Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Về cuốn sách Trên đường biên lí luận văn học của tôi

Trần Đình Sử

Đường biên là nơi tiếp giáp, tiếp xúc của các nền lí luận, các trường phái lí luận văn học. Môt  thời gian dài chúng ta đóng dường biên, lí luận múa đao tong nhà, nó không phát triển, thoái hóa, nói đi nói lại mấy điểm cũ nhà. Từ ngày đổi mới, nhất là từ ngày hội nhập chúng ta mở biên, thúc đẩy giao lưu, lí luận khởi sắc. Là nhà lí luận phải đứng trên đường biên, đón gió bốn phương, tự thay đổi mình.  Cuốn sách này là một trong các thành quả của cuộc mở biên trong thời hội nhập.

Lí luận của ta hiện có ba loại. Một là lí luận dưới dạng nguyên ngữ, bằng tiếng nước ngoài. Loại thứ hai là lí luận dịch thuật, tổng thuật, giới thiệu. và ba là lí luận do tổng hợp, trình bày quan niệm riêng, vận dụng vào nghiên cứu  của mình. Cuốn sách này thuộc dạng thứ ba.

Cuốn sách gồm ba phần. Phần 1 gồm 12 bài, nêu một số vấn đề của lí luận văn học Marxist và một số vấn đề lí luận mới. Phần hai gồm 8 bài, nêu một số vấn đề về lịch sử lí luận văn học mấy chục năm qua. Phần ba gồm 5 bài, nêu một số vấn đề về thi pháp học.

Phần 3 ít nhất, cũng có một vài ý mới. Tổng quan về thi pháp học, phân biệt thi pháp học với lí luận văn học, mấy vấn đề thi pháp thơ mới và suy nghĩ về tiểu thuyết lịch sử.

Phần2 cũng có một số ý mới. tổng kết của tôi về hai mươi năm lí luận phê bình; tính nhân văn của phê bình văn học, về lí thuyết phê bình, về khủng hoảng của lí luận. về vận dụng tính hiện đại để nhìn lịch sử lí luận phê bình, về sử dụng văn hóa…

Phần chính yếu của cuốn sách là phần một. Phần này có hai phần. Một là nhìn lại lí thuyết văn học Marxist ở Việt Nam. Hai là nêu một vài vấn đề lí thuyết mới.

Về lí thuyết Marxist ở Việt Nam, trước hết điểm lại lí thuyết văn học Marxist và một số điểm cần xem xét lại. Lí thuyết Marxist ở Việt Nam chủ yếu tiếp nhận phiên bản của Liên Xô thời Stalin và phiên bản của Trung Quốc. Các vấn đề cần xem lại là vấn đề về phản ánh, quan hệ văn học với chính trị, văn học với hiện thực, nội dung và hình thức, vấn đề tính hình tượng, vấn đề tính đảng, vấn đề phương pháp sang tác, vấn đề nguồn gốc văn học.

Vấn đề văn học và ý thức hệ, trước đây thường đồng nhất ý thức hệ với ý thức hệ giai cấp. Bây giờ xem ý thức hệ là vấn đề văn hóa. Nó vẫn có tính giai cấp, Nhưng về  loại hình ý thức hệ chỉ có hai. Một là ý thức hệ chính đảng và ý thức hệ chung, chỉnh thể. Không xem ý thức hệ là vấn đề của giai cấp. Văn học nghệ thuật thuộc ý thức hệ chỉnh thể, không thuộc ý thức hệ chính đảng, mặc dù có quan hệ với nó.

Về phản ánh, chúng tôi vận dụng nhiều tri thức để xem xét và đi đến cách hiểu: phản ánh tức là kiến tạo.  Phản ánh như là kiến tạo gồm cả nhận thức và sang tạo. Xóa bỏ vấn đề đối lập phản ánh và sang tạo như lâu nay một số người vẫn chủ trương.

Về văn học hiện thực, chúng tôi hiểu rằng văn học phản ánh ý nghĩa của đời sống. Còn cái hiện thực được miêu tả chỉ là cái biểu đạt của văn học, là ngôn ngữ của văn học, không phải là đối tượng phản ánh. Đây là điểm ngộ nhận lâu nhất trong lí luận văn học.

Về quan hệ văn học với hiện thực tôi lưu ý văn học phản ánh các khả năng của hiện thực, chứ không phải phản ánh những cái có thực như lich sử, báo chí. Văn học sang tạo trên cơ sở cái có thể có (khả nhiên). Lĩnh vực của cái khả năng phong phú hơn rất nhiều so với cái có thật. Cái khả năng cho phép lựa chọn, hư cấu, kết hợp với lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn.

