Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

VÌ SAO TÔI THAM GIA VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP? – TRẢ LỜI CỦA NHÀ VĂN TIÊU DAO BẢO CỰ


(Trả lời Harper's Magazine)
Tiêu Dao Bảo Cự – Nhà văn
Từ trước đến nay tôi luôn là nhà văn tự do. Ngoài sáng tác về tình yêu và phận người, tôi còn xem việc viết như một cách bày tỏ thái độ công dân, thái độ chính trị của mình và văn chương cũng là một thứ vũ khí phê phán đối với những sai lầm của nhà cầm quyền.
Điều này tôi đã thực hiện ở Miền Nam trước 1975 và sau này cho đến tận hôm nay. Việc đó không dễ dàng. Trước 1975 tôi chỉ có thể đăng bài ở các tạp chí đối lập hay bất hợp pháp và bị chính quyền theo dõi. Từ 1975 sau một thời gian ngưng viết, tôi tham gia sinh hoạt ở một Hội Văn học Nghệ thuật địa phương (tỉnh Lâm Đồng) một thời gian ngắn nhưng cũng hiểu rõ số phận của người cầm bút trong chế độ gọi là xã hội chủ nghĩa. Sau đó tôi chỉ công bố tác phẩm của mình ở nước ngoài (Mỹ) và trên Internet. Tôi lại bị theo dõi và trù dập về việc này.
Dĩ nhiên tự do sáng tác trước hết là việc riêng của nhà văn nhưng tự do sáng tác luôn gắn liền với tự do xuất bản và công bố tác phẩm. Nếu hai tự do sau bị hạn chế thì tự do đầu tiên cũng không nguyên vẹn. Hơn nữa trong chế độ độc tài toàn trị, văn chương được coi như một công cụ phục vụ nhiệm vụ chính trị nên nhà văn không có tự do mà phải viết theo đường lối chính sách. Những ai đi ngược lại sẽ bị trù dập, kể cả vào tù. Nhà văn không những bị nhà nước kiểm duyệt mà còn phải tự kiểm duyệt mình trong khi viết nếu không muốn gặp rắc rối.
Vì thế tôi tham gia Văn đoàn Độc lập là một tổ chức đứng ngoài sự kiềm tỏa của nhà nước, cùng giúp đỡ thúc đẩy lẫn nhau trong sáng tác và công bố tác phẩm, vì một nền văn học tự do và nhân bản.