Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Mộng hồi sinh văn minh Đông Sơn

Hân Hương

Đã có hàng ngàn cuốn sách, công trình chuyên khảo về nền văn minh Đông Sơn, và hàng trăm ngàn hiện vật thời Đông Sơn được khai khai quật, trưng bày, nhưng sao tôi (có lẽ nhiều bạn nữa) vẫn thấy như đi trong “màn sương lịch sử rất dày”. Dẫu hình đồ họa trống đồng ngày nào chẳng quay trên màn hình tivi, rồi bầy chim Lạc 2D tùy tiện bay trên những tấm panel lòe loẹt lẫn vạt áo dài nữ Việt… quanh ta thì, vẫn không thể nói tinh thần của nền văn minh ấy đang hiện diện trong cuộc sống hôm nay.


Ẩn ức mãi sinh mộng chăng?

Trước khi nói mộng, nói thực đã. Chúng ta biết danh họa Pablo Picasso bắt đầu chủ nghĩa tạo hình Lập thể từ những đồ tạo tác của châu Phi, hay Paul Gauguin tạo sự nghiệp của ông dưới nắng đảo Tahiti xa quê hương... Đại khái vĩ nhân có thể tìm thấy “cái tôi nghệ thuật” từ những chốn chẳng nuôi nấng mình ngày nào, và (lạ nữa) họ tìm trong quá khứ rất xa xăm của các nền văn hóa những chất liệu để sáng tạo.

Một chuyện khác, với kích thước khác, tầm quốc gia như New Zealand chẳng hạn, do người châu Âu chiếm đa số, văn hóa, nghệ thuật châu Âu hiển nhiên chiếm lĩnh đảo quốc này. Nhưng nếu xuống sân bay Auckland bạn sẽ gặp nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ cỡ lớn của người Maori (thổ dân New Zealand), mà thoạt nhìn tôi có cảm giác thâm u như gặp những bức tượng nhà mồ (Tây Nguyên) trong rừng vắng, mà không phải các biểu tượng gợi văn hóa châu Âu. Xứ này an lành đến nỗi rừng thì mênh mông nhưng hầu như không có loài thú ăn thịt nào (hổ, báo, rắn rết, chim ưng, đại bàng...) người ở đây bảo sở dĩ New Zealand có rất đông loài chim không bao giờ bay, vì chúng không cần làm thế để trốn loài ăn thịt. Nên, biểu tượng của quốc gia này là con chim Kiwi không biết bay và cái lá Dương xỉ bạc. Họ còn nói trước kia văn hóa New Zealand lấy châu Âu làm mẫu, nhưng “một ngày đẹp trời” nhận ra dẫu có cố theo mẫu, thì xứ này vẫn luôn chỉ giống châu Âu, chưa nói còn lẽo đẽo nhìn lưng nó. Nên, cần dựa vào văn hóa bản địa của người Maori mới thành New Zealand hôm nay.

Nhưng cái chúng ta gọi thuộc “phạm trù văn hóa” với diện mạo dễ nhận ở kiến trúc, hội họa, điêu khắc… thì cũng không thể chỉ nhái mỗi “ngoại hình” chúng mà thành nghệ thuật của mình. Tức là Pablo Picasso, Paul Gauguin... hẳn đã từng nghiền ngẫm, “lấy thức ăn” từ các nền văn hóa rất xa xôi cả về thời gian - không gian để xài.

Ý tôi rằng học hỏi văn minh Đông Sơn không phải chỉ đơn giản “bắt chước” các mô-típ hoa văn trên trống, thạp, vũ khí, đồ dân dụng... (cực đẹp) theo lối “mỳ ăn liền”, mà có lẽ cần tìm rất nhiều cảm hứng từ thế giới quan nền văn minh trước Hán của tổ tiên chúng ta.

clip_image002

“Sự trinh nguyên của văn minh Việt”, nếu có thể gọi vậy, ngụ ý trước khi bị các yếu tố Hán xâm nhập được nhiều nhà khoa học trình bày thông qua việc “giải mã” những hoa văn trên các trống đồng: từ kỹ thuật làm đồ đồng và kim khí cho thấy tổ chức xã hội. Họ xem nó là những trang sử bằng hình ảnh khắc họa cảnh sinh hoạt của cư dân Đông Sơn: chèo thuyền bắt cá, cắt lúa, giã gạo, săn bắn, lễ hội... trong không gian ấy có cả nhà sàn, ruộng, sông nước... một xã hội đã manh nha nhiều nghề nghiệp: lâm nghiệp, ngư nghiệp, canh tác lúa nước, thủ công nghiệp và cả thương nghiệp.

Cuộc phiêu du thứ nhất

Nhưng có lẽ để sống “vui vẻ, đàng hoàng thế” hẳn tổ tiên thời cổ đại của chúng ta đã nương vào một “thế giới quan” nào đó dẫn lối. Như “quan hệ con người với con người” chẳng hạn.

