Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

TRONG THOÁNG XUÂN HÀ NỘI (THƯ TỪ, GHI CHÉP, 1986-1991) (KỲ 23)


Lại Nguyên Ân
clip_image001
Có thể mua bản e-book theo địa chỉ: http://komo.vn/product/view?pid=1771

25/2/1988
Phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường tại nhà khách (tiến tới ĐH nhà văn, Lại Nguyên Ân thực hiện)(17)
4/3/1988
Họp ở báo Văn nghệ
Thông tin: Từ khi Nghị quyết 05 của BCT ra, dư luận trong giới và công chúng thích, nhưng dư luận các giới, các cấp lãnh đạo thì lo ngại.
- Làm số kỷ niệm 40 năm báo Văn nghệ.
- Làm số đặc san.
- Vấn đề lý luận: + xung quanh vấn đề văn nghệ – chính trị: dừng lại, khi nào có vấn đề sẽ đăng tiếp; + chuẩn bị hội thảo vấn đề “văn học – hiện thực”.
- Hướng tới Đại hội nhà văn.
8/3/1988
Tại 65 Nguyễn Du, Hà Nội.
Anh Vũ Tú Nam nhận xét về báo Văn nghệ gần đây.
- Một số bài hay: Lời khai của bị can, Cái đêm hôm ấy đêm gì
- Một số chỗ sơ hở:
+ câu Nguyễn Khải nói về tôn giáo: đáng lẽ nên sửa: tôn giáo −> văn hóa; không có văn hóa −> con người −> con vật.
+ bài về vua Đ.: chuyện thiến: hạ thấp, dung tục.
+ Nghiệp nhà: có chỗ không thuyết phục, lẫn ước lệ với tả thực, cảm thấy vẻ cố tình.
+ chuyện đi nước ngoài (ký của Mai Ngữ): đi vào tủn mủn. Văn học phải đi vào cái gì đẹp hơn. Từ phê phán phải đi đến cái gì đẹp hơn. Tránh “tủn mủn tiểu tư sản”. Tránh sơ hở, một chiều.
9/3/1988
Phỏng vấn Nguyên Ngọc tại tòa soạn “Văn nghệ” (tiến tới Đại hội nhà văn; Lại Nguyên Ân thực hiện) (18)
14/3/1988
Dự kiến một thảo luận nhỏ giữa Lại Nguyên Ân – Nguyễn Quân – Ngô Thảo về quản lý văn nghệ (thay cho phỏng vấn của báo Văn nghệ hướng tới Đại hội).
Ý Nguyễn Quân: Lãnh đạo văn nghệ lâu nay nếu tạo ra mâu thuẫn giữa văn nghệ sĩ với nhau thì trên thực tế đó không phải là mâu thuẫn về quan điểm sáng tạo, khuynh hướng sáng tạo, mà thường là về quan điểm chính trị (đôi khi là bắt bí nhau, bới lông tìm vết nhau về những sơ hở quan điểm liên quan chính trị), quyền lợi cá nhân, quan hệ cá nhân, tức không phải mâu thuẫn giữa những nghệ sĩ có chủ trương sáng tạo khác nhau, mà chỉ là mâu thuẫn giữa những viên chức với nhau.
(dự kiến này sau không thực hiện được).
15/3/1988
Đoàn nhà báo Thụy Điển thăm báo Văn nghệ.
Trao đổi hiểu biết về văn học Thụy Điển, văn học Việt Nam.
25/3/1988
Phỏng vấn Nguyễn Khoa Điềm, nhân ra Hà Nội họp (tiến tới ĐH nhà văn, Lại Nguyên Ân thực hiện)(19)
28/3/1988
Tại Nxb. Tác Phẩm Mới: Gặp Sergey Raykov, nhà phê bình, Tổng biên tập Nhà xuất bản “Văn hóa nhân dân”, Sofia, Bulgaria: Những nét đổi mới trong văn học Bulgaria.
