù bản năng. Cái này ở Việt Nam gọi là tri thức thôn quê phải không nhỉ?”

- “Chẳng biết trong tiếng Tây, tiếng Đức nhà anh nhà chị thế nào, trong tiếng Việt nhà chúng tôi đã cực kỳ nhiều người đi trước tôi và văn vẻ hơn tôi vô cùng. Tôi, tay chân sực mùi bùn làm thằng nhà báo tay mơ thời thế xúi giục. Bõ bèn gì! Chưa kể văn học dân gian là tổ sư của ngôn ngữ tục dâm, chưa kể các dòng văn học Việt Nam ở cả hai miền Bắc-Nam trước 1975 có các nhánh xứng danh tiền bối, hai ta thử nói về văn học đương đại hải ngoại để cái kẻ gàn dở như anh dễ kiểm chứng…

Ở Hòa Lan có nhà thơ Đỗ Ca Hát (hành nghề bác sĩ phụ khoa gần khu Đèn Đỏ) là sư ông trong vụ này. Đại diện xứ Pháp: kịch tác gia Đinh Tinh. Miệt dưới Úc xa xăm: ký giả Lê Thị Thấu Mây. Bên Mẽo, bắn cũng không hết: này nhà văn Đỗ Lê Em Táo, kia tiểu thuyết gia Trần Minh Lính, kia nữa nhà thơ Nguyễn Đăng Giường và cuối bảng là cái tên to đùng - kịch bản gia điện ảnh Nguyễn Hưng Nước từng có hẳn bài mang tít gọn mà chắc: ‘Luận về Cặc’. (Anh bỏ quá cho, Hải Dớ tôi phải nói thẳng chữ này, không nói tránh C., bởi là nguyên văn tên tác phẩm. Còn nhiều trường hợp khác cũng vậy. Tai trí thức nhà anh tha hồ bị thôn quê hóa.) Nào kém cạnh, quê hương Đức quốc chúng mình góp tục với dịch giả Kiệt Tạ nổi trội ở bài phóng tác rất báng bổ ‘Vọc buồi trong lăng miếu’.

Từ mấy thập niên trước, trong nước, thi sĩ Nguyễn Đức Núi với câu thơ kim chỉ nam ‘Đụ mẹ cây bông! Mầy không lao động…’ hẳn đã khiến khá nhiều cây bút hăng say lao động sáng tạo trên cánh đồng thẳng cánh chim bay tha hồ bướm lượn. Như tùy bút gia Nguyễn Quốc Chính với các đoản thiên đụ cát, vì ảnh bảo mình cùng quan niệm với ông Tây Derrida ‘Văn chương là một cái dái cửng’. (Nhờ Minh Rô-lăng kiểm tra xem trong nguyên bản me-xừ Tây ấy có đúng là dùng chữ ‘dờ ai dai sắc’? Cảm ơn trước.) Ảnh nói là nói vậy thôi, giữa đàn ông với nhau ta nên khu biệt: cái d’. Tây nó khác d.’ ta, sự cửng Tây cũng khác cửng ta; vậy dẫu cùng một quan niệm văn chương vẫn có thể sinh ra hai sản phẩm văn chương Tây ta.) Như nhà thơ trường ca Phạm Thị Nhớ gần đây đề nghị một phép thử làm loạn cả thi đàn: ‘Hễ viết 250 chữ l`. bằng mực đen trên giấy trắng thì sẽ thấy chữ l`. hết còn tục.’ Dân tình vỗ tay đôm đốp với phác thảo ‘trường ca l`.’ đó!

À về mặt xuất bản, tập san mỗi hai tháng Ai Là Ta ở Úc và tạp chí Tiến Về ở Pháp là hai lò bài vở loại này. Ai Là Ta có mục thường xuyên biếm hài Ai Là Cu. Còn Tiến Về thì trao giải thưởng bài hay trong quý bằng hiện vật 50 cái bao cao su loại mỏng dai thơm dùng xong giặt lại vẫn dai như chưa xài. Trước khi quen anh, tôi có lần trúng thưởng (cho bài phiếm bênh Tiến Về, bị báo chí khắp nơi trong ngoài Việt Nam chửi rủa), mang về phát khắp Trại tỵ nạn đi ‘đèn đỏ’ Frankfurt vừa chơi vừa thổi bóng không hết. Tôi thật có lỗi, lâu nay mải dạy anh về Việt Nam Mới mà xao lãng phần Việt Nam Sex của văn nghệ và báo chí Việt hải ngoại. Dừng xe, Hải Dớ đi tè... Ôkê, tiếp tục…