Alvin Toffler (1928- 2016) cho rằng năng lượng là tiền đề của mọi nền văn minh, năng lượng cơ bản của nền văn minh nông nghiệp là đất đai, đất cho họ mọi thứ. Vậy hình dung đơn giản để mở rộng đất canh tác, hay săn thú, đánh cá, dựng nhà... con người đều cần hiệp sức lao động trong không gian đất. Mà, những hoa văn trên trống đồng đã diễn đạt sinh động tuyệt vời hiện thực này. Sự bình đẳng khi ấy ngự trị xã hội, mỗi cá nhân đều có vai trò tương đương nhau trong cộng đồng, thành quả được chia theo lối quân bình. Giống mô hình xã hội ở Tây Nguyên trước khi bị kinh tế thị trường lật nhào, mà có lần nhà văn Nguyên Ngọc kể với tôi: “Ở đấy, người ta vẫn giữ cái minh triết lâu đời, không có kẻ làm thuê và người đi thuê, chỉ có người đứng đầu tổ chức công việc”.

Có vẻ như GS. Vũ Quốc Thúc trong cuốn “Nền kinh tế công xã Việt Nam” cho rằng cấu trúc quan hệ trong các làng ở Bắc Bộ cho đến trước 1945 còn tồn sót rất nhiều cách giải quyết “kiểu công xã nguyên thủy” về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, như cách thức con người chung sống với nhau, thể hiện qua chế độ ruộng công, chế độ bầu cử, hương ước ở từng làng... Pierre Gourou (1990-1999) đoan chắc “làng là một cộng đồng tự trị”, làng Việt cổ truyền rất khác với cách tổ chức định cư theo huyết thống của người Trung Hoa, v.v. Các học giả chung quan điểm này khá đông, việc viện dẫn họ không thể làm nổi trong một bài báo nhỏ. Đành rút gọn là, nếu không hoàn toàn dựa trên thiết chế Hán có xu hướng tập quyền cao độ, xã hội Việt đã vận động theo một phương cách tản quyền, dân chủ hơn, với đơn vị đại diện nhỏ nhất: cái làng dân Việt.

Có thể nói “hoang đường chăng” rằng, tinh thần văn minh Đông Sơn chống lại sự tập quyền và tập trung quá mức tài sản trong tay một nhóm người. Trong giai đoạn sơ khởi của nền văn minh nông nghiệp ấy, tổ chức xã hội công xã hướng đến lập sự quân bình tương đối giữa người với người, hạn chế sở hữu tài sản cá nhân, tạo lập các hình thức sở hữu chung, thuộc toàn cộng đồng, giải thích tại sao nông thôn Bắc Bộ xưa hầu như không có tầng lớp đại địa chủ?

image

Mà bây giờ, sau khi con người đã đi (tạm coi thế) dần qua làn sóng văn minh thứ hai (công nghiệp) bước vào làn sóng văn minh thứ ba (hậu công nghiệp) cũng ngày càng nỗ lực tìm phương cách giúp giảm sự bất bình đẳng trong xã hội bằng các thiết chế xử lý mối quan hệ giữa người với người. Thời kỳ các giá trị được xác lập bằng quyền lực và tài sản dần không còn được coi là những giá trị tuyệt đối, thay nó, sự cống hiến xã hội đang trở thành một giá trị hàng đầu, thời những người tranh đấu cho các quyền con người, nâng cao dân trí, chống gây ô nhiễm môi trường, cống hiến của những nhà thiện nguyện... được xã hội tôn vinh. Đại để Bill Gates từ thiện có thể sẽ còn “sống lâu” hơn Bill Gates tỷ phú.

Phát triển đô thị thời hậu hiện đại cũng thể hiện xu hướng này, bằng việc phân ra ba cấp cao thấp đô thị thông minh. Mức cao nhất là tạo ra cộng đồng thông minh khi tất cả các thành viên đều được đóng góp vào xây dựng một tổng thể đô thị tốt đẹp, chứ không chỉ từng người đơn lẻ thông minh (cấp hai) hay công cụ thông minh, là những giải pháp công nghệ nhằm giải quyết những tình huống trong đời sống đô thị một cách thông minh (cấp ba).

Dĩ nhiên mô hình đô thị thông minh theo tiêu chí này rất khó hình thành từ những quốc gia chịu ảnh hưởng thiết chế Khổng giáo tập quyền, vốn đề cao sự phục tùng, tuân thủ, thường “tập trung nuôi dưỡng sự thông minh cho riêng giới cầm quyền” , chứ không tựa vào sức sáng tạo của toàn xã hội.

Vậy “sự trinh nguyên của văn minh Việt” trước Hán, cùng truyền thống dân chủ, tự quản của làng Việt cổ truyền, trong trường hợp này có thể là một lợi thế?

Cuộc phiêu du thứ hai

“Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên” là điểm xuất phát của sự tôn sùng thế giới tự nhiên, vũ trụ quan của người tiền sử trong buổi bình minh, coi vũ trụ là lớn nhất, bao trùm. Trên mặt trống đồng ngôi sao nhiều cánh được khắc họa lớn nhất ở vị trí trung tâm, con người cũng như mọi sinh vật tồn tại như những sinh thể nhỏ bé như nhau, các tạo hình con chim, con cá, con gà, con người, hươu, bò, cóc, rái cá... chạy xung quanh những cánh sao đều đồng đẳng về mặt kích thước, theo quan niệm “vạn vật đều có linh”. Thời kỳ mà con người có mặt khiêm nhường trong vòng tuần hoàn của tự nhiên, sống nương vào đất đai, không có khái niệm “khai thác” thiên nhiên...