Hiện thực đời sống với các sự kiện, nhân vật, chi tiết thực ra là hệ thống các kí hiệu về hiện thực. Qua các hiên tượng đó nhà văn nhận ra xu thế, số phận người, ý nghĩa giá trị của cuộc sống. Xây dựng các hình tượng chỉ là sang tạo những cái biểu đạt, kí hiệu, ngôn ngữ nghệ thuật, không phải nội dung. Chủ nghĩa hiện thực chỉ là một ngôn ngữ nghệ thuật bên cạnh các ngôn ngữ khác.

Về hình tượng văn học, tôi coi hình tượng văn học là kí hiệu. Hình tượng là ngôn ngữ tự giao tiếp của con người. Ngôn ngữ tự nhiên trong văn học chỉ là ngôn ngữ miêu tả, không phải ngôn ngữ giao tiếp. Mô hình giao tiếp của hình tượng là mô hình tự giao tiếp. Người nghe chuyện, người nhận trong văn bản văn học chỉ là hình tượng ảo. Người đọc luôn luôn đọc theo điểm nhìn của người trữ tình và người kể chuyện. Các mô hình giao tiếp lâu nay vận dụng sơ lược theo mô hình của Jakobson tỏ ra không phù hợp . Mô hình của Jakobson với tư cách mô hình giao tiếp ngôn ngữ là một mô hình khoa học đúng với giao tiếp ngôn ngữ. Những vận dụng nó vào văn học theo Ju. Lotman lại phải có điều chỉnh thích đáng.

Về phương pháp sang tác, tôi cho rằng đó là khái niệm không đúng, giải tạo, có hại. Giáo trình lí luận văn hopcj ở Trung Quốc, Nga đều đã bỏ, không có nữa, duy Việt Nam vẫn dạy, là điều phi lí, nên khắc phục.

Về quan hệ văn học với hiện thực, văn học luôn luôn phản ánh phương diện khả năng của hiện thực, cái khả nưng rộng hơn hiện thực và có ý nghĩa triết học sâu xa hơn cái hiện thực nhiều. Nói phản ánh hiện thực là ngộ nhận.

Sau các vấn đề trên tôi định vị lí luận văn hocjmarrxist trong bản đồ lí luận thế giới. Đó chỉ là một trong các lí thuyết của nhân loại, không có ưu tiên nào hết. Các lí thuyết bổ sung nhau để nhận thức sâu sắc về văn học nghệ thuật.

Văn học là một diễn ngôn về thực tại mà con người đang sống. Bản chất diễn ngôn của văn học là biểu hiện của vô thức xã hội.

Diễn ngôn là một hệ hình tư duy mới đối với văn học. Diễn ngôn luận phân biệt với bản thể luận, nhận thức luận, nó xem xét văn học như một kiến tạo về thế giới.

Giải cấu trúc không chỉ là một hoài nghi trung tâm, mà còn  là một cách đọc mới, vượt qua mã cũ để tìm ra ý nghĩa mới.

Trên đây là tóm lược một số luận điểm trình bày trong  cuốn sách. Nó rất trừu tượng, mà cũng có thể còn có sai lầm. Không dám nói nhiều, các vị nghẹ lí thuyết nhiều sẽ đau đầu. Mong ai có hứng thú thì đọc kĩ và trao đổi. Tôi nghĩ sẽ bổ ích.

Như Michel Foucalt đã nói về tác giả. Tác giả không phải là cội nguồn của tri thức, mà chỉ là người tổ chức, nêu vấn đề. Tri thức là của chung của thời đại, nhân loại.  Tôi cũng mong làm được đôi chút bổ ích cho mọi người.

Xin cảm ơn quý vị.  (Đề cương phát biểu trong cuộc tọa đàm)

Nguồn: https://trandinhsu.wordpress.com/2015/01/25/ve-noi-dung-cuon-tren-duong-bien-cua-li-luan-van-hoc-cua-toi/

 

GIÁO SƯ TRẦN ĐÌNH SỬ ĐÃ LÊN ĐƯỜNG…CHẶNG MỚI
Tường thuật Tọa đàm "Trần Đình Sử trên đường biên của lí luận văn học"

Nguyễn Xuân Diện

clip_image001

Nhân dịp ra mắt cuốn sách “Trên đường biên của Lý luận văn học” của tác giả Trần Đình Sử, chiều 23 tháng 1 năm 2015, Khoa Viết văn báo chí, ĐH Văn hóa HN đã tổ chức tọa đàm “Trần Đình Sử trên đường biên lý luận văn học”. Đông đảo các nhà lý luận phê bình văn học, các giảng viên, giáo sư đại học và các học viên cao học, nghiên cứu sinh đã đến dự. 

