Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Thủ lĩnh Bolschewik – từ Bucharin tới Trotzki



Reiner Traub

Dũng Vũ dịch

 

 

Bucharin

Nikolai Iwanowitsch Bucharin

* 09.08.1888 tại Mạc Tư Khoa

+ 15.03.1938 tại Mạc Tư Khoa

 

clip_image002Người con trai một nhà giáo ở Mạc Tư Khoa đã bước vào hàng lãnh đạo Bolschewik như một nhân vật với chân trời tinh thần bao la nhất và đa tài nhất.

 

Ðược xem là lý thuyết gia kinh tế quan trọng nhất của đảng, Bucharin đã cùng Jewgenij Preobraschenski soạn chung cuốn "Chủ nghĩa cộng sản – ABC" (1920) được dịch sang nhiều thứ tiếng. Cuốn sách đầy ảo vọng có tác dụng rất lớn đến quần chúng trong buổi ban đầu sau cách mạng.

 

Bucharin còn sưu tầm bươm bướm, từng là họa viên và nhà báo có tài, biết rõ sự phát triển của giới xã hội học Tây phương, quan tâm tới khoa học, đọc nhiều sách văn chương mọi thời.

 

Nhờ tính bằng hữu tự nhiên, ông đã trở thành "con cưng của Đảng" (Lenin). Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà báo bị theo dõi trong thời tiền-Lenin đã tìm đến ông nhờ giúp đỡ.

 

Năm 1906, Bucharin gia nhập tổ chức Bolschewik, đã nếm mùi nhà tù Sa Hoàng, những chốn lưu đày, và tranh cãi nhiều lần với Lenin về những câu hỏi lý thuyết lẫn chính trị, thế nhưng vẫn làm việc chung.

 

Ðầu năm 1917,  Bucharin cùng Trotzki cho ra đời một nhật báo xã hội tại New York. Sau Cách mạng tháng 2, ông trở về Nga qua đường Nhật Bản – Siberia.

 

Sau Cách mạng tháng 10, ông được Lenin giao công tác soạn thảo "Nguyên tắc quy hoạch và kiểm soát kinh tế".

 

Bucharin từ chối thỏa ước hòa bình Brest-Litowsk mà ông coi như một bài viết chính tả không đáng bàn. Tính Bucharin nóng nảy, từng kêu gọi chống đế quốc Ðức bằng một cuộc chiến tranh cách mạng.

 

Có một thời gian ngắn, ông đã đứng về cánh tả bên ngoài đảng Bolschewik. Nhưng sau khi Lenin thực hiện "Chính sách kinh tế mới" vào năm 1921 để tạo điều kiện hồi sức cho nền kinh tế nát bấy bằng tự do kinh doanh, Buchrarin đã trở thành phát ngôn viên nổi bật nhất của nhóm ủng hộ tự do làm kinh tế nông nghiệp với khẩu hiệu như "Hãy làm giàu cho bạn". Từ đó ông được xem như lãnh tụ "cánh hữu" Bolschwewik.

 

Trong cuộc tranh giành quyền lực sau cái chết của Lenin, Bucharin đứng về phía Stalin chống lại Trotzki. Ðến khi giác ngộ rằng mình không chủ tâm ủng hộ sự thăng tiến của một chế độ độc tài khủng bố theo kiểu những người kia, thì đã muộn. Mọi cố gắng của ông nhằm tổ chức một phe đối lập trong đảng chống lại đường lối cưỡng bách hợp tác xã của Stalin cũng bị thất bại vì những liên minh có tiềm lực như Trotzki – từng nhờ ông giúp đỡ – đã bị loại khỏi chính trường.

 

Năm 1934, Bucharin bị đấu tố và phải tự kiểm điểm. Trong khi chờ lãnh án tử hình được hoãn lại tới năm 1936, ông vẫn được phép phát hành tờ báo nhà nước "Iswestija".

 

Tháng 2 năm 1937, Bucharin bị bắt. Trong cuộc đấu tố cuối cùng, ông phải đối đầu với những cựu chiến binh Bolschewik được xếp sẵn vai người tố cáo, rằng ông đã tổ chức cuộc ám sát Lenin trong lúc đang điều đình về thỏa ước hòa bình Brest-Litowsk.