Thế giới quan đó bị thay đổi khi làn sóng văn minh công nghiệp với năng lượng than đá và dầu khí (không tái tạo), đã tạo ra nhiều của cải nhất, nhưng cũng phá hủy nhiều nhất các tài nguyên tự nhiên và đe dọa sự sống con người. Thời kỳ con người thấy nó làm chủ thiên nhiên, là trung tâm vũ trụ và khá hoang tưởng về sức mạnh, cũng là thời của những xung đột toàn diện, rộng khắp dữ dội (chính trị, tôn giáo, kinh tế, xã hội, văn hóa...). Thời khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày càng lớn, tâm lý con người bị ức chế, gia đình tan vỡ, tệ nạn xã hội tràn lan, tỷ lệ người không tìm thấy lẽ sống gia tăng, v.v. Theo A. Toffler, tất cả đều có chung một nguồn gốc khi nền văn minh công nghiệp đã đi vào giai đoạn bế tắc.

Nhưng “cùng tắc biến”, con người lại đang quay về với các giá trị cổ sơ của làn sóng văn minh nông nghiệp. Bởi tiền đề năng lượng của cả hai thời kỳ này là cùng hướng đến sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh (đất đai, năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt...). Tiếp nữa, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên (sau khi đã tàn phá nó ở thời kỳ công nghiệp) con người hôm nay lại quay về với nỗ lực bảo vệ thiên nhiên giống như người thời tiền tiền sử từng sùng bái nó. Khoa học ngày nay đưa ra nhiều chứng minh về mối tương quan khăng khít của con người với muôn loài và thiên nhiên trong cả một hệ sinh thái lớn trên trái đất, khá gần gũi với thế giới quan tự nhiên của văn minh nông nghiệp.

Có lẽ văn mình hậu công nghiệp đang tìm lại nhịp điệu của văn minh nông nghiệp với mối quan hệ giữa con người với con người- con người với thế giới tự nhiên, trong một nguyện ước chung là phát triển bền vững. Do thế, “thả mình trong giấc mộng văn minh Đông Sơn” không phải như bới lại một câu chuyện cổ lỗ, mà có chút hy vọng khơi lại được đôi giá trị Việt ở thủa bình minh dường như vẫn là câu chuyện thời đại này, của thế giới quan hậu công nghiệp.

Từ hãng Speake-Marin... đến mộng thực thể hóa Đông Sơn

Như đã nói ở đầu bài, cảm hứng mỹ học đương đại có thể được các nghệ sĩ lấy từ thời cổ đại, rằng tôi chỉ “bất đắc dĩ” nêu vài cơ sở có “tính học thuật cho giấc mộng hồi sinh Đông Sơn”, thời mà con người dường như được tự do nhất, nhân văn theo cách họ ứng xử với thiên nhiên và tổ chức xã hội.

clip_image006

clip_image007

Sự kiện hãng đồng hồ nổi tiếng Speake-Marin (Thụy Sĩ) đưa ra thị trường dòng sản phẩm Dong Son The Sun 18 cái với giá chừng 3 tỷ VN đồng/ cái không làm chúng ta ngạc nhiên về công nghệ, mà ý tưởng dùng “những hoa văn kỳ bí ngự trên mặt trống đồng Đông Sơn” để chế tác “một vật đo thời gian - vòng tuần hoàn của con người và vũ trụ”. Nếu so Dong Son The Sun với cách chúng ta dán vài hình con chim Lạc lên vạt áo, chế trống đồng thành cái gạt tàn tầm thường, thậm trí đúc nhái mặt trống to treo tường… thì chưa đáng gọi đã kế thừa gì từ kho báu Đông Sơn.

Vậy vấn đề không chỉ nằm ở việc cần làm dày thêm những trang sử hay đào thêm hiện vật, mà cho đến nay hầu như vẫn “nằm bất động” trong thư viện hay các bảo tàng tĩnh lặng... Mà chỉ có thể là nghệ thuật, với sức mạnh sáng tạo của nó may ra hình thành “Phong cách nghệ thuật Đông Sơn đương đại” ẩn chứa các triết lý sâu sắc, được hiện diện sinh động trong đời sống hôm nay.

clip_image009

Trong giấc mơ của tôi đó là những startup rất trẻ tạo ra các festival điêu khắc, hội họa, múa, kiến trúc, sân khấu, mỹ nghệ, thời trang, các lễ hội, thể thao, festival âm nhạc dậy âm thanh trống, chuông đồng... lấy cảm hứng nguồn mạch văn minh Đông Sơn. Đoạn cuối trong màn khói, trên bàn thờ có đôi hình người nâng đĩa đèn, bát hương như biến thể của thạp đồng thu nhỏ, họa tiết trên các kệ đặt đồ thờ tựa hoa văn xa xưa của tổ tiên mình... Ừ, một mộng dài.