Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Xin đừng giết!

Nguyễn Hồng Lam

Một bản án thật sự là công lý, ngoài chuyện giữ gìn kỷ cương luật pháp, bắt kẻ phạm tội phải chịu trừng phạt tương xứng với tội lỗi đã gây ra, nó còn mang nhiều ý nghĩa khác.
Bản án có thể là sự xoa dịu nỗi đau cho xã hội. Bản án cho kẻ này cũng là bài học răn đe với kẻ khác, giảm thiểu nguy cơ lặp lại tội lỗi trong cộng đồng. Bản án cho kẻ thủ ác là sự an ủi cho nạn nhân và gia đình của họ. Bản án còn là sự răn đe, giáo dục đối với kẻ phạm tội, bắt họ tâm phục khẩu phục để sám hối về hành vi của mình, giúp cuộc đời họ trở nên tốt hơn sau khi chịu hình phạt. Đó là cách góp phần ngăn ngừa ý định, hành vi phạm tội của kẻ khác có thể nảy sinh trong cộng đồng. Một bản án khi tuyên, nếu thỏa mãn được các ý nghĩa đó, hẳn đó là khi công lý được thực thi hoặc trả lại.
Y án tử hình đối với Đặng Văn Hiến, bản án đã không đáp ứng được các ý nghĩa đó. Đối với người nghèo, đối với anh Hiến, gia đình, người thân của anh và cả chính người thân của những nạn nhân đã thiệt mạng, công lý vẫn xa vời.


Không ai có thể bênh vực, biện hộ gì được cho hành vi mà anh Hiến đã gây ra. Hình phạt cao nhất giành cho Hiến cũng không trả lại được sự sống cho 3 nạn nhân đã thiệt mạng. Bản án tử hình cho Hiến không phải là một hình phạt nặng, nhưng đó là hình phạt không hợp lý và cũng không giúp đem lại công lý hay đạo lý. Nó chỉ khiến cuộc đời có thêm một nạn nhân, nhiều nạn nhân.
Hiến phạm tội khi anh, gia đình anh, cộng đồng của anh bị tước đoạt quyền lợi, bị chà đạp quyền sống, bị đẩy vào đường cùng. Chính Tòa án đã công nhận điều đó, khi tuyên Công ty Long Sơn có tội. Gia đình các nạn nhân cũng đã có đơn xin giảm án cho Hiến, không đòi hỏi sự trừng phạt nặng nhất để thỏa mãn sự trả thù. Họ nhìn thấy rõ, kẻ gây tội đồng thời cũng chính là một nạn nhân cùng quẫn. Anh Hiến được chính người thân nạn nhân của mình cảm thông và chia sẻ. Đáng tiếc, Tòa án đã không dành cho anh sự cảm thông và chia sẻ đó.
Đặng Văn Hiến phạm tội nghiêm trọng, nhưng trong lương tâm xã hội, dư luận và công luận, anh luôn được nhìn như một nạn nhân. Chưa từng có bất kỳ ai đòi phải tuyên cho Hiến bản án là cái chết. Ngược lại, dư luận xã hội đồng thuận tuyệt đối, mong cho anh bản án nhẹ nhất có thể, để cả lý lẫn tình vẫn còn hiện hữu. Không ai muốn có thêm một nạn nhân phải chết. Y án tử hình Hiến, xã hội nhận thêm một vết thương, một nỗi đau lương tâm. Y án tử hình Hiến, lương tri đang bị giễu nhại, công lý đang trở nên méo mó.
Vụ án đồng Nọc Nạn tháng 8 năm 1928, Tòa Đại hình Cần Thơ đã tuyên tha bổng cho hầu hết các bị can. Toàn án thực dân đã thừa nhận vị thế nạn nhân của các thủ phạm. Sau 90 năm, Tòa án XHCN của chúng ta đã không nhìn được điều đó. Ý nghĩa nhân đạo không tồn tại trong bản án phúc thẩm vừa tuyên cho Hiến. Đó là một bước thụt lùi về khía cạnh nhân văn của nền tư pháp.
Trước, trong và sau phiên tòa, hàng trăm, hàng ngàn bài báo đã lên tiếng đòi, kiến nghị, xin giảm án cho Hiến. Gia đình nạn nhân, các luật sư cũng đã làm đủ mọi cách để án cho Hiến nhẹ hơn. Nhưng vô vọng. Luật pháp đã không hề nghe thấy nhưng tiếng kêu từ lương tâm xã hội.
Pháp đình không phải là nơi công lý được thực thi. Công lý đã không đứng về phía người tận khổ.
Vẫn còn một cơ hội cuối: Chủ tịch nước sẽ sẽ đồng ý với đơn xin ân xá cho Đặng Văn Hiến. Chỉ có điều đó mới xoa dịu được nỗi đau từ vết thương mà gia đình nạn nhân, thủ phạm và cả xã hội đang mang. Bằng ngược lại, án tử hình cho Đặng Văn Hiến sẽ cứa vào lương tâm, công lý và xã hội thêm một vết thương, một nỗi đau mới, dai dẳng và khốc liệt.
Khánh kiệt niềm tin, cái ác, tội lỗi khi đó sẽ khó loại trừ hay ngăn chặn. Xã hội cũng giống như một con người. Sống với cơ thể mang một vết thương không bao giờ khép miệng, cơn đau luôn hành hạ, làm sao biết khi nào con người sẽ bộc phát lao vào những hành động rồ dại và điên loạn?
Ngày 12-7-2018

Trong hình ảnh có thể có: 19 người, mọi người Ä‘ang cười, ngoài trờiNguồn: FB Nguyễn Hồng Lam