Trong một hội trường khiêm tốn, khoảng 60 người đã có mặt ngay từ khi buổi tọa đàm chưa bắt đầu, với sự có mặt của các học giả, nhà nghiên cứu: Đỗ Lai Thúy, La Khắc Hòa., Trương Đăng Dung, Nguyễn Hùng Vỹ, Đoàn Ánh Dương, Mai Anh Tuấn, Lưu Khánh Thơ, Đoàn Tử Huyến, Phạm Duy Nghĩa. Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Xuân Đức, Nguyễn Đức Mậu, Lại Nguyên Ân, Trần Ngọc Hiếu, Phùng Ngọc Kiếm… 

Cuộc tọa đàm do Nhà văn, PGS.TS Ngô Văn Giá, chủ nhiệm khoa Viết văn Báo chí (ngày xưa khoa này chính là một trường riêng, gọi là Trường Viết văn Nguyễn Du) chủ trì, và Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên dẫn dắt. 

clip_image003

Mở đầu, Văn Giá giới thiệu từng vị khách có mặt, với mục đích để cho sinh viên và học viên, nghiên cứu sinh được thấy những gương mặt khả kính của làng lý luận mà họ mới chỉ được đọc trên tác phẩm. Sau đó Phạm Xuân Nguyên giới thiệu về diễn giả cũng là tác giả của “Trên đường biên của Lý luận văn học” – Nhà lý luận Trần Đình Sử với những lời rất trân trọng, kính yêu. 

Đại để, ông Nguyên nói: Giáo sư Trần Đình Sử là một nhà lý luận phê bình được đào tạo chính quy nhất từ hai nước Liên Xô và Trung Quốc. Ông là nhà khoa học hàn lâm, đã từng giới thiệu lý thuyết về Thi pháp học về Việt Nam và áp dụng thành công (Thi pháp Truyện Kiều, thi pháp thơ Tố Hữu). Trần Đình Sử suốt đời theo dõi đời sống lý luận và đời sống văn học Việt Nam một cách sát sao, vì vậy tiếng nói của ông là tiếng nói của một người có thẩm quyền bậc nhất. Và hôm nay, nhân dịp xuất bản cuốn sách mới nhất khi ông 75 tuổi, ông sẽ dành cho chúng ta một vinh dự là được nghe ông nói về cuốn sách của mình.

Tiếp theo, Trần Đình Sử, với giọng nói âm sắc Bình Trị Thiên nhưng khá cuốn hút đã trình bày về 3 phần của cuốn sách, và đặc biệt nhấn mạnh đến phần 1 “Mấy vấn đề lí luận Marxist và lí thuyết hiện đại”.
Ngắn gọn, súc tích, đầy đủ, chừng mực và giàu sức thuyết phục, ông nói về:

- Văn học và ý thức hệ xã hội, trong đó ông phân biệt ý thức hệ chính đảng với ý thức hệ giai cấp; ông nói rất, mạch lạc về ý thức hệ chỉnh thể. Và ông dứt khoát văn học chỉ có trong đó ý thức hệ chỉnh thể mà thôi.
- Văn học phản ánh hiện thực là gì? Đó chính là đặc sản của Lenin. Thực ra, phản ánh không phải là coppy, sao chép, chụp ảnh, mà chính là sáng tạo và luôn phải có sáng tạo.
- Về phương pháp sáng tác, ông khẳng định không có phương pháp sáng tác chung chung như bấy lâu nay mọi người vẫn hiểu, mà chỉ có phương pháp sáng tác riêng của từng nghệ sỹ. Ông cho biết cả Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đều đã không còn dạy dỗ rao giảng gì về vấn đề phương pháp sáng tác như trước kia nữa.
- Về lý thuyết hình tượng. Sai lầm của Lenin là không đề cập đến tính ký hiệu của hình tượng, đồng thời cũng chưa nói được bản chất giao tiếp của văn học nghệ thuật.
- Về quan hệ văn học và hiện thực, ông cho rằng nhà văn không cần phải đi vào nhà máy, công xưởng, ruộng đồng. Nhà văn phản ánh ý nghĩa nhân sinh của cuộc sống.
Trần Đình Sử kết thúc 30 phút trình bày của mình rằng: Lý luận văn học Mác xít có rất nhiều nhầm lẫn. Và chúng ta phải nhận thức lại.
Tiếp theo, theo lời mời của Phạm Xuân Nguyên là lần lượt ý kiến của Phạm Xuân Nguyên, La Khắc Hòa, Trương Đăng Dung, Đỗ Lai Thúy, Trần Ngọc Hiếu, Lại Nguyên Ân, Văn Giá, Nguyễn Xuân Đức, Mai Anh Tuấn, Phùng Ngọc Kiếm, Đoàn Ánh Dương, Nguyễn Đăng Điệp. Riêng ba tiến sĩ Nguyễn Đức Mậu, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Xuân Diện (ngoại đạo) không được mời phát biểu.

