Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Ai sẽ đi chiến đấu nếu không có hợp tác xã?

Hôm nay kỉ niệm ba năm ngày báo Pháp luật TP HCM đăng một bài viết của Nguyễn Đức Hiển phê phán nội dung cuốn sách Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức với tựa đề: “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử”, nhiều bạn đọc cho tái bản bài báo đó trên facebook của mình. Thú thật, bây giờ gã mới được đọc bài báo... nảy lửa ấy của một nhà báo “trẻ... thành” châm chích một nhà báo “lão... thành” .
Phê phán thậm chí nhiếc mắng một sản phẩm văn chương, báo chí là quyền của người đọc.Gã rất tôn trọng cái quyền ấy vì vậy sẽ chả bình luận gì về bài viết này của Nguyễn Đức Hiển. Nhưng cuối bài báo có một “box” tô màu tím nhạt thật nền nã, dễ thương có cái tít “Hợp tác xã và thời bao cấp” có đoạn:
Bên thắng cuộc phê phán mô hình hợp tác xã ở miền Bắc trước giải phóng nhưng không nhìn thấy một điều: Nếu thời ấy chia ruộng, khoán ngay, những gia đình có con em đi bộ đội sẽ không còn nhân lực lao động. Ai sẽ yên tâm đi chiến đấu khi ở nhà không có người nhận khoán? Hợp tác xã đã giải quyết được vấn đền này và nhiều vấn đề khác vào thời điểm ấy”.
Ô hô, do cái mớ lí luận mà bạn Hiển dùng để tấn công sự thiên kiến của Huy Đức vẫn còn hôi hổi thời sự ngay cả trong các cuộc đua tranh ghế các phái các phe bảo thủ hay ti tí cải cách hiện nay nên dù muộn mằn những ba năm gã vẫn xin hỏi Nguyễn Đức Hiển mấy câu thôi.
1.
Thời các cụ nhà ta đánh giặc Hán, giặc Tống, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh có biết “hợp tác xã” xã hội chủ nghĩa mô tê gì đâu mà sao trai tráng vẫn ào ào lên đường ra chiến trận, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh? Có biết cái kẻng keng keng cùng nhau vắt vắt ra đồng, cùng nhau cấy chổng mông đâu mà vẫn xả thân chiến thắng ngoại xâm hung hãn tạo nên những trang sử oanh liệt nhất của dân tộc?
2.
Ngày nay, trên cánh đồng chả còn mấy trai trẻ, gái trẻ, tất cả biến ra các đô thị, các khu công nghiệp, rồi vào trường đại học, rồi đi xuất khẩu lao động, tức là về cơ bản làng quê hiện giờ đã thanh lí hầu như xong cái gọi là tuổi... hai mươi, ấy vậy cũng có hợp tác xã đâu mà nước ta vẫn xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhể?
2.1.2016.