Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Giới thiệu sách “Sự xây dựng cái thực ở trẻ” và Tủ sách TLHGD Cánh Buồm

Thời gian: 9 giờ ngày Chủ nhật 27/8/2017

Địa điểm: Đường Sách Sài Gòn

Người giới thiệu:

- Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn

- Dịch giả-nhà giáo Hoàng Hưng

clip_image002

“Sự xây dựng cái thực ở trẻ” là cuốn sách thứ ba, kết thúc bộ ba nghiên cứu về sự hình thành trí khôn của trẻ em từ khi ra đời đến hết 2 tuổi. Tác giả là Jean Piaget (1896-1980) người Thụy Sĩ, triết gia và nhà tâm lý học hàng đầu thế giới TK XX. Ông đã quan sát và ghi chép tỉ mỉ sự hình thành trí khôn ở 3 đứa con của mình trong suốt 2 năm, dựa vào đó ông phát triển lý thuyết Xây dựng trong khoa học nhận thức. Lý thuyết này chứng minh nhận thức là quá trình tích cực chủ động của cá nhân, không do áp đặt từ bên ngoài. Đó chính là cơ sở cho đường lối giáo dục lấy việc dẫn dắt để học sinh tự mình xây dựng tri thức, là bước chuyển mang tính cách mạng thay cho việc nhồi nhét kiến thức vốn thịnh hành trong các nền giáo dục tiền hiện đại. Châm ngôn của Piaget: “… với tôi, giáo dục nghĩa là tạo ra những con người sáng tạo… Ta phải tạo ra các nhà phát minh, các nhà cách tân, không phải những kẻ tuân phục”.

Cuộc cải cách giáo dục toàn diện mà cả nước đang bắt tay vào, về căn bản cũng đi theo tinh thần nói trên.

Công cuộc cải cách giáo dục không thể thành công nếu các nhà sư phạm cũng như phụ huynh học sinh không hiểu sâu về lý thuyết giáo dục hiện đại. “Sự xây dựng cái thực ở trẻ” tiếp nối “Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em” và “Sự ra đời trí khôn ở trẻ em” của Piaget, đều nằm trong Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm (NXB Trí Thức). Có thể nói, đây là tủ sách đầu tiên thuộc loại này ở nước ta, nhằm đưa đến với giới nghiên cứu-giảng dạy và những người quan tâm đến lý thuyết giáo dục ở Việt Nam toàn văn những tác phẩm kinh điển thế giới về môn khoa học rất quan trọng này.

clip_image004

- Nhà nghiên cứu-dịch giả Bùi Văn Nam Sơn (1947): Dịch giả của nhiều sách triết học và khoa học xã hội, đoạt Giải thưởng của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh về Dịch thuật năm 2007 (các tác phẩm của Kant)

- Dịch giả-nhà giáo Hoàng Hưng (1942) nguyên là giáo viên Văn trường cấp ba (PTTH), BTV báo Người Giáo viên nhân dân của Bộ Giáo dục, nguyên Trưởng ban Văn hóa báo Lao Động, từng đoạt Giải Dịch thuật của Hội Nhà Văn VN năm 1997 (Thơ Apollinaire), Giải Sách Hay năm 2016 về Dịch thuật (Sự ra đời trí khôn ở trẻ em). Ông cũng là người khởi xướng tủ sách TLHGD Cánh Buồm của NXB Tri Thức.

clip_image006