 

Tháng 3 năm 1938, Bucharin bị xử bắn. Tiểu thuyết gia Althur Koesler đã dựng lên nhân vật Rubaschow, đấng anh hùng bi đát trong tiểu thuyết Stalin chủ nghĩa "Nhật thực" nổi tiếng của mình, chủ yếu dựa vào tấm gương Bucharin.

 

 

Lenin

Wladimir Iljitsch Uljanow

* 22.04.1870 tại Simbirsk

+ 21.01.1924 tại Gorki gần Mạc Tư Khoa

 

clip_image004Uljanow là con trai thứ của một vị giám thị trung học đáng kính từng được trao tặng nhiều chức tước của Sa hoàng.

 

Thủa nhỏ Uljanow theo học trung học chuyên cổ ngữ, đậu tú tài với điểm xuất sắc. Ðáng lý Uljanow còn tiến xa hơn nhưng đã quyết định đấu tranh cho một nước Nga mới cho tới cùng. Uljanow đã bị thôi thúc từ tấm gương người anh mình, vì tội mưu sát Sa hoàng Alexander III rồi bị xử tử vào năm 1887.

 

Uljanow học luật, khám phá ra Marx và lấy tên giả là Lenin. Từ công việc viết lách, tổ chức không ngừng nghỉ suốt một phần tư thế kỷ, Lenin đã trở thành trung tâm quyền lực mọi cánh Bolschewik thuộc đảng Dân chủ Xã hội Nga.

 

Tháng 10 năm 1917, Lenin đã đặt tất cả vào một lá bài. Dù đảng ông đang chống ông, nhưng ông vẫn kêu gọi nổi dậy lật đổ chính quyền lâm thời – mà theo ông – đã đánh mất mọi sự kính trọng vì phạm nhiều lỗi lầm.

 

Chưa đầy 5 năm sau, Lenin bị đột quỵ lần thứ nhất. Cái chính quyền đã giành được một thời luôn được Lenin cho bảo vệ tàn nhẫn hơn và đẫm máu hơn. Những đề án xưa kia về quyền "làm chủ của nhân dân", "Dân chủ hội đồng" đã biến thành cơn ác mộng của chế độ độc tài đảng trị bị nhân dân ruồng bỏ.

 

Theo nguyên tắc, Lenin không thể và cũng không muốn thay đổi điều này, đặc biệt kể từ năm 1922 ông lâm bệnh nặng, không còn khả năng làm chính trị.

 

Stalin, người rốt cuộc muốn tước quyền Lenin, đã dựa vào nền tảng sẵn có để xây dựng quyền lực độc tài không giới hạn theo những cấu trúc Lenin để lại sau khi từ trần vào năm 1924.

 

 

Sinowjew

Owsej-Gersch Aronowitsch

Radomyslski-Apfelbaum

* 23.09.1883 tại Jelisawetgrad

+ 25.08.1936 tại Mạc Tư Khoa

 

clip_image006Người đàn ông đã sớm từ bỏ tên thật của mình để đi vào lịch sử bằng một cái tên khác: Grigorij Jewsejewitsch Sinowjew.

 

Cái tên mới không chỉ là một bí danh cho hoạt động cách mạng thuộc một tổ chức bí mật chống Sa hoàng mà đặc biệt còn được dùng để che giấu cái gốc Do Thái của bản thân có thể gây nguy hiểm trong tình trạng bài Do Thái đang tràn lan khắp nước Nga bấy giờ.

 

Năm 18 tuổi (1901), Sinowjew trở thành thành viên nhóm Dân chủ Xã hội Nga, di cư năm 1902, rồi quen Lenin năm 1903. Lenin coi trọng tài tổ chức của Sinowjew và đã biến ông thành cộng tác viên thân cận nhất trong thời gian sống lưu vong tại Thụy Sĩ.

 

Sinowjew đã tháp tùng Lenin tham dự hội nghị chống chiến tranh của phe xã hội khuynh tả Âu Châu.

