Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Nhận xét về tác phẩm “Những ghi chép ở tầng 14”

Trang Châu

Hinh Trang Chau 2 (1)

Tác phẩm Những ghi chép ở tầng 14 của Thận Nhiên là tâm tư của một thanh niên thuộc thế hệ thứ hai của lớp người Việt rời bỏ miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hải ngoại, nơi người thanh niên được sinh ra và lớn lên, là Hoa Kỳ. Nơi đây khi trưởng thành anh thắc mắc sao hai người thân nhất của đời anh là cha mẹ anh, sau hơn nửa thế kỷ , người này là “một phần toàn vẹn của nước Mỹ” còn người kia chỉ là “1/4 người Mỹ”? Vậy ¾ còn lại của người kia vất vưởng nơi đâu? Thế là anh quyết định về Việt Nam “đi tìm lại dấu vết của cha ông mình trên cái mảnh đất xa xôi và xa lạ đó, không phải là một thôi thúc nhưng mà là nỗi ám ảnh.” Anh đã về và đã gặp «những chuyện nghe như huyền thoại mà có khi là thật.” Để rồi có lúc anh ngộ ra rằng “vận mệnh của con người hay của cả một đất nước đều ở những chuyến đi, những cuộc chạy trốn.”

Về, anh đã đi, đã sống, và đã thấy. Anh thấy gì ? Anh thấy một xã hội trong đó “chẳng những đã đành không được nói mà con người còn không được suy nghĩ hay không được suy nghĩ trái với những quy định.” Anh thấy “người ta chỉ chấp nhận thực trạng và những gì được kẻ thắng ban phát chứ không được thắc mắc hay đòi hỏi bất cứ điều gì.” Và để được sống yên thân trong xã hội đó anh phải biết lấy “một trăm ngàn là đơn vị căn bản để giải quyết hầu hết những rắc rối trong đời sống.”

Văn của Thận Nhiên gọn mà hàm ý. Giọng văn lúc chững chạc, lúc dí dỏm, lúc châm biếm, không nặng nề chua chát nhưng đôi khi gần như lạnh lùng. Không hiểu sao, sau khi đọc Những ghi chép ở tầng 14 của Thận Nhiên, tôi lại liên tưởng tới bài thơ Une soirée perdue của Alfred de Musset (thi sĩ Pháp của thế kỷ 19) khi ông viết về Molière (kịch tác gia Pháp của thế kỷ 17), tác giả vở hài kịch nổi tiếng Le Misanthrope (kẻ Yếm Thế) trong đó có 2 câu thơ:

“Cette mâle gaieté si triste, si profonde

“Que lors qu’on vient d’en rire,on devrait en pleurer…”

Đọc những mẩu chuyện của Thận Nhiên tôi không muốn cười, chưa đến nổi phải khóc, nhưng buồn thì rất buồn.

TRANG CHÂU

Montréal, 18 -02 -2019