Anh biết hai tờ Ai Là Ta và Tiến Về chẳng ưa gì nhau như trăm báo chí hải ngoại khác, lại tranh giành đầu đàn tiên phong tiến lên trẻ hóa nền văn học ngoài Việt Nam đang lão hóa (dù từ 1975 đến giờ, mới mấy chục tuổi bọ!). Nhưng - y như các cụ Đệ Tứ chơi với kẻ thù mỗi khi cần đồng minh - hai tờ liên minh làm chung chủ đề ‘Văn chương Tình dục và Dâm dục Và Tình dục và Dâm dục Văn chương Và Dâm dục và Tình dục Văn chương’. Các cậu các mợ văn thi sĩ kể trên là các chim các bướm chính trong vườn hoa này. Ối giời ơi, văn đàn Việt được phen động đất. Chưa khi nào chữ nghĩa tiếng Việt được làm tình bị làm tội sướng và khổ đến thế! Tôi không để ý nhiều xem cánh hải ngoại viết lách hay dở ra sao, chỉ lo động bút với trong nước. Thấy họ khi phê bình khi chửi rủa Ai Là Ta và Tiến Về từ chuyện tình dục cho đến phi tình dục. Tên chủ đề bị chê: “Đã ăn sái hai theo tựa bài Triết lý Ảo tưởng và Ảo tưởng Triết lý’ vốn là một bài từ báo chí Sài Gòn phản động, nay lại bày đặt sáng tạo rắm rối. Nghe đã muốn đục!”. Đố anh biết thế cái tựa ‘phản động’ ấy nhái từ đâu? Khiếp, Minh Rô-lăng quá giỏi: ‘Philosophie de la misère et Misère de la philosophie’, một tựa của cụ tổ Marx phải không. [4] Thằng nông dân chân Giao Chỉ đau mắt hột bốn mùa như tôi chịu thua. Mà ông bà nào đưa ra tựa đề rắm rối chắc chỉ nói chuyện văn vẻ đú đởn, nhớ gì đến Mác với Lê! Lý thú, tên báo Ai Là Ta bị bắn tin ‘thân nhân của thi sĩ Nhạo Lan Viên dọa sẽ kiện hai tội: tội xuyên tạc thơ và tội cọp pi câu thơ ‘Ta là ai? Là ngọn gió siêu hình…’. Còn tên báo Tiến Về, họ chửi là phải rồi! Hải Dớ không bênh. Bạn đọc trong nước làm sao đủ dâm tình để hiểu đó là tiến về cu về hĩm - cội nguồn của dân tộc và loài người? Người ta nghĩ ngay đến câu ca ‘Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù…’ Hỏng! Sái-xờ! Việc Đụ đầy yêu thương và nhân đạo bị xuyên tạc ra sự Đánh hận thù gợi lại chuyện xưa, trong khi Việt Nam đang muốn làm bạn với toàn thể thế giới, muốn đại hòa hợp hòa giải tổng thể dân tộc trong thời toàn cầu hóa. Chưa hết, bút danh Huỳnh Ngọc Hành, họa sĩ chăm sóc Tiến Về, bị hành hạ khổ nhất. Họ bảo nào là đã tục lại còn láo, dám mang đồ quý của vua ra giễu. Phải công nhận tay Ngọc Hành chịu chơi nhất làng báo Việt, vì báo mà vợ bỏ nhà tan, tê liệt tứ chi đến hai, ba lần. May cái chi giữa nghe nói vẫn khỏe! Thiệt là Dương Vật Vua của văn nghệ sĩ Việt Nam hiện đại. À, tay này chân cũng vòng kiềng thê thảm luôn, người cũng một mẩu như Hải Dớ mà nghe đồn ‘vua’ của chàng to tướng. Minh Rô-lăng nên nhắc bà vợ ly thân ăn chân tỵ nạn đẻ sách luật pháp của anh cần khảo sát Huỳnh Ngọc Hành như nhân vật điển hình. Họa sĩ Ngọc Hành, Chủ nhiệm tạp chí văn nghệ tiên phong Tiến Về trong lần về Việt Nam chơi, nhân buổi tụ tập của đám văn sĩ Hà Thành thết đãi mình, đã thuyết giảng về gì anh biết không: Kéo dài thời gian giao hợp bằng kỹ thuật nín tiểu. Chẳng quảng bá văn chương dâm tục hay tuyên truyền báo chí phản động phản quốc gì sất, mà rất y học, nên ta tạm cho qua. Hề hề...