31/3/1988
Phỏng vấn Dương Thu Hương tại 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội (tiến tới ĐH Nhà văn; Lại Nguyên Ân thực hiện) (20)
2/4/1988
Phỏng vấn Lê Lựu, tại số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội (tiến tới Đại hội Nhà văn, Lại Nguyên Ân thực hiện)(21)
5/4/1988
Tại 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội, tòa soạn báo Văn nghệ. Thảo luận về tiểu thuyết Những ngày thường đã cháy lên của Xuân Cang, Nxb Tác phẩm mới, 1987. Các nhà văn: Vũ Tú Nam, Nguyễn Kiên, Xuân Cang, Lê Lựu, Trần Huy Quang, Lại Nguyên Ân, Lã Nguyên, Hồng Diệu, Lê Quang Trang, Trần Bảo Hưng, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Đình Ân, Xuân Tùng, Nguyễn Văn Lưu. (22)
13/4/1988
Phỏng vấn Minh Huệ, từ Vinh ra Hà Nội họp (tiến tới Đại hội nhà văn) (23)
23/4/1988
Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương nói về: Vô thức trong sáng tạo nghệ thuật.
26/4/1988
Nói chuyện với Trần Độ xung quanh đề tài: Đổi mới văn nghệ: những cái không đáng sợ.
Thử trả lời những “cái sợ” đang được nêu lên:
- Đổi mới nhưng sợ phủ định;
- Đổi mới nhưng sợ quá trớn;
- Đổi mới nhưng sợ bôi đen, mỵ dân.
1/5/1988
Lễ di chuyển phần mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng từ nghĩa trang Quán Dền về khu vườn nhà riêng (gia đình người con gái và con rể) tại thôn Giáp Nhất, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Hội Nhà văn Việt Nam: Chính Hữu
Báo Văn nghệ: Nguyên Ngọc, Thiếu Mai
UBND xã Nhân Chính
Hội bạn đọc của CLB Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô.
5/5/1988
Tại 65 Nguyễn Du, Hà Nội.
Nhà xuất bản Tác phẩm mới họp: xung quanh việc dự thảo thay đổi chế độ nhuận bút.
Cấu tạo nhuận bút: 5 yếu tố: + giấy; + công in; + phí vận chuyển lưu thông, phát hành; (hiện nay 3 cái này chiếm 86% giá thành) + quản lý, biên tập; + tác giả (2 cái sau: 14% giá thành).
Thí nghiệm bỏ chế độ tính theo trang tác giả (1000 từ x mức xếp loại);
Chuyển sang chế độ: giá bìa (giá bán lẻ) x số bản x % quy định.
Nhà xuất bản Trẻ (Tp. HCM): sách chính trị (số bản in 5.000): 9,18% giá bìa; sách thơ (khoảng 40 bài ≈ 15 trang TG): 12%; sách nhạc: 16%; truyện sáng tác (100 trang in, giá bán 130đ): 7% giá bìa; sách truyền thống Đội (100 trang in, bán 130đ): 9,5% giá bìa; truyện dịch: (100 trang, bán 130đ, in khoảng 1000 bản): 1% giá bìa; biên soạn, phóng tác (10.000 bản in): 3% giá bìa; nghiên cứu, chuyên khảo (in 5.000 bản): 7% (≈ 3/4 sách sáng tác); truyện tranh: 3% giá bìa cho phần lời, 7% cho vẽ tranh; sách mẫu giáo, đồng thoại: 12%.
Ban Văn hóa văn nghệ Tp.HCM. (có Trần Bạch Đằng tham gia): sách văn xuôi, thơ, dịch, biên soạn, lý luận: từ 6 – 7% giá bìa.
Thống nhất dự thảo chế độ nhuận bút mới: theo giá bìa
Số lượng in cơ bản: 10.000 bản
Hệ số: – sáng tác, nghiên cứu: hệ số 1
- biên soạn, phóng tác, dịch thơ: hệ số 0,65
- dịch xuôi: hệ số 0,5
- sưu tầm, tuyển hệ số 0,2
Tính ra: – văn xuôi: từ 6 – 9% giá bìa
- nghiên cứu, lý luận chính trị, văn học: 9 – 13% giá bìa
- sách giáo dục, nghiên cứu nghệ thuật: 9 – 13% giá bìa
- nhạc: 1 – 20% giá bìa
- thơ: 29 – 37% giá bìa
- biên soạn, sân khấu, dịch thơ ngược, dịch văn xuôi ngược (tiếng Việt ra ngoại ngữ): 4 – 8% giá bìa
- dịch xuôi: 3 – 4,5% giá bìa
- sưu tầm, tuyển: 1,2 – 1,8% giá bìa
Bỏ cách tính theo xếp loại cũ.