 

Ba tháng trước cuộc Cách mạng tháng 10, ông lại xuất hiện ở Nga.

 

Trong một phiên họp đảng mang tính quyết định, ông và Lew Kamenew đã chống lại sự đòi hỏi một cuộc khởi nghĩa của Lenin, với lý do dự đoán rằng, Lenin sẽ cô lập nhóm Bolschewik với những nhà xã hội khác và chỉ tạo cơ hội cho họ bảo vệ quyền lực riêng bằng khủng bố.

 

Mặc dầu những người bất đồng ý kiến bị Lenin phê bình khiêm khắc là "kẻ bỏ hàng ngũ", họ vẫn trở về nắm chức vụ lãnh đạo đảng sau cuộc nổi dậy.

 

Khi chính phủ Xô-viết từ Petrograd dời về Mạc Tư Khoa vào tháng Ba năm 1918, Sinowjew vẫn ở lại chỗ cũ trong cương vị người cầm quyền và phải chịu trách nhiệm về làn sóng khủng bố đầu tiên tại đó từ năm 1918 đến năm 1919.

 

Từ năm 1921 đến năm 1926, với tư cách thành viên Bộ Chính trị, đồng thời là chủ tịch phong trào "Cộng sản Quốc tế", Sinowjew đã lọt vào vòng lãnh đạo thân tín nhất.

 

Trong cuộc tranh giành quyền kế vị Lenin, Sinowjew đã liên minh với Kamenew và Stalin. Trong khi căm ghét Trotzki, ông đánh giá khả năng trí thức và chính trị của Stalin chỉ ở mức trung bình, không đáng ngại. Quả là một sai lầm tại hại. Bởi, là tổng bí thư đảng, Stalin đã cài đặt tay cánh vào những vị trí chủ chốt.

 

Stalin, người thích chơi trò mèo vờn chuột với đối thủ, đã khai trừ Sinowjew ra khỏi đảng hai lần rồi lại kết nạp, trước khi ra lệnh hành quyết ông vào năm 1936.

 

Ðối diện với cái chết, Sinowjew đã van xin được sống (khác với người đồng chí cùng số phận – Kamenew – đã lên án điều ấy và bình thản coi như nó ăn khớp với số mệnh của mình). Stalin đã cho một chứng nhân diễn lại cảnh Sinowjew sợ chết, khiến mọi người đã lắc đầu cười bể bụng.

 

 

Stalin

Josef Wissariowitsch Dschugaschwili

* 18.12.1878 tại Gori

+ 05.03.1953 tại Mạc Tư Khoa

 

clip_image008Tính thô bạo, vô cảm và khoái những trò hung ác đã đi theo đứa con trai một người thợ đóng giày từ thời thơ ấu.

 

Là mầm non của một gã bợm rượu hung bạo (hay của một người cha khác; không ai biết rõ về tiếng tăm nhục dục của người mẹ), Stalin thường xuyên bị gã đánh đập. Cả bà mẹ cũng đập thằng con "Sosso" thẳng tay.

 

Về sau đã thành bạo chúa Liên bang Xô-viết, có lần Stalin hỏi sao bà đã đánh tôi nặng thế. Bà trả lời ngắn gọn: "Nhờ vậy mày mới thành công".

 

Hồi còn nhỏ Stalin từng suýt chết vì bệnh trái rạ. Cơn bệnh để lại cho Stalin bộ mặt rỗ đến bây giờ. Cánh tay bị cong vòng cũng vì một căn bệnh truyền nhiễm khác. Những trở ngại ấy đã điều hòa con người Stalin bằng sự hung bạo, chẳng hạn như từng lập băng du đãng thiếu niên.

 

Khi vào học trong một trường dòng ở Tiflis, Stalin đã đặc biệt chú ý tới những nghi lễ có ích cho việc dẫn nhập văn hóa Lenin sau này.

 

Bị coi là phần tử "khó tin cậy", năm 21 tuổi, Stalin bị trường dòng đuổi học.

 

Sống bằng nghề cướp giật, Stalin đi kiếm tiền cho Ðảng và làm chính trị Bolschewik với biệt hiệu "Stalin" (tay luyện thép).