Còn vụ nữa, tôi từng có nhiều bài bênh kịch liệt. Nó không những là chuyện văn học mà là cuộc đời, cuộc đời nông dân chúng tôi. Này, đứa nào thế lực nào động đến nông thôn Việt Nam, bố kéo cả làng bố đến đánh cho lên bờ xuống ruộng! Cái chất chân quê Việt quan trọng lắm, kể cả trong Việt Nam Mới. Anh cố nhớ lấy điều này…

Số là về cái tên Nguyễn Hưng Nước. Tôi đã phôn hai lần, tốn gần 30 Đê-mác bằng nửa tiền trợ cấp xã hội hàng tháng, nhờ thằng em họ làm công an huyện về quê điều tra tận gốc. Đúng đó là tên khai sinh, tên cúng cơm của ông kịch bản gia điện ảnh này. Người bên Hưng Yên. Nơi có đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải lừng danh thời 1960. Hưng đây là Hưng Yên đấy ạ! Có bài thơ - trở thành đồng dao cho tuổi trẻ chúng tôi - làm chứng. Đọc một lèo anh nghe, mấy chục năm thuộc hơn cả thuộc kinh thánh:

Thủy nông Bắc-Hưng-Hải

Một công trình vĩ đại

Sáng mồng Một khởi công

Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Bổ nhát cuốc đầu tiên

Công trường đất bừng lên

Lá cờ thi đua mới

Hàng vạn người phấn khởi

Nào tay mai tay cuốc

Nào khiêng vác gánh gồng

Mai này nước sông về

Tưới khắp ruộng đồng quê

Lúa ngô khoai phấn khởi

Nỗi vui sướng tràn trề.’ [5]