6/5/1988
Tại Trung tâm báo chí quốc tế Bộ Ngoại giao (UB liên lạc văn hóa với nước ngoài cũ: 10 Lê Phụng Hiểu) Xuân Cang, Lại Nguyên Ân gặp nói chuyện với Clayton Johnes, báo “Christian Science Monitor”,… (C. Jones: trưởng VP Đang Nam Á, tại Philippines).
- Ông Jones tự giới thiệu tờ báo.
- Trò chuyện về báo chí, văn học Việt Nam trong đổi mới.
12/5/1988
Tại Ban văn hóa văn nghệ Trung ương Đảng:
Trần Độ họp với những người làm lý luận phê bình bàn ra tạp chí “Phê bình văn nghệ”
Dự họp: – Huy Cận, Xuân Thiêm (UBTW Liên hiệp VHNT)
- Thu Linh, Nguyễn Trung Thu (cán bộ của Ban)
- Các cộng tác viên: Nguyễn Quân, Lại Nguyên Ân, Phan Hồng Giang, Ngô Thảo, Thiếu Mai.
TRẦN ĐỘ: – Ý định ra tờ báo về lý luận phê bình. Mục đích: tập trung hoạt động phê bình trong một cơ quan. Lúng túng: cơ quan này ai ra? Báo Nhân dân: đã có trang riêng. Ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật: thủ tục lâu. Ban:?
Vấn đề: mỗi sự kiện văn nghệ −> nhiều ý kiến; của trong giới, của công chúng, công chúng bình thường, công chúng có thẩm quyền…
−> Những tác động gây sợ hãi −> trở ngại sự đánh giá…, không có tiếng nói chính thức.
Ví dụ: – sự kiện kịch Em đẹp dần trong mắt anh (kịch Tất Đạt)
- Nhạc trữ tình (các bài hát trữ tình trước 1945 được dàn dựng, biểu diễn)
−> Cần tạo ra một tiếng nói của một cơ quan có uy tín (không phải ý kiến quyền uy: ban bí thư, bộ chính trị).
Có vấn đề phê bình; Có vấn đề dư luận; Nhất là trong tâm trạng xã hội.
- Tên cơ quan báo: Trần Độ: “Phê bình và dư luận”. Nguyễn Văn Hạnh: “Tác phẩm – phê bình – dư luận” (vì không chỉ về tác phẩm mà còn về sự kiện).
Sự kiện: Em đẹp dần trong mắt anh, vụ ca sĩ Hồng Kông −> tờ báo làm việc với dư luận.
+ phản ánh dư luận, có chỗ để đăng dư luận của những người có dư luận, ý kiến.
+ Với ý kiến của giới đương quyền hay có tác động, nếu thuộc cái lạ, lỗi thời −> vạch ra để chỉnh lý tư duy xã hội.
Phê bình: + Có sự phân tích, đánh giá, bình luận, hướng dẫn nâng cao thị hiếu quần chúng (có ý kiến: báo này phải làm cả lý luận). Ta làm phê bình nhưng tất nhiên có lý luận, đưa lý luận vào cuộc sống, qua phê bình nâng cao lý luận, giải quyết các vấn đề lý luận qua phê bình nhưng không đặt công tác lý luận phê bình làm nội dung chính của cơ quan này.
Tóm lại tôn chỉ: làm phê bình và dư luận.
Phản ánh dư luận văn nghệ đối với các tác phẩm và sự kiện một cách vô tư, trung thực, công bằng. Tiến hành phân tích tác phẩm một cách vô tư công bằng trên cơ sở lý luận; đưa lý luận vào cuộc sống, qua phê bình giải quyết các vấn đề lý luận (còn nhiều vấn đề lý luận chưa giải quyết: chính trị – văn nghệ, chức năng văn nghệ, bản chất văn nghệ…)
Phương châm: công bằng, thẳng thắn.
