Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Xuân lai Long Đỗ cận hà như?

Nguyễn Khắc Mai
Ng Khắc Mai
Câu thơ ấy, của cụ Nguyễn Văn Lý, có nghĩa là: Xuân tới, Thành Long Đỗ gần đây có chuyện gì? Long đỗ là “rốn rồng”, một tên khác gọi Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Cụ Chí Đình Nguyễn Văn Lý (1795-1868) vị Tiến sĩ tài danh, được gọi trìu mến là cụ nghè Đông Tác. Đông Tác là quê hương của cụ, nay là địa bàn của mấy phường Phương Liên, Trung Tự, Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Cụ là nhà nho hiển đạt, làm quan, làm thầy. Cuộc đời làm quan của cụ đã trải hầu khắp miền đất nước; lúc ở Bắc thành, lúc ở Phú Xuân, lúc Nam, Ngãi, Bình, Phú; có lúc chấm thi ở Gia Định - Nam Kỳ. Làm thầy, cụ dạy học rất “mát tay”, đã đào tạo nên nhiều bậc đại khoa đương thời. Sự từng trải ấy, khiến cho thơ văn của cụ là bức tranh phong phú về cảnh sắc đất nước, là sự da dạng của hình ảnh con người với tâm tình trong mọi quan hệ xã hội – vua tôi, cha con, vợ chồng, thầy trò, quan và dân, đồng liêu, đồng học… Thơ văn của cụ là một phác thảo rất giá trị về xã hội học lịch sử của một thời đã đi qua không trở lại (xem Trần Thị Băng Thanh (chủ biên): Chí Đình Nguyễn Văn Lí (1796-1868) - Tổng tập thơ văn, tập I. NXB Khoa học xã hội, H., 2015).
Nguyên văn toàn bài thơ ấy như sau:
Kỷ Dậu xuân, Chu Trưng quân tương phỏng, dạ túc, thi tặng
Xuân lai Long Đỗ cận hà như,
Lê trượng tiêu nhiên bạch phát sơ.
Thả phóng hình hài đồng trĩ tháp,
Cánh tương tính lý khán Chu thư.
Dị nhân hà xứng Nhiêm Tô lữ,
Ngô quá thiên tri Bốc tử cư.
Cận hoạt đồn nhi thâu quốc thủ,
Hữu đan cửu tín thọ diêm lư.
Dịch nghĩa:                  Xuân Kỷ Dậu (1849) ông Chu Trưng đến thăm, ngủ lại, làm thơ tặng.
Xuân về Long Đỗ gần đây ra sao,
Kẻ chống gậy lê tiều tụy, tóc bạc lưa thưa.
Ngã mình cùng giường Tử Trì,
Lại đem tính lý cùng đọc Chu Dịch.
Người dị thường ai xứng bạn cùng Nhiêm Tô,
Ta sai lầm nên riêng biết sự lựa chọn của Bốc tử.
Gần đây cứu sống thằng con tôi phải nhờ đến bậc kỳ cựu trong nước,
Có linh đan nên tin rằng có thể giúp cho dân sống lâu.
Câu hỏi “Xuân lai Long Đỗ cận hà như?” khiến tôi nghĩ tới mấy chuyện trong năm ở Hà Nội. Nào ngôi nhà ngất nghểu sai phép ở phố Lê Trực, nào chuyện đốn hạ cây xanh, tàn phá cái “hồn thu thảo” của Thăng Long, nào học sinh Ninh Hiệp vì bố mẹ mà bãi khóa. Nào chuyện Đại hội với biết bao đồn đoán, bói mò và cả niềm hy vọng có “linh đan” cứu dân… Bèn vận hết vốn chữ nghĩa chỉ chứa trên cái mẹt (xưa khi đi học chữ nho, người ta hay hỏi: “Đã được mấy mẹt chữ?”; xem Tô Hoài: “Mực tàu giấy bản”, truyện ngắn, kể việc học của Tô Hoài thuở bé), làm bài thơ họa. Xin chép ra đây, hầu chuyện bạn đọc cho vui vào mấy ngày Xuân Bính Thân này.
Xuân lai Long Đỗ cận hà như,
Cao ốc nguy nga ngạo thái hư.
Thu thảo tán hồn do triệt thụ,
Học sinh vị thị quyết bài thư.
Dị nhân thùy xứng tiền trình lữ,
Đại hội thiên tri Bốc tử cư.
Quốc tộ lạc đằng dân bả ác,
Linh đan cửu tín tại thiên thư.
Mạn phép dịch như sau:
Xuân về Long Đỗ đã làm sao,
Lê Trực một tòa ngạo nghễ cao.
Thu thảo mất hồn cây đốn hạ,
Học sinh vì chợ học không vào.
Anh tài ai xứng đường hoài bão,
Đại hội sờ voi lũ bói mò.
Vận nước lạc đằng dân nắm chão,
Thuốc tiên đã định sách trời trao.
Ghi chú:

Giường Từ Trĩ: điển cố bên Tàu, đời Tống, ông Trần Phồn có bạn là Từ Trĩ, vẫn giành một chiếc giường riêng cho bạn.
Chu thư: sách Chu dịch.
Nhiêm Tô: tức Tô Đông Pha, danh sĩ đời Tống.
Bốc tử: ở đây lấy nghĩa người bói toán.
Quốc tộ: vận nước.
Lạc đằng: dây mây quấn quýt. Xem bài thi kệ Quốc tộ (Vận nước):
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình,
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
(Vận nước khó khăn, rối rắm, phức tạp, nhiều đầu mối, như dây mây trong rừng quấn quýt. Muốn trời Nam luôn trong cảnh thái bình thịnh trị, (thì) công việc triều chính phải vô vi. Nếu làm được như thế nơi nơi sẽ không còn binh đao loạn lạc, sẽ yên ổn, thái bình).
Tôi gởi bài thơ họa để tặng các bạn gần xa nhân mấy ngày Tết Bính Thân. Mong ai có hứng thú thì họa lại cho vui.
Dân nắm lấy chão, sợi dây lớn, cái giường mối của đất nước, đó thật sự là linh đan cứu nguy của mọi thời, nó như quy luật trời định đó.
Kính chúc Xuân mới Bính Thân an vui, hạnh phúc.