Đừng hỏi tôi bài thơ đó ai làm! Chúng tôi dạo đó đọc văn thơ đâu cần nhớ tác giả. Thực ra, thơ ca xã hội chủ nghĩa là công trình tập thể béng nó rồi. Từa tựa trong trò Tiểu thuyết mới của cái ông Lang Bạt nhà anh, các tác giả coi như chết. Chết chìm chết trôi đâu đó, để cho những câu thơ sống mãi trong lòng quần chúng lao động. Tôi cũng không nhớ tựa đề bài thơ trên. Cứ kéo câu thơ đầu tiên lên thành tên bài. Chúng tôi dạo đó nó thế đấy! Ông thi sĩ Gamzatov rõ lắm chuyện, ví von tên bài thơ quan trọng này kia, như cái mũ lông thú trên đầu người miền núi Dagestan nhìn xa đã nhận diện. Cần gì, cứ đầu trần đội trời dân quê tôi vẫn đạt năm tấn thóc trên một hécta gieo trồng. Trở lại chuyện tên tuổi... Có nhẽ đận đó bố ông ấy đang phục vụ công trình thủy nông, tranh thủ về phép, bú tí bu ông ấy thế nào mà đẻ ra ông ấy, nên tên ông ấy là Nước, Nguyễn Hưng Nước. Nước. Hồi nhỏ, thằng cu Nước. Thế thôi. Thế mà các bác trong nước tệ bạc quá, đi xuyên tạc tên chân chất của con cái người ta thế này: Nước tức là Quốc. Hưng Quốc là Phục Quốc! Thôi, trôi đời con mẹ hàng lươn! Từ chuyện khai thông dẫn nước nhà nông về cày cấy ruộng đồng mà chính Phạm Thủ tướng tiên phong bổ nhát cuốc đã bị hóa thành chuyện chính trị phản động lật đổ! Sái-xờ! Hải Dớ tôi điên lên, khuỳnh chân vòng kiềng ra, quỳ xuống giường sắt trại tỵ nạn viết liền loạt bài ‘Phiếm loạn: Danh đếch chính ngôn đíu thuận!’. Thì mình cũng xếch-xì hóa vấn đề cho bạn đọc cười toe và đánh lạc hướng đối phương: ‘Chữ Nước trong họ tên của kịch bản gia điện ảnh Hollywood gốc Việt là nước tình, là dâm thủy đấy, bớ làng nước ơi!’. Thế nhưng bác này cầm tinh con đỉa hay sao ấy mà bị các bác trong nước thù dai. Trước kịch bản ‘Luận về Cặc’, Hollywood có đặt bài làm phim nhi đồng, bác Nước bèn chọn con cóc làm nhân vật, lấy lời thơ con cóc nhảy ra con cóc nhảy vào làm nền ý tưởng. Khẩu khí rất nhà quê. Bọn tỵ nạn chúng tôi và cả cánh thuyền nhân đọc, vui lắm! Kịch bản không tục tằn. (Cóc thì xếch-xi cái cóc gì!). Thế nhưng không hiểu sao Nguyễn Hưng Nước bị trong nước đặt hỗn danh ‘nhà văn Cóc’. Rồi sang ‘nhà văn Cặc’. Thì cũng vui thôi. Dân làm báo làm văn cứ thế mà réo tên ‘ông Cặc Cóc’. Chính khổ chủ cũng vui! Nghe nói bọn Mỹ làm cùng xưởng phim khoái lắm. Mấy em tài tử Mẽo đen, cứ líu lô ‘Cạc Cọ… Cọ Cạc…’ mà đòi túm lấy ‘thằng nhỏ’ của ông ấy. Hồi kết mới thật là vui ra nước… miếng! Chuyện hay thế đời nào anh ngủ gật. Nghe đây: Tại phi trường Tân Sơn Nhất, khi bác Hưng Nước theo nhóm làm phim Hollywood về Việt Nam công cán, mọi người khác Mỹ, Việt, Tây, Tàu, Ấn, Mễ vào êm ru, riêng bác lại không được vào. ‘Rất khách quan và khoa học, chúng con được lệnh cấp trên chỉ cần check theo mạng Google.’ - Cô an ninh cửa khẩu giải thích ngoan ngoãn và nhà nghề, ‘Ai có tên họ, tác phẩm, sáng tác dính các chữ taboo thì tự động hệ thống điện toán sẽ có tín hiệu cấm vào. Check rất kỹ, chúng con thấy file của chú kẹt ở hai từ vựng là Cóc và… C. Xin lỗi chú ạ, cho con nói đầy đủ chữ thứ hai: Cặc. Vì công vụ chớ con đâu ham gì chữ này! Ủa, chú ngạc nhiên không tin sao? Đúng là Việt Kiều các cô các chú về nước nhìn người trong nước nào cũng thấy lừa. Đành thú thiệt: Con là nữ, nhưng ở dạng chuyển hệ đấy chú! Chú lại ngạc nhiên hơn, không tin? Thiệt tình! Thôi, ta trở lại với Cặc của chú, í lộn, Cặc trong file của chú: Chữ này ở dạng báo động xanh. Anh thiếu tá trưởng phòng chúng con có thể để chú qua cửa khẩu với đơn cam kết. Còn chữ Cóc bị báo động đỏ, chú ơi. Thượng cấp có quân hàm cao đến mấy tới can thiệp, software cũng sẽ không nhân nhượng. Trừ khi Liên Bộ An ninh và Tin học ngồi xuống