clip_image004

Nhà phê bình Lại Nguyên Ân (bên phải) phát biểu

clip_image005

PGS.TS La Khắc Hòa phát biểu

clip_image006

clip_image007

PGS. TS Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy phát biểu

GS. La Khắc Hòa khẳng định tầm quan trọng của vấn đề mà cuốn sách nêu ra, đó là phải truy vấn lại tất cả các lý thuyết mà chúng ta được trang bị lâu nay, hoài nghi, bàn thảo, truy vấn tất cả và cuối cùng là để kiến tạo những lý thuyết mới.
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đánh giá cao sự xuất hiện của cuốn sách trong bối cảnh hiện nay khi mà bầu trời lý thuyết lý luận đầy u ám.
Các nhà phê bình văn học trẻ như Trần Ngọc Hiếu, Mai Anh Tuấn, Đoàn Ánh Dương tìm thấy trong cuốn sách sự dẫn lối và nghe thấy trong đó hồi kèn hiệu triệu của một bậc lão làng trong làng phê bình, lý luận văn học. Mai Anh Tuấn, Nguyễn Đăng Điệp phát hiện cuốn sách xuyên suốt là một giọng điệu hóm hỉnh của một bậc trưởng thượng mà “ngoan đồng”.
Là người phát biểu cuối cùng, bằng một giọng nói xúc động mà vui vẻ Giáo sư Trần Đình Sử đã nói lời tâm sự của một người cả đời đi tìm kiếm và áp dụng lý luận cho ngành phê bình và nghiên cứu văn học.
Ông nói: “Nền lý luận mà chúng ta đang có cũ quá rồi! Quá date rồi! Chúng ta, trong đó có tôi đã sai lầm, đã ấu trĩ, đã ngộ nhận nhiều rồi.

Các anh chị khi lên lớp hãy nói cho sinh viên rằng: Phản ánh hiện thực là Kiến tạo hiện thực. Khi dạy về hình tượng thì hãy nói Hình tượng là ký hiệu. Tất cả chúng ta hãy góp sức làm thay đổi hệ thống lý luận, làm thay đổi bức tranh lý luận.


Đổi mới lý luận là phải có nhiều người cùng làm, mà mỗi người là một khác nhau chứ không phải là bè cánh. Tôi mừng thấy thế hệ trẻ đã có cái mới và sẽ đem cái mới về cho nền lý luận văn học của chúng ta”.

Rồi ông nói vui: “Tôi là một tội đồ đã reo rắc bao nhiêu cũ kỹ, ấu trĩ, ngộ nhận cho bao nhiêu thế hệ sinh viên học sinh. Tôi muốn làm một việc gì đó, để sửa sai cho mình, trước hết được nói ở trong cuốn sách này”.
Cuộc tọa đàm diễn ra trong 3 tiếng đồng hồ, với khoảng 60 người tham dự. Rất hiếm hoi có một cuộc sinh hoạt học thuật về lý luận mà lại hấp dẫn, lôi cuốn được từ đầu đến cuối trong chừng ấy tiếng đồng hồ.

clip_image008

PGS. TS. Nhà văn Văn Giá, trưởng khoa Viết Văn Báo Chí tặng hoa GS. TS Trần Đình Sử

Trần Đình Sử là Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân Dân. Ông là một nhà khoa học uy bác và có thẩm quyền trong làng lý luận văn học lâu nay. Với 75 tuổi đời, ông vẫn hàng ngày cặm cụi bên bàn làm việc nhiều giờ, đọc trực tiếp những bài viết, công trình mới nhất từ nguyên bản tiếng Nga và tiếng Trung trên bản điện tử, vẫn viết với cường độ mà nhiều anh em trẻ cũng khó theo kịp. Vẫn chấm các luận văn luận án, viết bài cho các hội thảo và theo dõi sát sao đời sống văn học và lý luận nước nhà. Trần Đình Sử đã là một cây đa, cây đề, một bậc danh vọng trong làng phê bình và nghiên cứu văn học. Sương tuyết đã nhuộm trắng mái đầu, Trần Đình Sử vẫn luôn đổi mới, quyết lòng tính sổ và bỏ lại phía sau những gì đã lỗi thời, lạc hậu, trì trệ và áp đặt thô thiển – mặc dù có khi chính cái đó đã mang lại danh vọng cho ông, để lên đường, chặng mới của một hành trình đổi mới lý luận văn học…
Đã thấy một hồi kèn nổi lên, giục lòng những ai có thể dấn thân cho sáng tạo, để dâng hiến cho vườn lý luận một mùa mới trĩu quả sai cành!!!!

Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.sg/2015/01/giao-su-tran-inh-su-len-uongchang-moi.html