 

Dù được tiếng là người có tài tổ chức, Stalin vẫn không để lộ một vẻ gì đặc biệt. Thế nhưng cái "vết xám" ấy (nói theo sử gia Nikoai Suchanow) – sau vụ cướp chính quyền và cái chết của Lenin – đã âm thầm len lỏi vào bộ máy đảng, lèo lái dân Bolschewik cũ và – trong tư thế nhà độc tài – luôn tạo ra làn sóng khủng bố mới.

 

Bởi không còn đối thủ mạnh bên cạnh mình, Stalin có đủ sức làm mọi chuyện, thậm chí cả một lỗi lầm trầm trọng là đánh giá sai hiểm họa Hittler.

 

Năm 1953, Stalin chết bình thường.

 

 

Swerdlow

Jakow Michailowitscg Swerdlow

* 03.06.1885 tại Nischni Nowgorod

+ 16.03.1919 tại Mạc Tư Khoa

 

clip_image010Là con một chủ xưởng in người Do Thái, Swerdlow từng bị đuổi khỏi trường trung học về tội tuyên truyền cách mạng, rồi được người cha gửi đi học nghề bán thuốc tây.

 

Bị lưu đày ở vùng Bắc cực từ năm 1901 cho tới Cách mạng tháng 10.1917, Swerdlow trở về Mạc Tư Khoa, nhưng vẫn thường bị tù đày trở lại vì chính kiến cách mạng của mình.

 

Sau khi đảng Dân chủ Xã hội Nga tan rã, năm 1903, Swerdlow gia nhập nhóm Bolschewik do Lenin cầm đầu.

 

Năm 26 tuổi (1912), Swerdlow được bầu vào ủy ban trung ương.

 

Ngày 23.10.1917, Swerdlow khai mạc ủy ban trung ương lịch sử (12 người có mặt), vào lúc nhóm Bolschewik quyết định khởi nghĩa.

 

Sau cuộc cướp chính quyền của Bolschewik, ngày 21.11.1917, Swerdlow được bầu làm chủ tịch ủy ban chấp hành, tức trên thực tế đã đạt chức nguyên thủ quốc gia, và trên lý thuyết là người nắm nhiều quyền lực nhất chỉ sau Lenin.

 

Năm 1918, Swerdlow phải cùng chịu trách nhiệm về vụ thảm sát hoàng gia cũng như gây ra làn sóng "Khủng bố Ðỏ" theo chỉ thị bên trên, sau vụ nhà nữ cách mạng đảng Dân chủ Xã hội  – Fanni Kaplan – mưu sát Lenin.

 

Ngày 16.03.1919, Swerdlow chết vì bệnh sưng phổi. Ông là thành viên Bolschewik đầu tiên được hưởng nghi thức quốc táng và được chôn cất bên bức tường Cẩm Linh.

 

 

Trotzki

Leo Dawidowitsch Bronstein

* 07.11.1879 tại Janowka

+ 21.08.1940 tại Mexico City

 

clip_image012Ra đời tại Ukraine, con một nông dân Do Thái mù chữ, Leo học đọc và viết với một người chị. Thời đó, trẻ em Do Thái bị cấm vào trung học công lập, cho nên Leo phải vào Realschule (hệ trung học 10 năm). Từ thủa nhỏ, Leo đã làm chủ một vốn kiến thức khổng lồ nhờ tự học.

 

Năm 1898 bị bắt về tội là thành viên một nhóm cách mạng. Năm 1900 bị đày đi Tây Bá Lợi Á. Hai năm sau, Leo Bronstein tẩu thoát sang Anh nhờ thông hành giả. Cái tên giả mượn tên người cai ngục đã trở thành tên của ông suốt cuộc đời còn lại: Trotzki.

 

Trotzki đã dành phần lớn thời gian của 15 năm kế tiếp cho hoạt động cách mạng mác-xít ở Tây Âu, cũng như lần cuối ở Mỹ khi sống lưu vong ở đó.