làm lại hệ thống báo động với software mới. Bi giờ chú mà lọt qua cửa mình con, vâng ý là cửa khẩu một mình con ngồi đây, máy móc sẽ kêu toáng cả lên... Dạ xin chớ nóng tánh. Chú bảo giùm các anh chị và các bạn Mỹ ở ngoài cứ bình tĩnh. Không hạn hán làm sao có cóc! Cái gì cũng mang lý do của nó. Chúng con được phép giải thích như sau: Chữ Cóc là taboo vì liên đới tới cụ Nguyễn Hữu Đã. Chú làm văn nghệ, không thể không biết vấn đề đã xảy ra với cụ Đã. Thôi nha, bái bai! Mời chú ra phòng ngoài để làm thủ tục quay lại Mỹ trong chuyến sớm nhất. Con cảm phiền, phải làm việc tiếp… Next, please...’ Sao? Minh Rô-lăng thủng chưa? Cụ Nguyễn Hữu Đã ăn thịt cóc dịch lai rai Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chờ ngày cóc mở miệng ở quê Thái Bình nhà tôi đấy! Thú thật, tôi tự nhận là hài nhân cỡ thượng đẳng, nghĩ chỉ thua danh họa Chéo. Mà phải ngậm cười giữa hai hàng lệ pha nước dãi. Tôi không thương xót nhiều lắm cho ông Nước Việt Kiều phải nói là rất yêu nước dẫu có phần nào đó ghét trong nước. Mà thương đau cho cụ Đã... Chuyện chưa thể hết đâu. Cái đuôi mới làm nên con voi. Đố anh biết Nguyễn Hưng Nước có quay về Mỹ không? Sai! Anh đoán vậy vì anh chưa hiểu Việt Nam, chưa hiểu cả Mỹ. Cũng như chưa biết gì về vai trò và ý nghĩa của Cặc. ‘Nhà văn Cóc’ có thể thua ông Trời trong vụ này, nhưng ‘nhà văn Cặc’ đã thắng. Hưng Nước và đám tài tử đạo diễn Hollywood, tất nhiên thôi, đã phôn ngay cho Tổng thống Mỹ Bill Kingston. Ai cũng rành vị này từng là cựu tài tử điện ảnh nên với đám Hollywood là chỗ toa-moa. Tổng thống Mỹ khi đó lại sắp là người lãnh đạo cao nhất Hợp chúng quốc sang thăm Việt Nam kể từ sau 1975. Chàng Bill President đương nhiên phải thắng chàng Bill Software! Lại là thứ sofware chùa xài ở xứ Việt! Năm tiếng đồng hồ sau, Việt Kiều Nguyễn Hưng Nước bước vào cửa Exit với nụ cười toe như con bò kéo xe chào ‘cô cháu chuyển hệ’ ngoan ngoãn và nhà nghề đang bận liến láu ‘Next! Please...’ Bác Hưng Nước còn khẳng định với bạn làng văn rằng ngài Tổng thống - người từng mắc vụ tai tiếng và ngoạn mục là bị một em tài tử mọng nhất Hollywood ‘thổi kèn’ trong chính văn phòng của ngài thuở còn làm Thống đốc bang - từng rất thích bài ‘Luận về Cặc’. Hải Dớ bèn có ‘giốp’ sau vụ này, như anh thấy bọn trẻ chúng nó vẫn đọc ở các trại tỵ nạn… Tác giả thuộc lòng, hầu anh ngay: ‘Câu thách đối cho độc giả Ai Là Ta và Tiến Về (kèm tấm hình nhà biên kịch điện ảnh Nguyễn Hưng Nước ngồi chờ ở phi trường Tân Sơn Nhất): ‘Cặc cóc cóc được về nước.’ Khà khà! Cụ Hanh Tịnh sống lại may ra vế đối mới được giải tỏa. Anh thấy khiếp chưa? À, cái à cuối cùng trong câu chuyện văn nghệ xếch-xì hải ngoại Hải Dớ kể hầu Minh Rô-lăng, cho đến nay trong các lời đáp đối gửi về không hề có câu nào hay và chỉnh. Kể cả câu từ danh thủ làng đối hiện đại Hà Sĩ Nông tiên sinh ở trong nước. Nhưng có một chi tiết ướt át. Tòa soạn Ai Là Ta chuyển cho tôi lá thư từ một nữ độc giả ẩn danh đề nghị chỉnh lại vế đối. Người này xin sửa ‘về’ thành ‘vào’ với lý giải: ‘Chữ ‘vào’ mang hành vi giao hợp hơn xét về nghĩa bóng, và càng đúng nghĩa đen. Nhân vật của câu đối vào xong lại ra, trở về Mỹ quốc, chứ có ở lại ăn nằm lâu dài với ‘nước’, với dâm thủy Việt đâu: ‘Cặc cóc cóc được vào nước.’ Hay! Hay đến thế là cùng! Tiên sư bác Hưng Nước! Tái đa tạ nhà biên kịch điện ảnh Nguyễn Hưng Nước! Hải Dớ tôi đọc thư mà ngã ngửa từ hai cái chân cong của mình xuống mặt đất. Đấy là ai? Chính nàng! Tờ Nói tan rã ngay sau khi tôi hết ‘nói’ ở đó, chạy qua Đức tán láo với Thầy Đồ, rồi với anh. Nàng của tôi giờ lang bạt nơi nao mà dõi theo chân tôi trên từng câu từng chữ?”

