Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Blogger Trương Duy Nhất: Vào tù vì phản biện đáng được vinh danh


Thụy My

Blogger Trương Duy Nhất (áo sọc) cùng với vợ con và nhà báo Huy Đức tại sân bay Vinh sau khi được trả tự do ngày 26/05/2015.DR

Nhà báo Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù vì tội danh Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân” theo điều 258 Luật Hình sự, đã mãn hạn hôm qua 26/05/2015 và trở về Đà Nẵng ngay trong ngày.
Từng là phóng viên báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết, đến năm 2010 ông quyết định nghỉ việc để chuyên tâm viết blog Một cách nhìn khác”, trong đó có những bài viết chỉ trích các lãnh đạo cao cấp.
RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà báo, blogger Trương Duy Nhất qua điện thoại viễn liên tối qua.
RFIThân chào anh Trương Duy Nhất, mừng anh đã được tự do. Sau hai năm bị giam cầm vì những bài viết trên mạng, sắp tới anh có những dự định gì chưa?
Nhà báo Trương Duy Nhất: Viết tiếp và lên tiếng tiếp tục thì tất nhiên rồi. Tôi có nói câu Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi, chứ không cưỡng bức được tư tưởng” mà. Bản chất vụ án của tôi là gì? Tôi đang kêu gọi mọi người, mọi công dân, nhà chức trách, kêu gọi mỗi người hãy lên tiếng. Muốn kêu gọi thì bản thân mình phải lên tiếng chứ!
Việc tôi lên tiếng là điều chắc chắn. Nhưng chỉ có điều là họ mới trả tự do cho tôi sáng nay thôi. Và hình thức trả tự do như thế nào thì không biết các trang đăng ra sao. Hôm nay vừa được thả, tôi về chịu tang bà nội vợ ở quê nên cũng chưa rõ. Nhưng có những cách đối xử không phải đối với công dân, ngay cả khi đã trả tự do.
Hai năm ngồi tù rồi, bây giờ về xem gia đình, vợ con, nội ngoại như thế nào… Trước hết tôi về chịu tang, phải lo một số việc gia đình và đi kiểm tra lại sức khỏe đã, rồi mới tính toán được, cho nên bây giờ tôi chưa thể trả lời được.
Tất nhiên tôi sẽ có lời cảm ơn sau, nhưng nhân chị gọi thì tôi xin cảm ơn chị, tất cả bạn đọc của RFI và các cơ quan truyền thông đã quan tâm đến tôi và những vấn đề của tôi, đã theo đuổi trong suốt hai năm qua. Vì tôi đang chịu tang ở quê mà, sau này tôi sẽ có lời cảm ơn cụ thể hơn đối với chị và bạn đọc.
RFI: Chuyện ra tù sáng nay như thế nào, chỉ có mình anh có thể thuật lại rõ ràng, chính xác nhất. Anh có thể kể lại được không?
Sẵn sàng thôi. Sáng nay ra là thế này, họ làm thủ tục trả tự do cho tôi. Đúng lý ra họ chỉ có quyền giam giữ tôi đến hết ngày hôm qua thôi, đầu giờ làm việc ngày hôm nay thì phải thả tôi. Nhưng họ làm thủ tục trong kia kéo dài ra, bởi vì tôi phản đối việc họ thu tất cả bốn quyển nhật ký cá nhân của tôi. Tôi đề nghị đó là tài sản của tôi, nhật ký cá nhân không được thu.
Tôi đấu tranh mãi, họ không trả. Tôi cứ ngồi đó, yêu cầu gặp giám thị, họ không cho. Cỡ khoảng hai chục ông công an gì đó vào lôi tôi. Họ cử gần một chục anh không biết công an hay là gì, nhưng chắc không phải công an – vì người trong trại, đi với công an mà, nhưng mặc quần đùi áo thun, thấy dáng bặm trợn như bọn du đãng, ma cô gì đấy, mặt hầm hố. Họ xốc nách tôi lên xe chở ra ngoài.
Vợ con tôi và mấy người bạn lên đón tôi từ sáu rưỡi sáng, chờ ở ngay cổng trại giam. Tôi thấy vợ tôi, mới đề nghị thả xuống cổng trại, nhưng họ không cho. Chỉ có hai ba người mặc cảnh phục ngồi sau thôi, còn toàn bộ trên xe gần chục người mặc quần đùi áo thun và mặt rất bặm trợn, kiểu như bọn lưu manh ngoài phố. Họ ngồi kẹp tay và kẹp cổ tôi trong xe, không cho tôi nói hay chồm ra. Họ chở tôi ra đường Hồ Chí Minh cách trại giam khoảng bốn cây số, ở đoạn núi rừng rất hẻo lánh, thì đẩy tôi xuống xe và hất ba thùng hành lý, quần áo của tôi xuống đấy.
