Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Cafe giáo dục: Triết lý giáo dục trong thời đại mới

Kính gửi các anh chị,

Tạp chí Tia Sáng trân trọng mời các anh chị tới dự và trao đổi với TS. Giáp Văn Dương tại buổi Cafe giáo dục: Triết lý giáo dục trong thời đại mới

Thời gian: từ 14.30-16.30, Thứ 7, ngày 8/12/2018.

Địa điểm: Cafe Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Dẫn chương trình: Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương


----

Thông tin đề dẫn:

Sự thiếu vắng triết lý giáo dục đang được cho là nguyên nhân của mọi bế tắc trong giáo dục suốt thời gian qua.

Những sự cố trong giáo dục diễn ra ngày càng nhiều và mang tính hệ thống cũng làm chúng ta phải suy nghĩ.

Gần đây, triết lý giáo dục lại trở thành điểm nóng, khi các đại biểu Quốc hội chất vấn vì sao không thấy triết lý giáo dục trong Luật Giáo dục sửa đổi.

Trong bối cảnh việc cải cách giáo dục, được định danh là căn bản và toàn diện, đang bước vào khúc cua quan trọng, khi Khung Chương trình Giáo dục Phổ thông Tổng thể chuẩn bị được ban hành, thì triết lý giáo dục lại trở thành một vấn đề căn cốt, cần phải làm rõ. Nếu không, những cải cách giáo dục có nguy cơ tiếp tục dừng lại ở các sự vụ nhỏ nhặt, manh mún, thay vì căn bản và toàn diện như mong đợi.

Đặc biệt, trong bối cảnh một kỷ nguyên mới đang dần xác lập, kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0, với sự phát triển như đột phá của khoa học, công nghệ và những biến động khó lường của chính trị - xã hội thế giới, những thay đổi trong khoảng 30 năm tới sẽ vô cùng lớn, và bất lường.

Chúng ta, những người ở thế hệ hiện thời khó có thể hình dung được đời sống của 30 năm nữa. Nhưng các nhà giáo dục, đặc biệt là những người ban hành chính sách giáo dục, cần phải có tầm nhìn của ít nhất là 30 năm sau, khi những học sinh của Lớp 1 năm nay sẽ thực sự bước vào đời và trở thành lực lượng lao động chính của xã hội.

Giáo dục sẽ phải làm gì trong bối cảnh đó? Đặc biệt, triết lý giáo dục nào sẽ cần phải xác lập để làm định hướng và dẫn dắt giáo dục trong bối cảnh được dự báo sẽ có nhiều biến động và bất lường như thế.

Những thảo luận này sẽ được khơi gợi và làm rõ một phần trong buổi Café Giáo dục ngày 8/12/2018.

Event của sự kiện trên facebook:

https://www.facebook.com/events/2014168098676780/