Định hướng: hướng tới đổi mới tư duy văn nghệ cho phù hợp tư tưởng nghị quyết BCT về văn nghệ.
Cơ quan này (tờ báo) là nơi gặp gỡ trao đổi của các cây bút phê bình văn nghệ, thay vì lập Hội phê bình. Nó không thay thế việc phê bình ở các báo các ngành. Có điều chỉnh cho khỏi trùng lặp.
Thực trạng công việc: Tôi có nêu việc lập tờ này trước các đồng chí trực ban Bí thư TW. Việc này không cần xin phép Ban bí thư, vì do UB TW Liên hiệp Văn học nghệ thuật. Cứ xin các cơ quan chính quyền cho giấy phép.
Có vấn đề giấy in, tiền công: chưa biết lấy đâu ra.
Về tổ chức: Hội đồng biên tập, các ban biên tập. Tổng biên tập, Phó tổng biên tập, Thư ký tòa soạn, biên tập viên, trị sự.
Tôi nêu lên đây để lấy ý kiến chung.
HUY CẬN: Ý anh Độ, chúng tôi cho rất cần thiết, làm được thì rất hay. Chúng tôi đã chủ động đề ra trước UB TW Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam: cần có cơ quan riêng, 1 tạp chí văn nghệ Việt Nam. Mỗi ngành (hội) đã có báo, tạp chí, tờ nào cũng không thể nói chung. Cần có tiếng nói chung. Chúng tôi đề nghị anh Độ kết hợp hai cái, địa chỉ là UB TW Liên hiệp. Có vấn đề các vùng văn hóa: Hồng Lĩnh, Tây Bắc… chúng tôi đề nghị kết hợp cả hai nội dung: phê bình và các vùng văn hóa. Nếu chỉ có phê bình thôi thì có chỗ cấn với địa chỉ, với tính chất của … Đề nghị kết hợp yêu cầu công chúng văn nghệ cả nước. Ví dụ các Hội địa phương.
XUÂN THIÊM: Tôi bổ sung ý kiến anh Cận. Các hội Văn học nghệ thuật địa phương hiện giờ là những thực thể, có hội viên, có sáng tác. Nhưng giao lưu yếu. Những thành phố thì có giao lưu, nhưng anh em các tỉnh thì bị tạp âm nhiều. Cần có cơ quan cung cấp thông tin chính thống, có tính chất hướng dẫn rộng rãi. Các cấp ủy cũng đang yếu về lý luận văn nghệ, cần được thông tin. Nếu có thể ta ra những số chuyên đề về các vùng văn nghệ địa phương.
LẠI NGUYÊN ÂN (nói, không ghi lại)
PHAN HỒNG GIANG: Ý đồ thực hiện khác ý đồ anh Độ. Nhưng trong tầm tay ta có thể có tờ Phê bình văn nghệ: nên phát triển từ tờ Thông tin của Ban. Nếu đẻ ra 1 tờ như ta mong muốn: không có giấy in, phải làm quá nhiều thủ tục. Trong khi đó Thông tin Văn hóa văn nghệ của Ban được bao cấp về giấy in. Tóm lại, trước mắt nên mở rộng khả năng của tờ Thông tin của Ban.
Nếu đặt trụ sở ở Trung ương Liên hiệp: chọn đâu cũng vướng chức năng các Hội.
THIẾU MAI: – 1 tờ báo là cần
- Ý Huy Cận – Xuân Thiêm cho thấy khác ý đồ này
- Đặt ở đâu, làm thế nào?
Cách thực tế: mở rộng nội dung tờ Thông tin Văn hóa văn nghệ của Ban.
XUÂN THIÊM: Tán thành ý kiến Phan Hồng Giang
NGUYỄN QUÂN: Ta cần một tờ nâng cao chứ không cần một tờ phổ cập. Ví dụ cần đặt vấn đề nâng cao trình độ quản lý văn nghệ, để thuyết phục các cơ quan quản lý rằng thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị không dễ, đặt vấn đề tiếng nói ủng hộ của Đảng mạnh hơn.