Tôi nghĩ thôi để chờ vợ con tôi ra. Mà vợ con tôi chưa biết tôi ở đâu, thì tôi thấy một đoàn khoảng gần chục chiếc xe thồ. Trong đó có mấy chiếc xe thì mấy người kẹp tay tôi ngồi trên xe dẫn giải tôi họ xuống ngồi trên xe thồ đó, chứng tỏ họ cùng một phe. Những người xe thồ đó vùng dậy, hai ba người mặc đồ xi-vin quay caméra liên tục trong suốt quá trình. Một số người trong đám đó vào hăm dọa, họ đòi đánh tôi, đánh cho hộc máu mồm, cho mày chết, mày quên đường về luônTôi mới bảo tôi thách các anh đó, tôi đang mong các anh đánh, các anh quay caméra có cảnh đó để lên án các anh. Thì họ không dám đánh, hù dọa gì đó.
Vừa lúc đó may là xe của vợ tôi đến. Thấy xe nghi nghi – họ đưa một cái xe cứu thương chứ không phải xe của công an – đóng giả như thế chở tôi thả ra giữa đường Hồ Chí Minh hẻo lánh, vợ tôi mới chạy ra theo thì vừa thấy thế. Nếu vợ con tôi không ra thì không biết bây giờ tôi có về được tới Đà Nẵng hay không nữa.
Sau tôi phải ra sân bay, anh bạn lái xe bảo vẫn có cái xe nào đóng giả gì đó theo dõi chúng tôi, tới tận sân bay Vinh đến giờ cuối. May mà tôi còn bay được để tôi về. Bây giờ tôi đang về quê, bà nội vợ tôi mất ngày hôm kia, vẫn chưa di quan chờ tôi về chịu tang. Đó, tình hình sáng hôm nay là như thế.
RFIĐúng lý ra thì phải thả anh ngay cổng trại để gia đình đón về…
Sáu giờ rưỡi thì vợ con tôi có mặt tại đó rồi, vào làm thủ tục. Cậu cảnh sát gác cổng thì vẫn dặn vợ con tôi rất lịch sự, là sẽ trả tự do cho chồng chị ngay trước cổng trại này đây, cứ ở đó chờ. Nhưng cuối cùng đến khoảng 8, 9 giờ gì đó, họ lừa vợ con tôi. Không đưa tôi lên một chiếc xe của công an đâu, mà xe dạng hú còi như xe cấp cứu.
Tôi hét trên xe mà, tôi bảo tại sao trả tự do cho tôi mà còn gần chục người như du côn du đãng thế này ngồi trên xe, mà lại ghì đầu ghì cổ ghì tay tôi. Họ chả nói gì mà vẫn đưa ra. Thấy vợ con chờ, tôi yêu cầu xuống xe tại cổng cho tôi gặp vợ, họ bảo không, tôi đưa các anh ra đường Hồ Chí Minh để anh dễ đón xe về. Tôi bảo xe tôi có gia đình chờ, đúng luật anh phải trả tôi trước cổng chứ. Họ bảo anh không nói gì cả, ngồi im!
Thế là nó cứ thả tôi ra đường HCM mà ở trại giam ra ngay chỗ giáp ngã ba có một khu dân cư đông đúc họ không thả xuống mà đi thêm mấy cây nữa vào một đoạn đường rất là heo hút giữa rừng không có ai cả rất vắng vẻ – đường Hồ Chí Minh là đường rừng mà – họ thả tôi ở đó chỉ có một mình. Thế đó!
Tôi không biết thế nào để báo cho vợ con tôi, bởi vì quay lui thì không biết thằng nào nó chặn đánh tôi rồi cướp đồ đạc sao. Mà đi cũng không được, bởi ngay lập tức ở đó gần chục thằng mặc đồ xi-vin đi xe ôm đội mũ bảo hiểm tới vừa quay phim vừa hăm dọa. Thế là cuối cùng may mà lúc đó tôi vừa thấy chiếc xe vợ tôi – linh tính báo cái gì đó bởi vì hai năm qua vợ tôi cũng lường hết được các tình huống như thế này rồi chị ạ.
