Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Bỏ chữ Hán: một thế kỷ hùng hồn của các nhà cải cách

(Về các lý thuyết hiện đại hóa chữ Hán)

Thomas S. Mullaney

Hiếu Tân dịch

Trung Hoa đã trải qua những thay đổi sâu sắc trong vòng 500 năm qua. Vào khoảng giữa thiên niên kỉ, nước Trung Hoa dưới triều Minh đã từng là động lực của nền kinh tế thế giới, một trong những trung tâm dân cư lớn nhất, và là một khu vực sáng tạo nghệ thuật, văn chương, văn hóa vô song. Trong những thế kỉ tiếp theo, Trung Hoa đã chứng kiến cuộc chinh phục của một triều đại ngoài Trung Hoa từ thảo nguyên phương bắc, mở rộng gấp đôi kích cỡ của đế quốc này, do những kết quả của các chiến dịch quân sự Âu-Á lớn, xâm nhập vào vùng đất ngày nay là Mông Cổ, Tân Cương và xa hơn nữa; một thời kì tăng trưởng kinh tế và dân số chưa từng thấy trong thế kỉ 18; sự xuất hiện những cuộc khủng hoảng dân số và sinh thái, sinh ra những cuộc chiến tranh lớn nhất và tàn phá nhất trong lịch sử loài người; những cuộc tấn công thực dân của nhiều dân tộc phương Tây làm thay đổi cục diện quyền lực toàn cầu; cái chết của một hệ thống đế quốc đã tồn tại hai nghìn năm; và một thời kì thử nghiệm và bất trắc về xã hội chính trị lan rộng.

Trong thế kỉ 19 và đặc biệt là 20 các nhà cải cách Trung Hoa có tài biện thuyết về chính trị lao vào những cuộc phê phán đánh giá lại nền văn minh Trung Hoa nhằm chẩn đoán nguyên nhân những tai họa của Trung Hoa, để nhận ra khía cạnh nào của văn hóa Trung Hoa cần được cải tạo để bảo đảm cho đất nước chuyển tiếp nguyên vẹn vào một trật tự toản cầu mới. Những mục tiêu của phê phán bao gồm đạo Khổng, các thiết chế chính quyền, đơn vị gia tộc gia trưởng, và nhiều thứ khác.

Đối với một nhóm nhỏ nhưng lớn tiếng muốn hiện đại hoá Trung Hoa, một số phê phán cuồng nhiệt nhất chĩa vào chữ Hán (chinese language). Trần Độc Tú (1879-1942) một thành viên sáng lập của Đảng Cộng sản Trung Hoa, nổi tiếng về kêu gọi một cuộc “cách mạng từ chương” “đạp đổ thứ văn chương hoa mĩ và bợ đỡ của bọn quí tộc” và khích lệ thứ “văn chương đơn giản, biểu cảm của nhân dân!” “Để bãi bỏ tư tưởng Khổng giáo,” nhà ngữ học Tiền Huyền Đồng (Qian Xuantong, 1887-1939) viết: “Trước tiên chúng ta phải loại bỏ chữ Hán. Và nếu chúng ta muốn thanh toán lối suy nghĩ ấu trĩ, ngây ngô, thô kệch của người bình dân, thì việc loại bỏ chữ này lại càng cần hơn nữa.” Nhà văn nổi tiếng Lỗ Tấn (1881-1936) cũng tham gia vào dàn đồng ca đòi bỏ chữa Hán, ông bảo “chữ Hán là nốt sần trong gốc rễ của quần chúng lao khổ, là nơi để vi khuẩn tích tụ bên trong. Nếu không trừ khử chúng đi, họ sẽ chết. Nếu không diệt chữ Hán đi, Trung Hoa nhất định sẽ diệt vong.” Đối với những nhà cải cách này, việc loại bỏ chữ Hán phải là hành động cơ bản của tính hiện đại Trung Hoa, cởi bỏ sợi dây buộc chặt nó vào quá khứ.

Tuy nhiên việc xóa bỏ các văn bản viết bằng chữ Hán sẽ kéo theo hiểm họa. Những thể văn triết học, văn chương thi phú, lịch sử, vốn tất cả viết bằng chữ Hán, sẽ trở thành cái gì? Có thể nào cái di sản vô giá này mai kia sẽ thất truyền với tất cả, ngoại trừ các thợ khắc chữ và các chuyên gia? Hơn nữa, nếu Trung Hoa bỏ chữ viết, thì tính đa dạng ngữ âm của nước này sẽ ra sao? Tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến và những những thứ gọi là “tiếng địa phương” khác, khác nhau như tiếng Pháp với tiếng Bồ Đào Nha. Tất nhiên người ta sẽ cãi rằng sự mạch lạc và nhất quán của tổ chức nhà nước văn hóa và văn minh Trung Hoa một phần không nhỏ đã được khẳng định trên ảnh hưởng thống nhất dựa trên một chữ viết chung. Nếu Trung Hoa đi theo con đường dùng chữ viết ghi âm, thì những khác nhau về ngôn ngữ này trong phạm vi lời nói có trở thành chướng ngại không thể vượt qua, và gánh trách nhiệm chính trị, một khi được chính thức hóa trong văn viết, hay không? Việc xóa bỏ chữ viết có đẩy nhanh việc đất nước vỡ ra do những đứt gãy của ngôn ngữ? Trung Hoa có thể không còn là một nước nữa, mà thành một lục địa gồm nhiều nước, như châu Âu không?