 

Như một công dân thế giới biết nhiều thứ tiếng, Trotzki gia nhập đảng Dân chủ Xã hội Nga và đã làm nổi bật mình nhiều lần trong cương vị người phê bình Lenin cho tới năm Cách mạng 1917. Ông đặc biệt nhận thấy bài bản của Lenin – một đảng chỉ gồm dân chuyên làm cách mạng – luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chế độ "cá nhân độc tài".

 

Cuộc cách mạng 1906 đã kéo Trotzki về nước. Tại cái nôi cách mạng Petrograd, ông được phát hiện như một diễn giả kiệt xuất và được bầu làm chủ tịch hội đồng công nhân đầu tiên trong lịch sử.

 

Bị quyến rũ bởi kinh nghiệm, Trotzki đã phát triển lý thuyết "cách mạng liên tục", theo đó, những giai đoạn khác nhau của một cuộc cách mạng xã hội sẽ tạo thành một tiến trình thống nhất, sinh động, có tính quốc tế.

 

Năm 1907, sự phục hồi của thế lực chống  cách mạng buộc Trotzki một lần nữa phải lưu vong, song sau Cách mạng Tháng 2, 1917, ông lại từ Mỹ trở về nước.

 

Trotzki nhận thấy và đánh giá – giống Lenin – biến chuyển chính trị đã đậm tính cách mạng, rồi quyết định gia nhập đảng của Lenin vào mùa hè năm 1917. Nếu ví Lenin như nhà chiến lược của cuộc nổi dậy tháng 10 và là đầu tàu cách mạng (chữ của Trotzki), thì Trotzki đã đi vào lịch sử như một "diễn giả nhân dân" và người tổ chức lỗi lạc.

 

Trong "hội đồng ủy viên nhân dân" đầu tiên, Trotzki được bầu làm "ủy viên nhân dân phụ trách ngoại vụ". Ông hy vọng bầu không khí cách mạng đang tràn lan khắp Âu Châu có thể giúp ông kéo dài cuộc thương lượng với nước Ðức thời Wilhelm về thỏa ước hòa bình Brest-Litowsk.

 

Cuộc nội chiến bắt đầu; Trotzki trở thành ủy viên chiến tranh. Lần đầu tiên, tay trí thức đầy miệng lưỡi đã biểu lộ khả năng tàn bạo của mình, chẳng hạn đối với người bất đồng ý kiến. Khi thủy quân thành phố Kronstadt thay mặt cho "lý tưởng cách mạng" (với danh nghĩa các hội đồng phi cộng sản) nổi dậy chống lại cái hiện thực Bolschewik, Trotzki đã cho cuộc khởi nghĩa chết ngạt trong máu.

 

Trong nền kinh tế tan nát sau nội chiến, ông thường xuyên đòi hỏi "quân sự hóa lao động", "quốc hữu hóa công đoàn" và chống lại phe "công nhân đối lập" trong nội bộ đảng. Do đó mà dưới mắt nhiều thành viên Bolschewik, Trotzki được xem như người kế vị Lenin. Mãi về sau, ông mới tự xét lại và muốn hòa giải với đảng bằng lý tưởng dân chủ hội đồng.

 

Nhưng Stalin đã cô lập được Trotzki về mặt chính trị. Năm 1927, Trotzki bị khai trừ khỏi đảng rồi bị trục xuất khỏi nước vào năm 1929.

 

Sống lưu vong, Trotzki đã soạn một tác phẩm đồ sộ (đương nhiên cũng bao gồm cả một lịch sử cách mạng huy hoàng), không ngừng công kích chế độ Stalin là căn nguyên tội lỗi đầy quan liêu của Chủ nghĩa Cộng Sản.

 

Năm 1938 Trotzki thành lập khối Cộng sản "Ðệ tứ thế giới" vì lý do cái "Ðệ tam" của Lenin đã bị Stalin hủy hoại mất rồi.

 

Năm 1940, Trotzki bị điệp viên của Stalin giết chết tại Mehico.

 

 

Nguồn: Köpfe der Bolschewiki -  von Bucharin bis Trotzki. Spiegel Special Geschichte, 4.2007