RFIThưa anh, lúc thả thì như vậy, còn thời gian qua ở trong trại giam anh được đối xử như thế nào?
Hai năm trong trại giam tôi liên tục có ý kiến. Tôi nói công khai với cả trại giam mà, từ giám thị tới bốn người quản giáo, là trong suốt quá trình giam giữ và bắt tôi, thì Trương Duy Nhất luôn thực hiện đúng mọi quy định của pháp luật. Ngược lại, trại giam và các quản giáo luôn thực hiện rất nhiều hành vi biện pháp sai phạm, thậm chí phạm pháp đối với tôi. Nó xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp, dù đó là một tù nhân. Trại và một số người có hỏi đó là những hành vi gì. Với trại giam thì tôi nêu cụ thể, nhưng tôi sẽ nói sau, chứ không cụ thể từng việc ra bây giờ.
RFI: Nhìn chung anh đánh giá như thế nào về việc anh bị đưa ra tòa vì viết blog?
Ngay cả tại phiên tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm, và từ khi bị bắt cho đến bây giờ tôi vẫn thế mà. Tôi bảo tôi có tội đâu. Tôi đang vạch mặt, đang phê phán những người khác, những đối tượng khác là hành vi sai phạm. Tôi đang phê phán những đồng chí X, những bầy sâu ăn tàn phá hoại đất nước. Mà những đối tượng đó là những đối tượng phạm pháp, chứ tôi đâu phải phạm pháp!
Cho nên những điều gì để kết tội tôi trong hai bản án đó, chắc có lẽ các cơ quan thông tấn và bạn đọc cũng quá hiểu rồi. Nhưng với tôi, thì chưa bao giờ tôi cho rằng hành vi của tôi là phạm tội cả. Và ngay tại hai phiên tòa tôi đều phản bác tất cả những điều đó.
RFITheo anh, những gì anh viết ra đấu tranh với tiêu cực là để giúp cho đất nước chứ không phải là chống chính quyền?
Mọi góp ý của tôi với tư cách một nhà báo, một trí thức cầm bút, tất cả những góp ý khen hay chê gì cũng chỉ trên một tinh thần tôi muốn cho cái thể chế, cái xã hội này dân chủ hơn, tiến bộ hơn, văn minh hơn. Đó là mong muốn của tôi! Mục tiêu của tôi cũng chỉ có vậy thôi.
RFIAnh từ bỏ công việc làm phóng viên báo nhà nước để viết blog, bây giờ nghĩ lại anh có tiếc không?
Chả bao giờ tôi tiếc cả! Đó là tôi chọn một cách làm báo, theo tôi là đúng nghĩa nhất, hiệu quả nhất. Làm báo theo cách khác, cách nhìn của tôi, chứ không làm báo theo lối như xưa nay tôi đã làm. Tôi đi một con đường khác, đó cũng là con đường làm báo.
Cho nên ngay tại tòa tôi cũng đã nói mà. Những bài báo sau này của tôi có nhiều bài có tác động lớn cho việc xoay chuyển chủ trương chính sách của Nhà nước, và đánh động ý thức trong cộng đồng, trong dân chúng. Điều đó có những tác động rất tích cực, mà tôi tin là các bạn cũng nhìn được điều này.
RFI: Thưa anh, mất tự do là điều kinh khủng đối với một con người. Nhưng dường như sau hai năm bị giam cầm ý chí của anh vẫn không suy suyển?
Thưa chị thế này. Thật ra trong cuộc đời chẳng ai muốn vào tù làm gì cả. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại mà. Nhưng mà vì phê bình phản biện góp ý cho chính phủ, vì vạch mặt những kẻ ăn tàn phá hoại đất nước, vạch ra những sai phạm, góp ý thậm chí hiến kế cho chính phủ, vì thế mà phải vào tù, thì đó là loại tù đáng được vinh danh! Tôi nói trước tòa mà. Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù đưa đến ngọn vinh quang.
RFIRất cảm ơn anh vì những lời tâm sự với thính giả RFI.
Vâng, một lần nữa tôi cũng muốn thông qua chịchưa chuẩn bị gì, cũng hơi vội vàng – nhưng chân thành cảm ơn chị. Cảm ơn RFI, các bạn đọc của RFI, cũng như tất cả các bạn đọc cơ quan thông tấn đã quan tâm đến tôi và vấn đề của tôi trong suốt hai năm qua.
T. M.