- “Ối giời ơi, khiếp đến thế cơ. Nghe chuyện anh, tôi thắt cả tim mỏi cả chim. Lâm ly làm sao! Tục mà thanh quá thể! Lãng mạn quá! Đau đời quá! Văn hóa quá! Thời cuộc quá! Tiên sư anh Hải Dớ! Tái đa tạ nhiều lần nhà báo Hải Dớ. Tôi sẽ tiêu hóa các thông tin dần dần. Hỏi luôn: Các nhà văn hậu sinh Vũ Trọng Phượng đã tỏ ra dâm hơn nhà văn Tây phương chăng? Hình như các tác giả anh vừa kể không viết ‘văn con heo’?” - “Không! Heo lợn gì! Họ viết văn con người đấy! Nhân bản đằng khác. Thế dân Tây nó phân biệt các dòng văn, sách truyện riêng, ‘văn heo’ và ‘văn người’ à? Kẻ văn minh có khác. Vẽ! Cánh An Nam chúng tôi, con vật và con người dùng chung các sản phẩm văn hóa. Mà có chết thằng An Nam nào đâu!” - “Chết chứ! Như nữ trường ca gia họ Phạm đó; không biết chị ấy bất chi lao thế nào, nhưng nội việc cho ra cả trăm chữ l`. quả là trường bút. Anh đừng ngu, bắt chước. Đàn bà họ dai sức. Hai, ba trăm chữ không sao. Hải Dớ chỉ cần tăng gấp rưỡi số chữ đụ trong câu chuyện trên, chắc chắn anh sẽ đổ nát gối củ lạc gục chân vòng kiềng. Sức anh, ngần ấy chữ đụ đã là quá. Thứ lỗi nha, chỗ bạn trai thiết với nhau tôi chẳng giấu... Bà vợ ly thân của tôi tiên lượng anh leo lên trèo xuống đám đồi cao vực sâu ấy không quá được thời gian vô địch chạy 100 mét mà chân chạy đến từ xứ Ethiopia xác lập cho Olympic vừa rồi. Anh không giận? Ừ, không bao giờ được thiết tha yêu vợ của bạn, càng không khi nào giận hờn vợ của bạn - đó mới là một đứa bạn trai chân chính. Đây, thưởng ông bạn chân chính của tôi kỹ năng căn bản trong thuật ái ân Kama Sutra: Nhấp lơ lửng một, hai, ba, bốn, năm, sáu, vừa đến cái thứ bảy mới nhấn mạnh ấn sâu. Tùy người đối diện (tức là đối chim) mà mạnh sâu hết cỡ hay không. Tính ra, chỉ một lần chính thức với sáu lần bán chính thức, thậm chí một phần ba chính thức. Mà còn phải theo tư thế nữ cẩu chi (nữ gác chân giữ tay như chó) nam thân phục (nam quỳ quặp như khỉ), đâu thể trai trên gái dưới nằm thẳng ngay cu đơ nín thở chào cờ dưới bàn thờ ông bà ông vải Việt. Như thế, đàn ông đàn bà Ấn có thể ấn nhận năm ba chục cú sâu nông trong khoảng thời gian dài. Thuổng lại sách cổ chỉ mình anh không biết, tôi muốn bổ sung vào thuyết Đánh và Đụ, Chiến tranh và Giao hợp của anh. Cả hai đều là bài toán của thời gian. Không gian ở đây không quan trọng lắm. Chiến tranh theo chiến lược kháng chiến trường kỳ là vậy, anh lạ gì. Đánh bằng chiến thuật du kích Việt chính là kiểu dứ ‘sáu nông một sâu’ như thế, tây đầm Pháp, Mỹ nào chịu nổi!” - “Ừ giỏi! Tếu nhỉ? Hớ hớ…” - “Sao, anh chê phe ta chê cho đàng hoàng. Đang khen dở dang lại… hớ hớ?” - “Không, tôi hớ hớ đâu vì chuyện nhỏ như con thỏ ấy. Mâu thuẫn giữa tôi và anh chỉ có tính thường trực như trong vấn đề Đệ Tứ - Đệ Tam. Bản chất hai ta, một. Hải Dớ hớ hớ vì nhận ra văn hóa Ấn ở việc đụ trùng với văn hóa Việt trong sự nói. Các cụ nhà mình chẳng dạy ‘Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói’ là gì. Hớ hớ…” - “Hớ hớ... Anh Hải nói gì cũng phải, vì anh nấu phở ngon nhất trần gian nhì địa ngục. Nhưng Hải Dớ đụ gì cũng sai. Merde! Hớ hớ…” - “Tôi thì đụ bu vào cái mẹc-xà-lù hớ hớ nhà anh! Hớ hớ…”


[1] Phỏng lược Diên Khánh; “Viết như là một ý thức văn chương”, cand.com.vn 5/10/2008

[2] Theo AP 3/3/2007, vnexpress.net

[3] Co rút từ Vũ Ngọc Tiến; Văn Nghệ Trẻ - 2006, phongdiep.net 11/10/2008

[4] Phỏng theo Quán Như; “Ê Cha Lan, trên đó có gì vui không?”, chuyenluan.net

[5] Sách giáo khoa cấp 1 những năm 1960 ở miền Bắc Việt Nam; viết theo trí nhớ.