Sự bối rối của tính hiện đại của ngôn ngứ Trung Hoa hoá ra là một vấn đề hoàn toàn không thể giải quyết. Chữ Hán giữ cho Trung Hoa thống nhất, nhưng nó cũng khiến Trung Hoa lạc hậu. Chữ viết giữ cho Trung Hoa liên hệ với quá khứ của nó, nhưng nó cũng cô lập Trung Hoa khỏi tiến bộ lịch sử theo nghĩa của Hegel. Và như vậy Trung Hoa làm thế nào thực hiện được cuộc chuyển đổi dường như bất khả này?

*

Trở lại thế kỉ 21, khi những câu nói của Lỗ Tấn và Trẩn Độc Tú tiếp tục tô điểm cho chương trình của vô số sinh viên học lịch sử Trung Hoa hiện đại (cũng như những tác phẩm thông thái), một thế giới tự biểu hiện khó có ai đoán trước được vào buổi đầu thế kỉ 20.

Сhữ Hán không bị xóa bỏ, và Trung Hoa cũng không diệt vong. Rõ ràng là không chỉ chữ Hán vẫn còn đây với chúng ta, mà nó còn tạo thành một cái nền ngôn ngữ sinh động của một thế giới công nghệ thông tin Trung Hoa sôi nổi hơn điều mà một người bảo vệ nhiệt thành nhất có thể mơ đến: sự lớn mạnh ngoạn mục trong truyền thông điện tử, trong phổ cập sự đọc, và một mạng lưới không ngừng lớn lên của các viện Khổng Tử và các chương trình giáo dục say mê, được thúc đẩy bởi sự quan tâm của nước ngoài đến tiếng Hán như một ngôn ngữ thứ hai, tiếp tục hấp dẫn đại chúng bằng những nét chữ Hán tự bộc lộ trong nhiều hình xăm trổ đáng tiếc. Hơn bao giờ hết, chữ Hán bây giờ là chữ viết của thế giới. Trong phần lớn thế kỉ trước, hầu hết người ta cho rằng một kết luận như thế chỉ có thể tưởng tượng được nếu Trung Hoa từ bỏ thứ chữ tượng hình và hoàn toàn chuyển sang dùng alphabet, những nó đã không làm thế. Kết luận ấy đã không được coi là khả dĩ, nhưng chúng ta thấy đó. Chuyện gì đã xảy ra? Chúng ta đã bỏ lỡ điều gì?

Trả lời câu hỏi này không đơn giản. Tuy nhiên ngay từ đầu, có một yếu tố then chốt dễ dàng được phác hoạ: trái ngược hoàn toàn với điều mà đa số nghĩ những kẻ thắng cuộc là người viết lịch sử, trong trường hợp cuộc cải cách hiện đại của ngôn ngữ Trung Hoa, chính những người thua cuộc của lịch sử đã cố gắng lôi kéo được sự chú ý lớn nhất của các học giả – những Trần Độc Tú, những Lỗ Tấn, những Tiền Huyền Đồng. Chúng ta đã bị mê hoặc tập thể bởi cái nhãn mác dễ dàng phá bỏ thần tượng của tiếng nói thiểu số này: sáng chói, dễ trích dẫn quyến rũ, tuy nhiên chủ yếu là những lời kêu gọi ngây thơ về loại bỏ chữ Hán, hoặc thay thế trọn gói bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Esperanto, hoặc một trong những mưu đồ muôn màu muôn vẻ cạnh tranh nhau của việc Latin hóa. Trong khi đó chúng ta thật sự không biết gì về những người đã làm cho môi trường thông tin hiện tại của Trung Hoa trở thành có thể: những người đập phá thần tượng không thiếu mê say, tuy họ chỉ cật lực làm những công việc về kĩ thuật, bền bỉ với những thử thách gai góc, nhưng cuối cùng là những công việc thành công và có ý nghĩa. Không giống như đối tác nổi tiếng của mình - những người đòi bãi bỏ chữ Hán - những người xây dựng và sử dụng hạ tầng cơ sở thông tin của tiếng Hoa hiện đại không bao giờ xuất hiện trên giáo trình môn học mà các tác phẩm của họ cũng chẳng được tôn vinh trong các nguồn tư liệu về lịch sử Trung Hoa hiện đại. Thật ra, họ thường là vô danh ngay trong thời của họ, để lại sau lưng những nguồn tư liệu vụn vặt về công việc của họ, và trừ vài trường hợp hiếm hoi, họ không bao giờ có được danh tiếng.

