Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Shostakovich: Câu chuyện về sự hèn nhát

Hinde Pomeraniec

Phạm Nguyên trường dịch

Lời người dịch: Xin coi bản dịch này như nén tâm nhang thắp trước hương hồn những người như Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Phùng Quán… những người đã bị chế độ toàn trị bất lương đầy đọa, làm méo mó cả tâm hồn lẫn thể xác.

clip_image001

Một khách sạn tuyệt vời, 180 phòng, hiện nằm trong chuỗi khách sạn Four Seasons (Bốn mùa), nhưng có lịch sử riêng, và cũng là minh họa tuyệt vời cho nỗi sợ hãi trước một bạo chúa. Đấy là khách sạn Moskva, một tòa nhà được coi là biểu tượng của thủ đô Nga, nằm cách điện Kremlin khoảng 100 mét. Khách sạn này khánh thành năm 1935. Một trong số các đặc điểm cần chú ý là mặt tiền không đối xứng của nó, một sự hỗn hợp kỳ lạ giữa phong cách kiến ​​tạo và phong cách Xô Viết.

Truyền thuyết nói rằng, vì chưa biết chắc chắn quyết định cuối cùng, kiến ​​trúc sư Alexei Shchusev đã chuyển hai bản phác thảo với những phong cách khác nhau cho Stalin để lãnh tụ chọn. Như người ta khẳng định, Stalin đã ký tên lên ngay giữa bản vẽ và vì không ai dám hỏi ông ta định nói gì, Shchusev đành chấp nhận rằng khách sạn sẽ được xây dựng dựa trên cả hai bản phác thảo. “Nghệ sĩ theo trường phái hiện thực vẽ những gì ông ta trông thấy; cỏn nghệ sĩ ấn tượng vẽ cái mà ông ta cảm nhận được; còn nghệ sĩ làm việc theo phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa thì vẽ những gì người ta bảo”. Có thể thấy câu văn hài hước này trong tác phẩm của Tomás Varnagy (Tây Ban Nha): Proletarios de todos los países… ¡Perdonadnos! (Vô sản toàn thế giới, hãy tha tội cho chúng tôi!).

Lịch sử khách sạn Moskva và câu chuyện hài hước liên quan với nó nhắc nhở chúng ta về quá khứ độc tài và những vụ đàn áp, khi bất đồng chính kiến ​​có nghĩa là tù đày, tra tấn và chết, còn các văn nghệ sĩ thì phải làm theo yêu cầu của chính quyền và thỏa mãn thị hiếu của họ. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng The Noise of Time (Tiếng ồn ào của thời gian) của nhà văn Anh, Julian Barnes, viết về gian đoạn này và những khó khăn của nó – đây là tác phẩm kể lại cuộc đời của một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của thế kỷ XX.

Ngày 28 tháng 1 năm 1936, cùng với một nhóm tùy tùng, Joseph Stalin đi nghe bản opera “Phu nhân Macbeth ở quận Mtsensk” của Dmitri Shostakovich[1]. Lúc đó mới 29 tuổi, nhưng nhà soạn nhạc này đã rất thành công và được mọi người công nhận, kể cả ở nước ngoài. Trước khi buổi hòa nhạc kết thúc, Stalin tỏ ra tức giận và cùng đoàn tùy tùng ra khỏi Nhà hát Lớn. Chẳng bao lâu sau, thái độ bất mãn đã được tung lên trong bài xã luận báo Sự Thật: “Mớ hổ lốn chứ không phải là âm nhạc”. Bài báo chỉ trích nhà soạn nhạc vì tác phẩm “mơ hồ và phi chính trị”, “giật gân”, “dùng âm nhạc mang tính thần kinh suy nhược và lớn giọng nhằm mơn trớn thẩm mĩ truỵ lạc của giai cấp tư sản”. Bài viết này đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp âm nhạc opera của Shostakovich, khởi đầu cho thời kỳ bách hại ông, cả trên phương diện cá nhân lẫn phương diện nghệ thuật, đã để lại dấu ấn lên cả nghệ thuật cũng như hành vi của ông.

Hèn nhát, Barnes nghĩ, khó hơn hẳn anh hùng hay một người cần cù lao động. “Muốn thành anh hùng chỉ cần thể hiện lòng can đảm ở một thời điểm nào đó mà thôi: rút một khẩu súng ra, ném một quả lựu đạn, bấm ngòi nổ một quả bom hẹn giờ, thế là đi đời tên bạo chúa và cả mình. Nhưng để trở thành một kẻ hèn nhát – đấy là công việc phải làm suốt đời”. Sau khi bản opera bị cấm, Shostakovich buộc phải từ bỏ quan điểm của mình về đời sống và nghệ thuật, và chấp nhận những điều kiện mà chính quyền áp đặt không chỉ đối với sự nghiệp sáng tác mà cả những lời phát biểu công khai. “Thay vì giết ông, người ta để cho ông sống, nhưng trong khi để cho ông sống, họ đã giết ông”, cuối đời, nhà soạn nhạc đã cảm thấy như thế, đấy là theo lời của Barnes.

clip_image003

Dmitri Dmitriyevich Shostakovich (1906-1975)

Lúc đó có nhiều biện pháp tác động lên tâm hồn con người, sỉ nhục được thể hiện bằng những hình thức tinh vi nhất. Nếu thời Stalin là đàn áp, thì giai đoạn sau là ức chế lâu dài về mặt tinh thần (“Thời kì kiêng khem”, như nhà thơ Anna Akhmatova nói). Mục tiêu tối thượng là buộc người làm nghệ thuật phải phục vụ bộ máy quan liêu, biến người đó thành chiếc loa tuyên truyền của chế độ toàn trị. “Có ba cách hủy hoại tâm hồn con người: bằng những hành động mà người khác làm với mình; bằng những hành động mà người khác buộc mình phải làm, và bằng những hành động mà mình tự nguyện làm. Một trong ba phương pháp là đã đủ, nhưng nếu sử dụng cả ba cùng một lúc thì kết quả thật là khủng khiếp”.

Nếu, sau khi đã bị tù đày, mà lại được ngồi trên một chiếc ghế êm để đánh giá về cuộc đời của những người khác, thì ta sẽ phải thừa nhận rằng quan trọng nhất là sống sót. Ở Liên Xô, một nhà soạn nhạc mà không phải là hội viên Hội nhạc sĩ và không phù hợp những tiêu chuẩn thẩm mĩ của chính quyền thì đừng có mơ không chỉ công diễn tác phẩm mà còn không thể mua được cả giấy viết nhạc. Và người đó luôn luôn đứng trước lựa chọn khó khăn: giữ mạng sống của những người thân và của chính mình, đồng thời trở thành đầy tớ của chế độ. Shostakovich tiếp tục sáng tác, trong khi phải cắt phần quan trọng trong một số tác phẩm, đồng thời lại tự cho phép mình được tự do thể hiện trong một số tác phẩm khác. Ông qua đời năm 1975. Cuộc đời ông, theo mô tả của Barnes, có thể được coi là câu chuyện về sự hèn nhát.

Nguồn: La Nacion Argentina, Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: Inosmi.ru


[1] Dmitri Dmitriyevich Shostakovich (1906-1975) - nhà soạn nhạc người Nga, thời Liên Xô, và một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của thế kỷ 20.