Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Có nên dạy tiếng Nga, tiếng Trung như ngoại ngữ thứ nhất? (bài 7)

Nói rõ thêm một số khái niệm trong vấn đề dạy ngoại ngữ

Vũ Thế Khôi

Từ khi Bộ GD-ĐT đưa ra chủ trương dạy (phải nói: dạy LẠI mới đúng!) tiếng Nga và tiếng Trung như "ngoại ngữ chính", lại thêm những phát biểu MÙ MỜ về đưa tiếng Anh thành "ngôn ngữ thứ hai", vẫn đề dạy ngoại ngữ trong nhà trường bỗng trở nên "hot". Người ta tranh cãi nhau trong khi một số điều sơ đẳng chưa rõ nên đã xảy ra tình huống "ông nói gà, bà nói vịt". Theo thiển ý của chúng tôi, nên phân biệt các khái niệm cơ bản sau đây: ngoại ngữ =/= ngôn ngữ thứ hai; ngoại ngữ 1=/ngoại ngữ 2, ngoại ngữ "chính" =/=ngoại ngữ "phụ"; ngoại ngữ "băt buộc" =/ ngoại ngữ "tự chọn".

1. "ngôn ngữ thứ hai" là khái niệm để chỉ các MÔI TRƯỜNG song ngữ (hoặc đa ngữ: Áo, Thụy Sĩ, Canada, Singapo...), khi ở chủ thể do nhu cầu thực tế hình thành khả năng sử dụng 2 ngôn ngữ dù ở trình độ sơ đẳng nhất; tình huống này có thể xuất hiện rất sớm, ví dụ trong các gia đình đa ngữ. Ở trường hợp này không ngôn ngữ nào bị coi là "ngoại"; luật pháp công nhận cả hai; một nhân tố châm ngòi cho "vụ Ukraina" chính là do trong môi.trường song ngữ lại chỉ công nhận một ngôn ngữ là quốc ngữ!

2. Trong dạy ngoại ngữ thì ngoại ngữ nào học đầu tiên là ngoại ngữ 1, ngoại ngữ nào học sau là ngoại ngữ thứ 2. Nếu do nhu cầu phải dạy song song cả 2 ngoại ngữ (như lớp song ngữ Nga-Anh N89 chúng tôi thí điểm ở Khoa tiếng Nga 1989 - 1994), thì mới có "ngoại ngữ chính" = major, "ngoại ngữ phụ"=minor, do số giờ quy định trong chương trình cho từng ngoại ngữ.

3. Trong chính sách ngôn ngữ của quốc gia văn minh, theo nguyên lí dân chủ của giáo dục quốc dân, các ngôn ngữ (các ngoại ngữ) đều bình đẳng, luật giáo dục chỉ bắt buộc học một/hai ngoại ngữ, học ngoại ngữ nào là do người học tự chọn, chứ không bắt buộc tất cả học sinh phải học một ngoại ngữ cụ thể nào, vì như vậy là kì thị ngôn ngữ (việc nhà nước do nhu cầu ưu tiên đầu tư cho ngoại ngữ nào đó, tiếng Anh chẳng hạn, là chuyện chính sách ngôn ngữ).

Cuối cùng, xin nói thêm: ngoại ngữ là VĂN HÓA. Tôi nhớ có đọc một GS nước ngoài (lâu quá, quên mất tên, Sapopo?) nói: học ngoại ngữ để hiểu sâu sắc hơn ngôn ngữ và văn hóa MẸ ĐẺ. Cách đây hai chục năm, tôi đã trích dẫn ý kiến của ông ta để đọc tham luận "Một cái nhìn phi thời cuộc đối với ngoại ngữ". Cử tọa rất hoan nghênh. Nhưng... khi in kỷ yếu, người ta loại bỏ, nên bây giờ không dẫn lại hầu các bạn được. Ai biết, xin chỉ bảo giùm.

Biểu ngữ bằng tiếng Nga (viết bằng chữ cái latinh!) trên đường Tràng Tiền trong những ngày cách mạng Tháng tám: "Doloi imperialism!", "Nezavisimoct ili smert!"

clip_image002

Nguồn: FB Vũ Thế Khôi