Đối với những nhà cải cách ngôn ngữ này, vấn đề tính hiện đại của Hoa ngữ không bao giờ là hoàn toàn nhị nguyên như Lỗ Tấn và Trần Độc Tú biện hộ: Trong thời hiện đại, chữ Hán tồn tại hay không tồn tại? Vấn đề của họ rộng lớn hơn nhiều, để ngỏ và như vậy phức tạp hơn nhiều: Trong thời hiện đại, đặc biệt là trong kỉ nguyên thông tin hiện nay, các kí tự Hán ngữ sẽ là cái gì, và bản thân “kỉ nguyên thông tin” sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình đó? Cho dù nó có vẻ quyến rũ, tồn tại hay không tồn tại không bao giờ là vấn đề chủ yếu về tính hiện đại của Hoa ngữ. Vấn đề là: tồn tại, nhưng tồn tại như thế nào?

Khi chúng ta dời xa khỏi cách đập phá thần tượng quá đơn giản của các nhà cải cách đòi xóa bỏ chữ Hán, một lịch sử hoàn toàn mới của Hoa ngữ đi vào tiêu điểm. Không còn đứng trong khuôn khổ đạo đức học của Khổng và siêu hình học của Lão nữa, nơi chữ Hán bị một số người phê phán là chỗ chứa chấp tư tưởng phản hiệnđại – như “chính những cái tổ cái hang trong đó những tư tưởng độc hại và đồi bại trú ngụ,” (thêm một viên ngọc từ hòm đồ trang sức của người chủ trương bãi bỏ Trần Độc Tú) – chúng ta thấy mình trong cái vương quốc (phải thừa nhận là kém mùi mẫn nhưng chắc chắn là sống động hơn) của các thẻ thư viện và các thư mục, danh mục điện thoại, từ điển, mã điện báo, máy tốc kí, hộp phông chữ, máy đánh chữ, và nhiều nữa..cái tầng hầm cơ sở hạ tầng của chữ Hán, mà các hệ thống ghi chép, phục hồi, nhân bản, phân loại, mã hóa và truyền đi, khiến cho “tiêu chuẩn Trung Hoa” ở tầng trên (lộ thiên) có thể hoạt động được. Chúng ta thấy mình trong mạng lưới điện nước của Tiếng Hoa.

Suốt trong những năm đầu của thế kỉ 20, vào lúc một số nhà cải cách đang phê phán kinh điển Khổng giáo, nhiều nhà xuất bản và nhà giáo dục phát ngán về thời gian trung bình cần thiết để tìm những chữ Hán trong những từ điển hàng đầu của thời đại; các nhà thư viện học than phiền việc tìm kiếm một thư mục thẻ tốn biết bao thời gian, và các nhà quản lý chính quyền than thở về hiệu quả kém trong việc khôi phục những tên người và những thông tin về nhân khẩu trong khối cư dân khổng lồ không ngừng tăng lên của Trung Hoa. Một nhà phê bình viết năm 1925 “mọi người đều biết các kí tự (hán) rất khó nhận dạng, khó nhớ và khó viết, nhưng còn một cái khó thứ tư thêm vào ba cái kia: khó tìm.” Hơn nữa, những vấn đề này không thể giải quyết thông qua việc xóa mù chữ cho đại chúng, việc giản hóa những kí tự, việc phổ thông hóa, hoặc bất kì đường lối hành động nào thường được coi đồng nghĩa với “cải cách ngôn ngữ.” Và nếu có những vấn đề tỏ ra không giải quyết được – nếu nó chứng tỏ không thể xây dựng được một cơ sở hạ tầng điện báo cho chữ Hán, hay một máy đánh chữ Hán, hay một máy tính dùng chữ Hán – thì có thể cho rằng ngay cả những cố gắng có ý nghĩa nhất trong việc xóa mù chữ cho đại chúng và phổ thông hóa, cũng không đủ để thực hiện mục tiêu cuối cùng: đưa tiếng Hoa vào thời hiện đại.

Nguồn bản gốc: LITERARY HUB, 15 tháng Chín 2017

http://lithub.com/to-abolish-the-chinese-language-on-a-century-of-reformist-rhetoric/