Nâng cao: là nâng cao thực sự về tư tưởng. Định hướng chỉ có một: đa hướng. Nên ra 1 tháng /1 số, tirage: 5.000 bản. Lập một hội đồng biên tập. Họp 1 cuộc với những người viết bài.
Nội dung: tên: Phê bình văn nghệ
Mỗi số: 1 bài liên quan đến tư tưởng văn hóa.
Các mục: + Sự kiện và tác phẩm
+ Dư luận
+ Thông tin: cho thấy có sự cộng hưởng nước ngoài.
+ Văn nghệ trong xã hội: những ý kiến về văn nghệ trong xã hội ta. Những quan hệ thực tiễn của văn nghệ với các vấn đề kinh tế, tinh thần, đối ngoại, v.v. (mỗi số đăng một vài ý kiến).
Ví dụ ý kiến:
+ tại sao không có chương trình giáo dục thẩm mỹ?
+ tại sao sợ dạy lịch sử mỹ thuật?
+ tại sao các nhà quản lý kinh tế lại tùy tiện trong đầu tư văn hóa? v.v.
NGUYỄN TRUNG THU: Tình hình tập san của Ban.
PHAN HỒNG GIANG: (…)
NGÔ THẢO: – Báo chí hiện nay thừa nhiều, nhưng thiếu nhiều. Thiếu là thiếu tờ có uy tín. Uy tín đang nằm ở những người tiên tiến.
- Nên làm trên cơ sở tờ Thông tin của Ban.
HUY CẬN: Hết sức ủng hộ phương án Phan Hồng Giang, thiết thực, hiện thực.
TRẦN ĐỘ: – Lúc đầu tờ Thông tin của Ban chỉ định làm nhỏ.
- Cách gì cũng phải có bộ máy, bộ máy cho tờ này ở bên cạnh chứ không ở trong Ban, có Hội đồng biên tập, bên cạnh tờ Thông tin và của tờ Phê bình
Để tính thêm một bước, nhất là về tổ chức.
- Đồng ý cách ra chuyên san bên cạnh tờ Thông tin. Phải có chỗ vay vốn, lâu dài phải làm ra lãi. Tổ chức bộ phận phụ trách và Hội đồng biên tập. Lên dàn bài: Ngô Thảo, Lại Nguyên Ân.
Nhan đề: Tạp chí Thông tin Văn hóa văn nghệ
Chuyên san Phê bình và Dư luận
Cần nói đến một số tác phẩm: tiểu thuyết, truyện; hội họa (triển lãm trẻ, triển lãm Trịnh Hữu Ngọc), điện ảnh: phân tích các tác phẩm. Giai thoại. Thư bạn đọc.

(17) Bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đổi mới phải là tinh thần, là mục tiêu của Đại hội nhà văn sắp tới, L.N.Â. thực hiện, đăng Văn nghệ s. 11 (12. 3. 1988).
(18) Bài phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc: Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam cần được sửa đổi theo tinh thần mới, L.N.Â. thực hiện, đăng Văn nghệ, s. 13 (26. 3. 1988)
(19) Bài phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Muốn tập hợp nhau lại, phải cùng nhau làm rõ những tư tưởng đổi mới văn nghệ, L.N.Â. thực hiện, đăng Văn nghệ, s. 17 (23. 4. 1988)
(20) Bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương, Lớp người viết tứ tuần phải có vai trò rõ rệt hơn, Vân Trang thực hiện, đăng Văn nghệ, s. 23 (4. 6. 1988).
(21) Bài phỏng vấn nhà văn Lê Lựu: Những câu hỏi về triển vọng của văn học phải là mối băn khoăn chính của các nhà văn đến dự Đại hội, L.N.Â. thực hiện, đăng Văn nghệ, s. 16 (16. 4. 1988)
(22) P.V. (tường thuật): Thảo luận về tiểu thuyết “Những ngày thường đã cháy lên” của Xuân Cang // Văn nghệ, s. 19 (7. 5. 1988), tr. 6.
(23) Bài phỏng vấn nhà thơ Minh Huệ: Cách làm đại hội cũng phải mới, L.N.Â. thực hiện, đăng Văn nghệ, s. 21 (21. 5. 1988)