Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

DẠY-HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG (20): VIẾT TÊN RIÊNG NGƯỚC NGOÀI TRONG SÁCH GIÁO KHOA MỚI

Đào Tiến Thi

Hà nội ngày 23 tháng 8 năm 2015

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị thay sách giáo khoa (SGK), tinh thần là phù hợp với chủ trương hội nhập quốc tế và tiếp cận những thành tựu mới nhất của nền giáo dục hiện đại. Với tư cách là một người làm khoa học, đồng thời là một biên tập viên (BTV) của Nhà xuất bản Giáo dục tôi muốn đề xuất 2 vấn đề sau tôi mà tôi đã nghiên cứu từ nhiều năm trước, nay là lúc thấy cần và có thể đưa ra thực thi, đó là:

2) Viết tên riêng nước ngoài (địa danh và nhân danh) bằng nguyên ngữ (hoặc chuyển tự La tin, dưới đây đều gọi chung là nguyên ngữ), chứ không viết phiên âm như hiện nay.

1) Viết phân biệt i/y khi đứng sau các phụ âm/ chữ cái H, K, L, M, S, T, chứ không nhất thể hoá thành “i” (I ngắn) như trong SGK hiện nay.

Trước mắt, ta hãy bàn vấn đề thứ nhất (viết tên riêng nước ngoài). Nếu được các thầy, các bác, các anh chị tham gia đóng góp, thảo luận thì rất quý. Dưới đây tôi xin tóm tắt tinh thần cốt lõi của vấn đề theo quan niệm của tôi.

1. Lịch sử và thực trạng

- Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XX, khi gặp tên riêng nước ngoài (TRNN), các cụ sỹ phu nước ta dùng phiên âm Hán Việt (vì tiếp thu từ nguồn “Tân thư” của Trung Quốc): Nã Phá Luân, Kha Luân Bố, Lư Thoa, Mạnh Đức, Ba Lê, Mạc Tư Khoa, Hoa Thịnh Đốn, Ba Tư,..

- Tuy nhiên, từ những năm 1920 trở đi, giới trí thức Tây học ở VN dần dần thay thế hình thức phiên âm Hán Việt bằng viết nguyên dạng tiếng Pháp (thường trùng hoặc gần giống với nguyên ngữ: Napoléon, Cristophe Colomb, Moscou...

- Sau 1954, giới trí thức miền Bắc tìm cách phiên âm cách đọc trong nguyên ngữ, chủ yếu là phiên âm từ cách đọc trong tiếng Pháp: Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ, Oa-sinh-tơn (Washington), Si-li (Chile), I-răng (Iran)

Trong khi đó, giới trí thức miền Nam dùng thẳng nguyên ngữ (hoặc hình thức chuyển tự): Rousseau, Montesquieu, Tokyo; tuy nhiên vẫn giữ lại nhiều hình thức Hán Việt: Gia Nã Đại, Hung Ga Lợi, Bảo Lỗ Xích,..(trongkhi miền Bắc phiên âm là Ca-na-đa, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri,…)

- Sau khi đất nước thống nhất, các TRNN được viết theo cách miền Bắc trước 1975. SGK của NXB Giáo dục cho đến bây giờ vẫn vậy. Tuy nhiên, từ những năm tám mươi thế kỷ trước, xu thế viết nguyên ngữ ngày càng phổ biến trên báo chí và trên các ấn phẩm, kể cả của NXB Giáo dục khi các sách đó không phải SGK.

Hệ luỵ:

- Những người đã sống ở miền Nam trước năm 1975 khó đồng nhất hai cách viết miền Nam trước 1975 và cách viết sau 1975.

- Các TRNN, nhất là các tên mới xuất hiện luôn có nhiều cách phiên âm ® Khó cho người đọc.

- Rất khó tra cứu trên internet cũng như nhiều sách báo (cả trong nước và nước ngoài)

- Những cách đọc xa nguyên ngữ không thể nào khắc phục được.

2. Giải pháp

Viết phiên âm như hiện nay, ban đầu nó là hình thức “tiên tiến” so với hình thức phiên âm Hán Việt, nhưng đến nay đã quá lạc hậu. Hình thức viết nguyên dạng đằng nào rồi cũng sẽ thay thế cho phiên âm. Bây giờ là lúc đã quá chín muồi về thực tiễn, tuy nhiên lại vẫn chưa chín muồi về tư duy “Hà Nội không vội được đâu”), cho nên giải pháp của chúng tôi là cần từng bước để tránh gây ‘sốc”. Sẽ thực hiện từng cấp khác nhau như sau:

- Tiểu học (L1 – L5): Viết phiên âm như hiện nay, chú thêm nguyên ngữ.

- THCS (L6 – L9): Viết nguyên ngữ, chú thêm phiên âm (tức là chú cách đọc, đồng thời để HS đồng nhất các TRNN đã biết ở tiểu học).

- THPT: Viết nguyên ngữ, chỉ khi thực sự cần thiết mới chú phiên âm.

Ghi chú: Không nhất thiết phải thay thế tất cả. Với các TRNN đã rất quen thuộc thì vẫn giữ nguyên các đọc Hán Việt: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Úc,… Một số tên phiên âm Hán Việt chấp nhận trong văn cảnh: Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh,…

3. Thuận lợi và khó khăn

a) Thuận lợi

- Miền Nam (VNCH) giai đoạn 1954 – 19750 đã từng thực hiện.

- Đa số sách báo hiện nay đã viết nguyên ngữ.

- Dân trí cùng trình độ tiếng Anh của số đông vẫn mỗi ngày phát triển.

b) Khó khăn

- Do thói quen còn đeo bám  + ngại khó trước một cái mới.

- Do tâm lý “ghét chính thống”. Giả sử vấn đề này xuất hiện ở bộ SGK không chính thống thì không sao, mà rất có thể còn được ca ngợi. Nhưng là chính thống, thì cái gì bây giờ cũng dễ bị chê, do dân mất niềm tin. Dựa vào tâm lý đám đông, người ta dễ thổi bùng lên cái gọi là “khó”, “nặng nề”, “làm khổ trẻ con và GV vì những cái không đâu”.

Gửi kèm: Một số bài viết của tôi trước kia (bàn một cách có hệ thống hơn) hiện không có trên mạng, tôi sẽ tìm file dữ liệu rồi gửi sau. Chỉ bài viết gần đây nhất (2010) - một bài trao đổi - thấy có trên mạng, xin gửi đường link.

http://vjol.info.vn/index.php/NNDS/article/viewFile/13132/12006

hoặc vào http://vjol.info.vn/index.php/NNDS/article/view/13132/0 rồi bấm vào file PDF (chữ màu xanh)